Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Thuốc lá - kẻ thù của lá phổi

Thuốc lá - kẻ thù của lá phổi
Thuốc lá là nguyên nhân của 80-90% số trường hợp tử vong do ung thư phổi ở cả phụ nữ và nam giới, đồng thời là yếu tố nguy cơ số một của bệnh.
Theo các nghiên cứu, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất do thuốc lá gây ra. Thuốc lá là nguyên nhân của 80-90% số trường hợp tử vong do ung thư phổi ở cả phụ nữ và nam giới, đồng thời là yếu tố nguy cơ số một của bệnh.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi tai ha noitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành máy giặt toshiba

Phòng trừ bệnh lở cổ rễ rau màu

Tuy nhiên, khá nhiều người không biết rõ về những hệ lụy mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe cho tới khi phải nhập viện điều trị, đặc biệt là những bệnh liên quan đến phổi. 
Theo các bác sĩ Khoa Bệnh phổi (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh), khoảng 60% số bệnh nhân điều trị tại khoa do liên quan đến thuốc lá, trong đó chủ yếu là những người hút thuốc chủ động. Họ đều mắc những bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, thậm chí là ung thư phổi... Bệnh nhân có hút thuốc lá hay không cũng là một trong những thông tin đầu tiên các y, bác sĩ muốn biết trước khi cho bệnh nhân nhập viện. Nếu bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá sẽ được tư vấn bỏ thuốc để tạo chuyển biến tích cực trong quá trình điều trị. Dù đã được tư vấn, phân tích rõ về tác hại của thuốc lá, những căn bệnh nguy hiểm do thuốc lá mang lại nhưng vẫn có những bệnh nhân lén lút hút khi lên cơn thèm thuốc. Hậu quả là bệnh lại có những chuyển biến xấu, thời gian điều trị bị kéo dài.

Ông Đồng Ngọc Nh. (53 tuổi) ở xã Kim Đính (Kim Thành) hút thuốc lá từ năm 37 tuổi. Khoảng 3 năm trở lại đây, ông Nh. thấy sức khỏe giảm sút rõ rệt. Đi khám ông được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nguyên nhân chính do hút thuốc trong thời gian dài. Từ đó đến nay, mỗi năm ông Nh. phải nhập viện điều trị khoảng 3-4 đợt, mỗi đợt từ 7-10 ngày. Ông Nh. cho biết: "Tôi cũng biết thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng nghĩ mức độ ảnh hưởng của nó chẳng là bao nên vẫn tiếp tục hút. Chỉ đến khi nhập viện điều trị, được các bác sĩ tư vấn, tôi mới biết trong một điếu thuốc lại có đến hàng nghìn độc tố và mức độ tàn phá khủng khiếp của nó đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với phổi".
Hút thuốc lá từ rất sớm, đến nay, anh Hoàng Ngọc T. (36 tuổi) ở phường Bình Hàn (TP Hải Dương) vẫn chưa thể bỏ thói quen này dù đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Anh T. cho biết anh hút thuốc hơn 20 năm nay. Thời thanh niên còn sức khỏe nên không thấy biểu hiện gì, nhưng càng về sau càng thấy nhiều tác hại của việc hút thuốc, có thời gian, anh cảm thấy khó thở, ho nhiều và có đờm, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Đi khám, bác sĩ nói lá phổi của anh bị tổn thương do hút thuốc lá quá nhiều. Có đợt anh phải nghỉ việc gần 1 tuần để điều trị bệnh. Bây giờ, anh rất muốn bỏ thuốc nhưng vẫn chưa làm được.
Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Thanh, Trưởng Khoa Bệnh phổi (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh), độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày... đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi và các bệnh về phổi. Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không hút. Để tránh các bệnh về phổi liên quan đến hút thuốc lá, những người nghiện thuốc cần bỏ ngay. Bên cạnh đó, những người trong gia đình cũng cần lên tiếng nhắc nhở người thân khi họ hút thuốc hoặc những người hút ở nơi công cộng tránh việc hút thuốc thụ động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét