Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Lịch sử vẫn ghi dấu về mảnh đất và con người Nam Sách

Trong dòng chảy của thời gian, lịch sử vẫn ghi dấu về mảnh đất và con người Nam Sách. Trong đó có những vùng đất nổi danh với truyền thống cách mạng, mang nét văn hóa đặc sắc. Làng Đầu (xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách) là mảnh đất như vậy.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộisửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Sở VHTTDL đã điều tra diễn xướng liên quan tín ngưỡng đạo Mẫu p2

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, người dân làng Đầu xưa nay vẫn sáng danh truyền thống anh hùng cách mạng trong chiến đấu, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày một đổi mới phát triển. Nơi vùng đất linh thiêng này còn có di tích lịch sử văn hóa Đình Đầu - Một "địa chỉ đỏ cách mạng", một di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Làng Đầu hình thành cách đây trên dưới 600 năm, lúc đầu có tên là làng Đào thuộc xã Tạ Xá, Phủ Nam Sách, Tổng Cao Đôi. Làng Đầu có Đình Đầu - một Di tích Lịch sử Văn hóa được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng cấp Quốc gia năm 1992. Nơi đây được ghi dấu là một vùng cơ sở cách mạng của những năm 40 thế kỉ XX. Từ những năm 1940, Tạ Xá cũng như Đình Đầu trở thành cơ sở cách mạng quan trọng của liên tỉnh B. Là nơi ra đời của chi bộ đảng đầu tiên vào ngày 19/5/1940, là nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời Hải Dương, thành lập phủ ủy Nam Sách - hạt nhân lãnh đạo thành công Cách mạng ở Nam Sách cũng như tỉnh Hải Dương. Đơn vị tự vệ vũ trang của tỉnh cũng được thành lập tại đây và chính tại gầm sàn đình Đầu là kho vũ khí của đội tự vệ - lực lượng chủ công tham gia cách mạng ở Nam Sách giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Có thể nói cho đến nay, Đình Đầu luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân làng Đầu, xã Hợp Tiến nói riêng, người dân huyện Nam Sách nói chung bởi nơi đây là "Một địa chỉ đỏ cách mạng".

Về làng Đầu hôm nay, mỗi chúng ta đều cảm nhận rõ về sự đổi thay của vùng đất linh thiêng này. Người dân làng Đầu vẫn luôn phát huy truyền thống cách mạng, phát huy tinh thần đoàn kết chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển. Từ chỗ chỉ có 3 dòng họ, vài nóc nhà, hơn 5 chục nhân khẩu, đời sống khó khăn, đến nay làng Đầu đã phát triển trên 500 hộ gia đình với 1.600 nhân khẩu, gần 30 dòng họ lớn nhỏ về đây quần tụ gây dựng cơ nghiệp. Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu khi xưa, nay là phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, dân làng Đầu đã tích cực chuyển đổi các mô hình thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao. Những cánh đồng lúa lai, lúa chất lượng cao thẳng cánh cò bay, hay những cánh đồng mầu xanh mướt với hành, mủa, bí xanh đem lại giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng. Phong trào chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Từ một làng nghèo khó năm xưa nay, làng Đầu nay đã vươn mình trỗi dậy.
Cơ sở hạ tầng của làng Đầu được quan tâm đầu tư, kiên cố. Đến nay 100% tuyến đường trong làng đã bê tông; số hộ có đời sống khá và giầu trong làng ngày một tăng, số hộ nghèo giảm mạnh. Kinh tế phát triển, đời sống tin thần của người dân làng Đầu cũng được nâng lên. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân chú trọng. Hàng năm có trên 91% số hộ trong làng được công nhận là gia đình văn hóa; công tác vệ sinh môi trường được dân làng quan tâm; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được thực hiện tốt. Làng Đầu hiện có nhiều con em có học hàm, học vị, tiến sỹ, cử nhân, nhiều người trong đó đang giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, làm bác sỹ, giáo viên....

Về làng Đầu giữa những ngày làng đang mở hội và tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm khởi dựng Đình Đầu, mỗi người con của làng Đầu lại dâng niềm tự hào bởi sự phát triển, đổi thay của quê hương; tự hào bởi mình được sinh ra tại mảnh đất anh hùng, văn hiến này. Làng Đầu hôm nay đã đang cùng với các làng khác của xã Hợp Tiến vươn sức thanh xuân của mình, góp phần xây dựng quê hương Hợp Tiến cách mạng, huyện Nam Sách anh hùng ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Sở VHTTDL đã điều tra diễn xướng liên quan tín ngưỡng đạo Mẫu p2

Sở yêu cầu các phòng văn hóa, thể thao, UBND các xã, ban quản lý di tích có hoạt động diễn xướng hầu Thánh phải ban hành quy chế để thực hiện nghiêm khi trình diễn như: các đoàn diễn xướng phải trình diễn theo tín ngưỡng dân gian truyền thống; đối tượng tham gia diễn xướng phải có đủ khả năng, trình độ và các trang thiết bị như cung văn, dụng cụ, y phục… để biểu diễn các giá đồng theo đúng lối thức truyền thống và đăng ký cụ thể các nội dung diễn xướng với ban tổ chức...

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sua chua tu lanh hitachi ,sua cua cuon

Sở VHTTDL đã điều tra diễn xướng liên quan tín ngưỡng đạo Mẫu


Trước khi thực hành diễn xướng hầu Thánh, các đoàn, các đối tượng tham gia diễn xướng phải ký cam kết với ban tổ chức không được có lời phán truyền giả danh lời Thánh, có hành động thái quá (xiên lình, thắt cổ, xẻ lưỡi...) không đúng với các lối thức diễn xướng dân gian. Ngoài ra, không được tranh giành thời gian diễn xướng và có những hành vi, lời nói, việc làm tuyên truyền mang tính mê tín, dị đoan; không được tung tiền phát lộc, làm mất trật tự tại khu vực diễn xướng...  

- Để phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Sở VHTTDL đã và đang có giải pháp gì?
- Có một thời gian dài do bị hiểu sai và bị quy là mê tín dị đoan, diễn xướng hầu Thánh bị cấm và dần mai một. Tuy nhiên từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, diễn xướng hầu Thánh được trả lại sự trong sạch và có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian, các bậc nghệ nhân (cung văn) mẫu mực còn lại rất ít. Phần lớn trong số họ đã "qua thế giới bên kia" mà chưa kịp truyền lại hết những vốn liếng vô giá cho thế hệ tiếp nối. Trong số những nghệ nhân còn lại hiện nay thì nhiều người không muốn xuất hiện vì thiếu lòng tin bởi sự ám ảnh của quá khứ. Vậy nên, phần lớn các cung văn lớp kế cận đang hành nghề hiện nay đều chỉ nắm giữ được một phần những giá trị truyền thống.

Vì vậy trong những năm qua, Sở VHTTDL đã tập trung vào công tác bảo tồn, phát huy loại hình di sản văn hóa này. Sở đã thực hiện các biện pháp như tuyên truyền sâu rộng về giá trị của nghệ thuật diễn xướng hầu Thánh để mọi người dân nhận thức, đánh giá đúng giá trị văn hoá của nghệ thuật diễn xướng và những vấn đề đặt ra trong đời sống văn hoá hiện nay liên quan đến tín ngưỡng đạo Mẫu. Sở cũng thẩm định, gạn lọc, hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực. Di sản là của toàn dân nên phương hướng khả thi trong huy động nguồn lực để bảo tồn, phát triển là Nhà nước và nhân dân cùng quan tâm bảo tồn di sản theo nguyên tắc cộng đồng nhân dân tự nguyện góp sức để bảo tồn, Nhà nước hỗ trợ yếu tố pháp lý và phương tiện, cơ sở vật chất.

Vừa qua, Sở VHTTDL đã khảo sát khu di tích lịch sử đền Sinh - đền Hóa và làng An Mô tại xã Lê Lợi (Chí Linh) nhằm xây dựng điểm du lịch gắn với tín ngưỡng đạo Mẫu tại đây. Điểm du lịch này có tiềm năng song cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, xây dựng các sản phẩm du lịch. Đây là một hướng đi nhằm phát huy các giá trị tích cực của loại hình di sản phi vật thể này.

Sở VHTTDL đã điều tra diễn xướng liên quan tín ngưỡng đạo Mẫu

Chiều 27.3, tôi đi xe buýt biển kiểm soát 34L-4175 tuyến Hải Dương-Mạo Khê từ TP Hải Dương đến thị trấn Kinh Môn.
Khi xe đi đến khu vực ngã ba Tiền Trung (TP Hải Dương), mặc dù không phải là điểm dừng theo quy định nhưng lái xe vẫn dừng lại, xuống quán nước ngồi và để cho người bán hàng rong lên xe mời hành khách mua bánh kẹo, nước giải khát. Trong suốt quãng đường trên, lái xe buýt này cũng nhiều lần dừng đón, trả khách không đúng nơi quy định.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg

Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh, đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như trên.
Có nhiều việc cần làm để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá đích thực của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và hạn chế những tiêu cực xảy ra.
húng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Việt Nga, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) về vấn đề này.
- Xin bà cho biết Sở VHTTDL đã quản lý hoạt động diễn xướng hầu Thánh trên địa bàn tỉnh như thế nào để hạn chế những biến tướng tiêu cực?

- Từ năm 2013, Sở VHTTDL đã điều tra diễn xướng liên quan tín ngưỡng đạo Mẫu trên địa bàn tỉnh để nhận diện, xác định giá trị, khả năng tồn tại, thống kê các địa điểm thực hành, kỹ năng thực hành của các nghệ nhân, nhóm nghệ nhân hát văn, hầu đồng… trong đời sống cộng đồng làng xã. Cuộc điều tra được thực hiện theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đối với các di tích có hoạt động diễn xướng liên quan đến tín ngưỡng đạo Mẫu, Sở VHTTDL đã chỉ đạo phòng văn hoá thông tin cấp huyện tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VHTTDL và quảng cáo. Vận động các cá nhân, tổ chức khi thực hành diễn xướng chỉ sử dụng tiền mệnh giá nhỏ; hạn chế đốt vàng mã, sử dụng hương nến gây tốn kém, lãng phí.

Vào dịp lễ hội đầu xuân hằng năm, Sở VHTTDL đều phối hợp với Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83-Công an tỉnh) thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm về thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích, lễ hội, đặc biệt là các di tích thường xuyên có hoạt động diễn xướng thu hút nhiều nghệ nhân, đoàn diễn xướng và đông đảo nhân dân tham gia hầu Thánh như đền Kiếp Bạc, đền Tranh, đền Cao An Phụ…

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg

Ngày 22.12.2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận bia "Thanh Mai Viên thông tháp bi" là bảo vật quốc gia.
Sáng 28.3, UBND thị xã Chí Linh tổ chức lễ tưởng niệm 687 năm ngày viên tịch của Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa tôn giả (1330 -2017) và công bố quyết định công nhận bia "Thanh Mai Viên thông tháp bi" là bảo vật quốc gia.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộitrung tam bao hanh tu lanh hitachibao hanh tu lanh samsung     
Công ty CP Đại An bị phạt 367 triệu đồng do hành vi xả nước thải

Thiền sư Pháp Loa tên thật là Đồng Kiên Cương (sinh năm 1284, quê ở thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, phủ Nam Sách, nay là phường Ái Quốc, TP Hải Dương). Năm 1308, ông được Phật hoàng Trần Nhân Tông trao truyền ngôi tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông luôn lưu tâm trao truyền giới pháp, thuyết giảng luật luận, soạn thuật kinh sách, chăm lo đào tạo tăng tài, mở mang thắng cảnh, cứu tế... Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa đứng ra khai sơn chùa Thanh Mai trên sườn núi Phật Tích (nay gọi là núi Tam Bảo) thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh). Ngôi chùa trở thành một trong những trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam... Ngày 3.3 năm Canh Ngọ 1330, Đệ nhị tổ Pháp Loa viên tịch. Ngày mất của ông được người dân lấy làm ngày lễ hội truyền thống chùa Thanh Mai.

Ngày 22.12.2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận bia "Thanh Mai Viên thông tháp bi" là bảo vật quốc gia. Bia bằng đá có niên đại năm 1362, được làm đời vua Trần Dụ Tông, hiện lưu giữ tại chùa Thanh Mai. Nội dung chữ khắc trên bia nói về thân thế và sự nghiệp của Đệ nhị tổ Pháp Loa và cung cấp thông tin về tình hình chính trị, tôn giáo, ruộng đất đương thời...
Nhân kỷ niệm 20 năm tái lập huyện (1.4.1997- 1.4.2017), Ban Thường vụ Huyện ủy Kinh Môn phát hành 500 cuốn sách "Kinh Môn xưa và nay".

Cuốn sách được in khổ 27 x 19 cm, dày 307 trang, gồm 3 phần, 10 chương. Phần thứ nhất: Vài nét về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên; phần thứ hai: Theo dòng lịch sử; phần thứ ba: Kinh Môn trên con đường hội nhập và phát triển. Ngoài ra, cuốn sách có các nội dung về việc huyện phấn đấu trở thành thị xã; hệ thống các sự kiện, tranh ảnh, ca khúc về huyện.

Cuốn sách đã giới thiệu các giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của vùng đất và người Kinh Môn, cũng như quá trình phát triển của huyện Kinh Môn từ xưa đến nay.
Sáng 29.3, tại thị xã Chí Linh, Cụm thi đua các Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) các tỉnh đồng bằng sông Hồng tổ chức hội nghị giao ước thi đua năm 2017.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Văn Cầu đề nghị Đài PTTH các tỉnh đồng bằng sông Hồng tiếp tục tăng cường phối hợp với Đài PTTH tỉnh Hải Dương trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi đài. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về các tiềm năng, thế mạnh, quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Hải Dương đến với công chúng trong vùng nói riêng và cả nước nói chung.

7 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và lãnh đạo Cục Quản lý PTTH và Thông tin điện tử đã ký giao ước thi đua năm 2017 gồm 6 nội dung: thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ thông tin tuyên truyền trên sóng PTTH, báo, trang thông tin điện tử, đặc san, tạp chí; đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung các chương trình, tăng thời lượng chương trình tự sản xuất; tích cực triển khai thực hiện Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng PTTH đến năm 2020 và đề án số hóa truyền dẫn, PTTH mặt đất đến năm 2020; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên; xây dựng tổ chức Đảng, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện; phát động các phong trào thi đua với các nội dung và hình thức phong phú, thiết thực.

Công ty CP Đại An bị phạt 367 triệu đồng do hành vi xả nước thải

Đến đầu năm 2017, toàn tỉnh có 2.900 lồng nuôi cá (tăng khoảng 1.000 lồng so với năm 2015), tập trung chủ yếu trên các sông: Luộc, Thái Bình, Kinh Thầy, Kinh Môn, Văn Úc.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, số lồng cá hiện nay vượt xa so với "Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030". Theo quy hoạch này, đến năm 2020 toàn tỉnh mới có 2.600 lồng và đến năm 2030 sẽ có 3.500 lồng.

Với những lồng nuôi cá không nằm trong quy hoạch, ngành chức năng và chính quyền địa phương sẽ yêu cầu các hộ tự di chuyển hoặc tháo dỡ để không ảnh hưởng đến môi trường, hành lang tiêu thoát nước...
Công ty CP Đại An bị phạt 367 triệu đồng do hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường.
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã quyết định xử phạt Công ty CP Đại An (khu công nghiệp Đại An) 367 triệu đồng do hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm. Công ty còn bị phạt tăng thêm 2% của mức phạt tiền đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật nêu trên đối với thông số tổng nitơ vượt 1,6 lần và thông số sắt vượt 1,1 lần.

Tổng cục Môi trường yêu cầu Công ty CP Đại An phải đình chỉ ngay hành vi xả nước thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường; rà soát, cải tạo hệ thống xử lý nước thải bảo đảm nước thải phải được thu gom triệt để và xử lý đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thải ra môi trường; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định.
Vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng lại bị lấn chiếm, chủ yếu tập trung tại khu vực trước cửa Bệnh viện Đa khoa tỉnh, một số nhà hàng ăn dọc tuyến đường.
Chiều tối 30.3, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên tuyến đường Nguyễn Lương Bằng (TP Hải Dương) lại diễn ra, chủ yếu tập trung tại khu vực trước cửa Bệnh viện Đa khoa tỉnh, một số nhà hàng ăn uống trên dọc tuyến đường. Riêng 2 cửa hàng hoa nằm tiếp giáp với ngã ba đường Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Thị Duệ, chủ hộ không những lấn chiếm hoàn toàn vỉa hè mà còn bán hoa tràn xuống lòng đường. Trước đó, tối 29.3, ngay sau khi thành phố ra quân xử lý vi phạm vỉa hè, lòng đường, 2 hộ này vẫn cố tình vi phạm.

Cùng với tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, các con nêm, vật liệu xây dựng vi phạm sau khi bị lực lượng chức năng tháo dỡ trong ngày ra quân 29.3 vẫn nằm ngổn ngang trên lòng đường chưa được thu gom.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Thí sinh sẽ đăng ký dự thi, xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017

Từ ngày 1-20.4 tới, thí sinh sẽ đăng ký dự thi, xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều em vẫn băn khoăn, chưa chọn được trường, ngành để đăng ký.
Học sinh thận trọng
Khảo sát ở một số trường THPT trong tỉnh cho thấy đến thời điểm này, nhiều học sinh mới xác định được tổ hợp môn thi chứ chưa lựa chọn được trường, ngành cụ thể. Em Nguyễn Hưng Thịnh (ở ngõ 296, đường Điện Biên Phủ, TP Hải Dương) xác định sẽ đăng ký thi theo khối A01, gồm toán, vật lý và ngoại ngữ. Thịnh thích học nghề kỹ thuật nhưng gia đình lại định hướng em thi vào trường công an. Với học lực chỉ ở mức khá, Thịnh muốn chọn trường có cơ hội đỗ cao nên đến nay em chưa quyết định chọn trường, ngành thi cụ thể nào.

Xem thêm:    bao hanh tu lanh hitachi o dausua tu lanh hitachi tai ha noitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng

Ngay cả những học sinh có học lực giỏi cũng không dễ đưa ra quyết định chọn trường, ngành để đăng ký dự thi. Em Nguyễn Thị Minh Ngọc ở khu 3, phường Thạch Khôi (TP Hải Dương) học rất đều các môn nên em xác định theo cả 2 tổ hợp bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để có cơ hội xét tuyển vào nhiều trường. Ngọc cho biết năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định không hạn chế nguyện vọng nên em có nhiều lựa chọn trước khi đưa ra quyết định tốt nhất. Ngọc muốn tìm ngành học yêu thích, phù hợp với khả năng của mình.

Những băn khoăn của nhiều thí sinh đều xuất phát từ thực tế. Nếu chọn sai ngành, nghề sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này. Việc lựa chọn trường, ngành để thi đỗ đã khó nhưng trước việc nhiều người tốt nghiệp đại học ra trường không xin được việc làm phù hợp với chuyên môn, phải giấu bằng đại học để làm công nhân cũng khiến các em thận trọng hơn.

Gia đình chỉ nên định hướng

Thấy con học hành vất vả, mấy ngày qua, anh Nguyễn Văn Dựng (ở phố Nguyễn Trãi 2, phường Sao Đỏ, Chí Linh) đã sát cánh cùng con trong việc chọn trường, chọn ngành. "Nghe ngóng thời sự, mua báo về đọc, lên mạng tìm hiểu thông tin về các trường... tôi đều thử cả nhưng giữa gia đình và con có một số điểm khác biệt. Nhờ nhiều người tư vấn, cuối cùng tôi đã thuận theo ý của con là đăng ký thi ngành công nghệ thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội", anh Dựng nói. Theo anh Dựng, gia đình chỉ định hướng, không nên áp đặt và cần tôn trọng quyết định của các con.

Thời gian qua, các trường đã tích cực hỗ trợ học sinh chọn trường, ngành phù hợp. Ngoài tuyên truyền trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa, thông qua giáo viên chủ nhiệm, một số trường còn mời các chuyên gia về tư vấn cho các em. Cô giáo Phạm Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hải Dương) cho biết từ đầu năm đến nay, trường đã mời Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhã, nguyên Trưởng Ban Đào tạo (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) và Tiến sĩ tâm lý học Trần Văn Tính, Chủ nhiệm bộ môn tâm lý (Trường Đại học Giáo dục Hà Nội) về tư vấn cho học sinh. Nhà trường khuyến khích các em chủ động tiếp cận những thông tin mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT cũng như của các trường đại học, cao đẳng mà các em dự kiến lựa chọn.

Theo một số chuyên gia, thí sinh cần cân nhắc kỹ, nguyện vọng đầu quan trọng nhất, không nên đăng ký tràn lan. Việc chọn trường, chọn ngành không nên theo trào lưu, cần phải hài hòa giữa 3 yếu tố: sở thích, khả năng của thí sinh và nhu cầu của xã hội. "Thí sinh nên tham khảo điểm trúng tuyển vào ngành của trường mình dự định chọn trong 2-3 năm gần nhất", Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, Phó Trưởng Khoa Công tác thanh niên (Học viện Thanh thiếu nhi Việt Nam) lưu ý. Tuy nhiên, việc quan trọng hiện nay là thí sinh phải tập trung học và luyện tập thật tốt để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng

Thời gian qua, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Để các dòng sông luôn trong xanh rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự chung tay đồng thuận của người dân và doanh nghiệp trong các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT).

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , bảo hành tủ lạnh hitachi,   trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi
Việc đòi nợ theo kiểu "luật rừng" không những gây bức xúc cho gia đình

Báo động
Tùy theo thời điểm quan trắc, tại các khu vực đầu nguồn sông Thái Bình và một số đoạn sông thuộc các sông Kinh Thầy, Kinh Môn, Đông Mai, Văn Úc và sông Luộc bị ô nhiễm Amoni (NH4+-N), Nitrit (NO2--N)... không thường xuyên. Mức độ ô nhiễm vượt từ 1,3 - 1,5 lần. Đặc biệt, Hải Dương là điểm cuối nguồn, hứng chịu tất cả lượng nước ô nhiễm từ các con sông thuộc lưu vực sông Cầu chảy về. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy môi trường nước mặt lưu vực sông Cầu đã bị ô nhiễm cục bộ. Bắt đầu từ đoạn chảy qua thị xã Bắc Cạn về hạ lưu, các thông số BOD5, NH4, TSS vượt quy chuẩn về chất lượng nước mặt từ 5-10 lần. Cũng trên lưu vực sông Cầu, môi trường nước sông thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ô nhiễm tới mức được các cơ quan chức năng khuyến cáo không sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chỉ dùng nuôi thủy sản và mục đích tương đương khác.
Tại hệ thống sông Bắc Hưng Hải và các tuyến kênh mương nội đồng, ô nhiễm Amoni, Nitrit đã ở mức độ nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp và các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nguyên nhân gây ô nhiễm chính của hệ thống sông Bắc Hưng Hải là nguồn nước sông Cầu Bây (Hà Nội) đã bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nước thải của rất nhiều cơ sở sản xuất, làng nghề tái chế nhựa… xả xuống sông rồi chảy qua tỉnh Hưng Yên đổ về sông Cửu An. Nước của hệ thống sông này vẫn đang được sử dụng làm nguồn sản xuất nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân trong tỉnh. Đặc biệt, kết quả quan trắc, phân tích môi trường nước định kỳ ở 17 tuyến kênh mương nội đồng trong tỉnh cho thấy hầu hết đã bị ô nhiễm như kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng, trung thủy nông Hoành Sơn, Bá Liễu - Trại Vực, Đại Phú Giang, Hồng Đức… Trên những tuyến kênh này, nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần như NO2-N vượt từ 1,4-8,7 lần; E.coli vượt từ 1,1-7,5 lần; NH4+-N vượt từ 1,2-10 lần; COD, BOD5, F- vượt từ 1,1 - 1,5 lần… Nước kênh nội đồng ô nhiễm ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản của người dân.

Cần giải pháp đồng bộ
Kết quả quan trắc của cơ quan chuyên môn cho thấy nhiều tuyến kênh nội đồng đã trở thành kênh "chết". Nước sông ngoài cũng xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm. Sản xuất và sinh hoạt của người dân đã bị ảnh hưởng. Thực trạng này đòi hỏi chính quyền các cấp cần có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả để bảo vệ và cải thiện môi trường các tuyến sông. Trước mắt, cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong công tác BVMT. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật môi trường, không bảo đảm các thủ tục về môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án, kế hoạch BVMT...
Ông Vũ Đình Hiền, Chi cục trưởng Chi cục BVMT Hải Dương cho rằng cần sự phối hợp một cách chủ động, tích cực của các địa phương thuộc lưu vực sông Cầu nhằm giảm thiểu nguồn xả thải, bảo đảm chất lượng nước thải trước khi xả vào các sông. Cơ quan chuyên môn cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật BVMT và các quy định của UBND tỉnh. Kiên quyết đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài nhưng không đầu tư các hạng mục kỹ thuật để xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép theo tiến độ quy định. Tập trung đầu tư các thiết bị quan trắc, phân tích môi trường cho các cơ quan chuyên môn; đầu tư hạ tầng ngoài khu công nghiệp; xây dựng cơ chế đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp, đặc biệt là hệ thống thu gom, xử lý nước thải, bảo đảm đạt quy chuẩn.

Để BVMT các dòng sông điều quan trọng nhất vẫn xuất phát từ ý thức chủ quan của mỗi tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Chỉ có ý thức tự giác của người dân và doanh nghiệp, các dòng sông mới được bảo vệ một cách bền vững.

Việc đòi nợ theo kiểu "luật rừng" không những gây bức xúc cho gia đình

Việc đòi nợ theo kiểu "luật rừng" không những gây bức xúc cho gia đình các con nợ, hàng xóm xung quanh mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Thời gian gần đây, tại TP Hải Dương liên tiếp xảy ra các vụ đối tượng ném chất bẩn vào nhà dân để đe dọa, uy hiếp đòi nợ, không những gây bức xúc cho gia đình các con nợ, hàng xóm xung quanh mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Mặc dù nhiều đối tượng cũng đã bị bắt giữ xử lý, song tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. không những gây bức xúc cho gia đình các con nợ, hàng xóm xung quanh mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ,  sua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi  
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luôn quan tâm phối hợp xây dựng thế trận

Bà Chu Thị Hồng Minh, mẹ của anh Nguyễn Bá Quyền (sinh năm 1999, ở 28/97 phố Cầu Cốn, TP Hải Dương) cho biết anh Quyền nợ Nguyễn Phương Minh (sinh năm 1997, trú tại TP Hải Dương) 20 triệu đồng từ đầu năm 2017 do chơi game bắn cá tại quán của Minh. Ngày 22.2, bà Hồng Minh đã trả cho Minh 5 triệu đồng và hẹn sẽ trả dần. Ngày 15.3, Minh tiếp tục gọi điện đòi tiền, vì không thu xếp được, bà Hồng Minh hẹn Minh đến trả tiếp 5 triệu đồng nhưng y không đồng ý. Chiều cùng ngày, Minh đã mua mắm tôm pha lẫn dầu nhớt, sau đó rủ thêm Trần Việt Dũng (sinh năm 2000) và Vũ Mạnh Hải (sinh năm 2002, đều ở TP Hải Dương) đến ném vào nhà bà Minh để uy hiếp buộc gia đình phải trả nợ.

Ngày 16.3, Công an TP Hải Dương đã triệu tập các đối tượng đến làm việc và đã xử lý hành chính các đối tượng ném chất bẩn vào nhà bà Hồng Minh. Từ ngày 16.3 đến nay, Minh vẫn liên tục gọi điện thúc giục bà trả nợ. Theo bà Hồng Minh, trước khi xảy ra vụ việc ngày 15.3, Minh đã đến ném chất bẩn vào chỗ bà bán hàng ăn ở phố Hào Thành (TP Hải Dương). Gia đình bà sẽ thu xếp tiền để trả cho Minh. Tuy nhiên, bà đề nghị cơ quan công an xử lý nghiêm, buộc các đối tượng khắc phục hậu quả vụ ném chất bẩn vào nhà; đồng thời có biện pháp ngăn chặn các đối tượng có hành vi chửi bới, tái diễn việc làm trên đối với gia đình bà.

Tại cơ quan công an, Minh cho biết: "Quyền là con trai bà Hồng Minh vay tôi 20 triệu đồng. Mặc dù nhiều lần bảo Quyền và gia đình thu xếp tiền để sớm thanh toán cho tôi nhưng không được. Tôi làm như vậy để uy hiếp, tạo áp lực cho gia đình có hướng giải quyết". Điều đáng nói là Minh và anh Quyền từng là bạn bè chơi thân với nhau.

Trước đó, một vụ việc tương tự cũng xảy ra trên địa bàn. Đinh Công Hảo đã thuê Lê Văn Hòa và Mạc Trung Đức (đều ở phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương) ném chất bẩn vào nhà riêng và quán ăn Mai Viên nhằm uy hiếp, gây sức ép cho gia đình bà Nguyễn. Nguyên nhân do khoảng tháng 6.2016, con trai bà Nguyễn là anh Lê đã vay Hảo 150 triệu đồng. Sau nhiều lần đòi nợ không được, Hảo đã thuê người đến ném chất bẩn vào nhà bà. Trưa 2.1.2017, Hảo tiếp tục thuê Đức và Hòa mang mắm tôm pha với dầu nhớt ném vào quán ăn Mai Viên khiến gia đình bà rất bức xúc. Tại cơ quan công an, Hảo cho biết: "Sau nhiều lần đi tìm Lê để đòi nợ nhưng không được, tôi có đến gia đình nói chuyện. Gia đình không có hướng giải quyết, tôi đã thuê Đức và Hòa vứt chất bẩn vào nhà và quán ăn của gia đình bà Nguyễn…".

Thời gian trước cũng đã từng có trường hợp con nợ chưa trả được tiền theo hợp đồng, chủ nợ thuê người mang quan tài đặt trước cửa nhà con nợ đe dọa nếu không trả sẽ giết. Điều này làm cho gia đình con nợ và hàng xóm rất lo sợ.

Trung tá Đặng Xuân Hoàn, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Dương khuyến cáo người dân cần quản lý kinh tế và chi tiêu của con em mình, tránh trường hợp vay nợ không trả được.
Chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng cần quản lý chặt chẽ các loại hình dịch vụ như cầm đồ, cho vay lãi... Ngoài ra, các gia đình cũng cần quản lý giáo dục con cái tốt hơn để không rơi vào tình trạng nợ nần, từ đó tránh nguy cơ bị các chủ nợ đến nhà đe dọa, uy hiếp làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương.

Đề nghị cơ quan công an xử lý nghiêm các đối tượng đòi nợ theo kiểu "luật rừng".

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luôn quan tâm phối hợp xây dựng thế trận

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luôn quan tâm phối hợp xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong khu vực phòng thủ, giúp LLVT tỉnh hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh luôn quan tâm phối hợp xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong khu vực phòng thủ, góp phần giúp lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi ,sửa chữa tủ lanh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi
Mở cơ sở trồng rau mầm tại chí linh hải dương

Từ công tác tư tưởng...
Để xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được LLVT tỉnh coi trọng. Nội dung giáo dục rất đa dạng như giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ; giáo dục chính trị theo chuyên đề cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp; tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng... Từ năm 2011 - 2016, toàn tỉnh đã có gần 30.000 lượt người được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng. Từ đặc điểm cụ thể của từng địa phương, huyện Bình Giang còn mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các chức sắc, chức việc tôn giáo; Nam Sách mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho trưởng các họ tộc trên địa bàn; tỉnh mở lớp về nội dung này dành riêng cho phóng viên các cơ quan báo chí...

Một hình thức giáo dục chính trị tư tưởng khá hiệu quả nữa là tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền trực quan về chủ nghĩa yêu nước, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng, thực hiện công tác quốc phòng quân sự địa phương... Bộ CHQS tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục về công tác quốc phòng, quân sự địa phương với hàng nghìn tin, bài được đăng tải mỗi năm.

... đến hoạt động thực tiễn

Đi đôi với giáo dục, LLVT tỉnh luôn quan tâm củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, với quân đội bằng các hoạt động cụ thể như làm tốt chính sách hậu phương, quân đội, phối hợp thực hiện hiệu quả công tác dân vận... LLVT tỉnh chủ động giúp nhân dân phát triển kinh tế-xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. LLVT tỉnh còn là lực lượng nòng cốt và xung kích trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ và nguy hiểm nhất để giúp đỡ người dân.

Tại nhiều địa phương, chúng tôi cảm nhận được niềm yêu mến, sự phấn khởi của nhân dân khi được bộ đội giúp đỡ. Gần đây nhất, khi trở lại thôn Hưng Sơn (xã An Sơn, Nam Sách), người dân chưa hết vui mừng khi được cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Nam Sách giúp đỡ hơn 70 công lao động và hỗ trợ 7 triệu đồng làm đường giao thông nông thôn, góp phần giúp xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Tháng 7.2016, tại khu 6 (thị trấn Phú Thứ, Kinh Môn) xảy ra vụ sập lò vôi làm 5 người chết, cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS huyện Kinh Môn không ngại nguy hiểm tham gia cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả. Cũng trong năm 2016, Ban CHQS các huyện Kim Thành, Tứ Kỳ làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn huyện tổ chức lực lượng, kịp thời khắc phục hậu quả sau trận lốc xoáy trên địa bàn. Những việc làm đó được nhân dân và chính quyền các địa phương đánh giá cao, góp phần củng cố mối đoàn kết gắn bó máu thịt giữa bộ đội với nhân dân.

Những năm qua, Bộ CHQS tỉnh đã ký kết nhiều chương trình phối hợp  với các đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt, những chương trình phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy và Công an tỉnh đã mang lại hiệu quả tích cực, nhất là trong giải quyết các điểm phức tạp về an ninh trật tự. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2011-2015), đã có hơn 1.500 lượt cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy trực tiếp xuống địa bàn phức tạp triển khai các biện pháp nghiệp vụ, làm công tác dân vận, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tài sản doanh nghiệp và gây mất an ninh trật tự tại các huyện Kim Thành, Ninh Giang, Kinh Môn. Ngoài ra, sự phối hợp triển khai công tác dân vận góp phần tăng cường quốc phòng - an ninh, phòng chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, LLVT tỉnh đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Mở cơ sở trồng rau mầm tại chí linh hải dương

Trải qua những vất vả, khó khăn, thành quả ban đầu của chị là những kệ rau mầm xanh mướt, kê san sát nhau trên diện tích 150m2.
Sau khi nghiên cứu kỹ thị trường, vợ chồng chị Vũ Thị Sáu (ở khu dân cư Lôi Động, phường Cộng Hòa, Chí Linh) quyết định mở cơ sở trồng rau mầm, hiện thực hóa ước mơ mang rau sạch đến bữa ăn của mỗi gia đình. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm, chị Sáu mất trắng nhiều mẻ rau mầm. Thời tiết vốn thất thường, trong khi rau mầm lại khó tính, nếu không được chăm sóc cẩn thận, tưới tiêu không hợp lý, cây sẽ chết do thiếu nước hoặc do úng… Trải qua những vất vả, khó khăn, thành quả ban đầu của chị là những kệ rau mầm xanh mướt, kê san sát nhau trên diện tích 150m2. Chị còn đầu tư nhà khung có mái che, hệ thống làm mát, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noisua chua tu lanh hitachi , sua tu lanh samsung
Dân không đủ khả năng đóng góp khiến đường liên 3 thôn Bình Cách - Tri Lễ - Hữu Chung

Hiện tại, cơ sở rau mầm của chị Sáu trồng 6 loại rau: cải củ trắng, cải củ đỏ, cải ngọt, cải tím, cải bông xanh, mầm rau muống. Các hạt giống rau này được nhập từ Ý, New Zealand. Trong khi một số cơ sở sản xuất rau mầm khác vẫn đang sử dụng mùn cưa hoặc rơm rạ và tái sử dụng nhiều lần nên chưa bảo đảm vệ sinh thì rau mầm của gia đình chị được trồng trên đất đã xử lý vi sinh từ xơ dừa Bến Tre không tái sử dụng. Chị Sáu cho biết nước tưới cho rau mầm cũng phải là nước sạch. Rau chứa nhiều vitamin, chất khoáng hữu cơ, chất đạm, rất tốt cho sức khỏe con người, nhất là người già và trẻ em. Mỗi ngày cơ sở của chị Sáu cung cấp ra thị trường từ 10-15 kg rau mầm, thu lãi 400.000-500.000 đồng. Hiện rau của gia đình chị được phân phối tại hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Túc Mạch Hải Dương ở TP Hải Dương và thị xã Chí Linh, được người tiêu dùng tín nhiệm. Bà Bùi Thị Khái (ở phường Cộng Hòa, Chí Linh) cho biết gia đình bà thường xuyên sử dụng rau mầm trong các bữa ăn, nhất là dịp lễ, Tết. Bà còn hay mua rau mầm gửi cho các con ở Thủ đô Hà Nội và tặng gia đình thông gia.

Thời gian tới, chị Sáu tiếp tục đầu tư mở rộng mặt bằng, ứng dụng công nghệ phun tưới tự động, hệ thống cắt rau tự động để giảm sức lao động; đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bà Phạm Thị Hà, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Chí Linh cho biết mô hình trồng rau mầm tại Chí Linh còn khá mới mẻ nhưng đã mở ra hướng đi mới, đầy triển vọng cho nông dân.

Dân không đủ khả năng đóng góp khiến đường liên 3 thôn Bình Cách - Tri Lễ - Hữu Chung

Ðịa phương bí kinh phí, dân không đủ khả năng đóng góp khiến đường liên 3 thôn Bình Cách - Tri Lễ - Hữu Chung ở khu vực ngoài bối xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) ngày càng xuống cấp...
Đi lại khó khăn
Con đường trên dài khoảng 1 km, rộng 3,5 m, điểm đầu tiếp giáp với đường 391 và điểm cuối ở thôn Bình Cách. Hơn 10 năm trước, chính quyền cùng nhân dân địa phương đã đóng góp kinh phí để trải đá cộn, lu lèn mặt đường, tạo thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachisửa tủ lạnh hitachisửa cửa cuốn    
Lớp đảng viên lão thành cách mạng sẽ ngày càng thưa vắng P1

Do khai thác đã lâu, hơn nữa vào năm 2011 tuyến đường này được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng phục vụ thi công 2,3 km đường từ thôn Hữu Chung đến giáp thôn Bình Cách (thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư vùng sạt lở xã Hà Thanh) nên đường càng xuống cấp. Hiện nay con đường liên 3 thôn đầy sống trâu, ổ voi, ổ gà, trơ đá hộc. Hai bên đường nhiều đoạn có ruộng, ao, không ít vị trí bị sạt trượt. Những hôm trời nắng bụi bay mù mịt, hễ có mưa là đường sá lầy lội, trơn trượt khó đi. Người và phương tiện đi qua tuyến đường này đều bị lấm lem bùn đất, rất nhiều trường hợp đi xe đạp, xe máy, nhất là các em học sinh đã bị ngã. “Chú có thấy nơi nào bà con đi lại vất vả như chỗ chúng tôi không? Mỗi ngày hai lần đi xe đạp lên trường mầm non đưa đón cháu nhưng tôi chỉ dám dong bộ. Tôi già rồi đã đành, nhưng cháu nhỏ nó không may ngã ra thì nguy hiểm lắm. Thế nên dong bộ có chậm và vất vả tí còn hơn nhanh một phút mà ân hận cả đời”, ông Khương ở thôn Bình Cách trao đổi với chúng tôi.

Tuyến đường xuống cấp còn ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân 3 thôn. Ông Nguyễn Thành Đương, một người dân địa phương cho biết đường xấu nên xe tải chở vật liệu không thể đi được vào trong làng. Mỗi khi nhà ai xây dựng công trình phải kéo xe ba gác ra tận đường 391 để chuyên chở từng chuyến gạch, cát, đá, xi măng, sắt thép về nhà. Trời nắng còn đỡ chứ hễ có mưa là mặt đường nhầy nhụa, trơn trượt, xóc lộn, người kéo xe không cứng tay thì cả người và phương tiện dễ bị lao xuống ruộng, xuống ao. Cũng vì đường xấu mà ít có thương lái vào tận nơi thu mua nông sản cho bà con. Đến vụ thu hoạch ngô, khoai tây, rau xanh nông dân ở đây phải dùng xe thồ, xe ba gác chở từng chuyến ra tập kết ngoài đường 391 để bán cho các lái buôn.

Bí kinh phí cải tạo
"Tôi già rồi đã đành, nhưng cháu nhỏ nó không may ngã ra thì nguy hiểm lắm. Thế nên dong bộ có chậm và vất vả tí còn hơn nhanh một phút mà ân hận cả đời."


Ông Phạm Xuân Ngải, Chủ tịch UBND xã Hà Thanh thông tin tuyến đường nêu trên không chỉ phục vụ việc đi lại, sản xuất của nhân dân địa phương mà còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phục vụ công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão cho khu vực ngoài bối xã Hà Thanh. Khi “Dự án đầu tư xây dựng công trình: xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư vùng sạt lở xã Hà Thanh” được triển khai, tuyến đường cũng thuộc phạm vi được phê duyệt điều chỉnh thi công với thiết kế rộng 4 m, dày 20 cm. Song do một số khó khăn nên dự án buộc phải cắt giảm phần thi công tuyến đường này. Sau đó UBND xã Hà Thanh được tỉnh giao tổ chức thực hiện đầu tư nâng cấp tuyến đường nhưng gặp phải nhiều khó khăn. Ông Ngải cho biết: “Chúng tôi dự kiến tiết kiệm một phần ngân sách, xin cấp trên hỗ trợ xi măng và vận động nhân dân 3 thôn đóng góp kinh phí để làm gần 1 km đường này theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, trong quá trình họp bàn triển khai kế hoạch, nhân dân các thôn chưa đồng thuận cao do kinh tế còn nhiều khó khăn”.

Ông Phạm Hải Đường, Trưởng thôn Hữu Chung cho biết thôn này có 496 gia đình thì tới 80% làm nông nghiệp, 7% là hộ nghèo. Những năm gần đây, nhân dân trong thôn đã đóng góp khá nhiều để đổ bê tông đường làng, ngõ xóm theo tiêu chí nông thôn mới. Giờ lại vận động họ tiếp tục đóng góp để làm con đường liên 3 thôn là điều không hề dễ dàng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thứ (58 tuổi) ở thôn Bình Cách quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thu nhập hằng tháng từ mấy sào ruộng chỉ đủ chi tiêu, trang trải cuộc sống gia đình. Mới đây nhà ông đã đóng góp 20 triệu đồng để làm đường giao thông thôn xóm. Gần như toàn bộ số tiền này  phải đi vay mượn. “Nếu tiếp tục đóng góp thêm để làm tuyến đường liên thôn thì việc đi lại của người dân chúng tôi chắc chắn sẽ thuận tiện hơn nhiều. Có điều kinh tế gia đình tôi khó khăn, chỉ cấy lúa, trồng màu thế này biết đến bao giờ mới trả hết được nợ. Mong huyện và tỉnh quan tâm giúp đỡ”, ông Thứ đề nghị.

Để xây dựng tuyến đường liên 3 thôn Bình Cách - Tri Lễ - Hữu Chung, xã Hà Thanh dự kiến cần khoảng 3 - 4 tỷ đồng. Năm 2016, UBND tỉnh đã cho phép xã chuyển đổi, đấu giá quyền sử dụng đất ở tại 2 khu thuộc các thôn Bình Cách và Tri Lễ để lấy kinh phí xây dựng một số công trình. Nhưng qua 2 lần tổ chức đấu giá mà xã chỉ bán được vài lô. Với những khó khăn như vậy, chưa biết đến bao giờ tuyến đường trên mới được tu sửa.

Lớp đảng viên lão thành cách mạng sẽ ngày càng thưa vắng P1

- Nguy hiểm, gian khổ thế, sao cụ vẫn tiếp tục hăng say công tác?-tôi hỏi.
- Lúc đó không nghĩ nhiều thế đâu. Bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì tổ chức, vì phong trào. Nhưng dân mình còn khổ, đất nước còn chưa có độc lập, tự do nên ai cũng hết mình vì việc chung cả.
- Còn khó khăn, đói khổ nữa, cụ khắc phục thế nào?
- Phải dựa vào dân chứ.
Dựa vào dân nên cụ nhiều lần được dân bảo vệ, cứu thoát khỏi tay bọn phản động. Dựa vào dân nên cụ vận động, giác ngộ được nhiều chị em khác cùng tham gia hoạt động, rồi cùng được vinh dự kết nạp Đảng... Hơn 70 năm sắt son đi theo Đảng, với sự minh mẫn hơn người, cụ Lan bảo: "Chưa bao giờ trông đợi Đảng đem gì đến cho cá nhân mình".

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Lớp đảng viên lão thành cách mạng sẽ ngày càng thưa vắng

Được gặp "cây đại thụ" Tô Thiện, nguyên Chính trị viên đầu tiên của Tỉnh đội Hải Dương, tôi thấy mình thật may mắn vì những người cùng thời với cụ không còn nhiều. Trong căn hộ chung cư nhỏ trên phố Ngọc Khánh (Hà Nội), lão đảng viên sống thư thái cùng con cháu. Cụ cười vui và chỉ tay ra trước ban công: "Đất nước mình thay đổi nhanh quá. Chỉ qua khung cửa này thôi mà tôi thấy rõ sự phát triển từng ngày". Bên ngoài, nhà cao tầng mọc lên san sát, đường phố rộng thênh thang.

Bồi hồi nhớ lại, cụ bảo động lực lớn nhất thúc đẩy mình trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng từ khi là một thiếu niên quê lúa Thái Bình, rời nhà đi với bộ quần áo nâu và chiếc túi vải, theo học hướng đạo sinh, rồi tham gia thanh niên cứu quốc, gắn bó với mảnh đất Hải Dương... là ý chí sục sôi đấu tranh cho độc lập, tự do. 24 tuổi, ngày 1.5.1946 cụ được kết nạp Đảng và được tổ chức cử luôn là Bí thư Chi bộ Thành đội tự vệ và Tiểu đoàn cảnh vệ Hải Dương trong bối cảnh đang thiếu cán bộ. Tham gia hoạt động rồi lãnh đạo phong trào trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn, vừa chiến đấu, vừa rút kinh nghiệm, cụ là một trong số ít các đồng chí đầu tiên tham gia thành lập Tỉnh đội Hải Dương ngày 27.3.1947. Không có kiến thức quân sự, không có cán bộ, không có vũ khí, cơ sở vật chất thiếu thốn, vậy mà chỉ trong thời gian ngắn lực lượng vũ trang tỉnh đã nhanh chóng làm nên nhiều chiến công vang dội.
Trải qua nhiều vị trí công tác, cả cuộc đời cam go chiến đấu, bàn chân phải còn hằn vết thương vì đạn địch nhưng lão đảng viên Tô Thiện từ chối lời cảm ơn tới thế hệ lão thành cách mạng như cụ và bảo: "Tất cả là nhờ có Đảng, có Bác Hồ".

Vững niềm tin
Không chỉ giữ trọn tình yêu với Đảng, lớp lớp các thế hệ đảng viên cao tuổi đều có công gieo trồng, chăm lo cho cuộc sống xung quanh mình ngày càng tốt đẹp hơn. Tại lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho lão đảng viên Hoàng Thị Hồi ở phường Bình Hàn (TP Hải Dương), mọi người đều xúc động khi nghe con cháu của cụ kể rằng cụ chưa bao giờ phàn nàn, kêu ca về khó khăn, gian khổ. Suốt cuộc đời tham gia công tác cho đến lúc đã nghỉ ngơi, lúc nào cụ cũng chỉ động viên con cháu cố gắng khắc phục khó khăn, vì cuộc sống bây giờ đã sung sướng, no đủ hơn xưa rất nhiều. Tuy tuổi cao nhưng cụ không nề hà việc gì. Bất cứ lúc nào, việc gì, giúp được ai là cụ giúp. Cuộc sống đủ đầy nhưng cụ vẫn giữ nếp sống thanh bạch, tiết kiệm.

Trong thời kỳ mới "khai sinh" Tỉnh đội Hải Dương, với cương vị là Chính trị viên Tỉnh đội, Giám đốc Trường Quân chính (ban đầu chỉ là lớp học cấp tốc 1,5 tháng ở đình làng An Lạc, Thanh Miện), lão đảng viên Tô Thiện đã sớm ý thức được việc phải bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực cho Đảng. Ngay tại lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh các xã khóa đầu do cụ trực tiếp giảng dạy đã có 6-7 đồng chí được kết nạp Đảng. "Có một cây là có rừng" và những hạt giống đỏ nhanh chóng được nhân lên khắp các cơ sở vũ trang trong tỉnh.

Có một điểm chung đặc biệt, khác với một số cán bộ, đảng viên đang hoang mang trước những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, những "cây đại thụ" vẫn bền bỉ một lòng tin yêu Đảng. Lão đảng viên Tô Thiện phấn khởi vì Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã một lần nữa nhìn thẳng vào những hạn chế, suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Cụ cho rằng do dân chủ trong Đảng chưa tốt, do công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế nên những biểu hiện suy thoái trong Đảng đã kéo dài. Cụ hy vọng lần chỉnh đốn này Đảng sẽ làm quyết liệt, kiên trì, đến nơi đến chốn. Bởi cụ tin với biết bao sự hy sinh xương máu của lớp lớp các thế hệ nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, bằng sự tiếp nối của các thế hệ đảng viên, Đảng sẽ luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, trong sáng, vững vàng như những ngày trải qua gian khó nhất.

"Tổ chức là của mình. Vững hay không là ở mình" - đó là lời lão đảng viên Chu Thị Nguyệt Lan khuyên chúng tôi, lớp đảng viên kém cụ đến 60 năm tuổi Đảng. Với cụ, Đảng luôn trong sáng, chỉ do từng cá nhân chưa đủ hiểu, chưa đủ tin yêu để xây dựng Đảng vững mạnh hơn.

Lớp đảng viên lão thành cách mạng sẽ ngày càng thưa vắng

Lớp đảng viên lão thành cách mạng sẽ ngày càng thưa vắng. Nhưng niềm tin sắt son của họ vào Ðảng là những điều thiêng liêng còn ở lại mãi với thời gian.
Và niềm tin ấy chắc chắn sẽ lan tỏa, nhân rộng theo những thế hệ đảng viên tiếp nối.
Không kỳ vọng được nghe những câu chuyện với chi tiết chính xác từ những lão đảng viên đã ngoài 90 năm tuổi đời, hơn 70 năm tuổi Đảng, tìm gặp các cụ lần này, tôi chỉ mang theo một câu hỏi: "Điều gì khiến những lão đảng viên này sắt son, kiên trung với Đảng đến thế?".

Xem thêm:bảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua tu lanh hitachi tai ha noi  , bảo hành tủ lạnh samsung
Hiệu quả kinh tế thấp cùng với sự buông lỏng của cơ quan quản lý

Như những thân đại thụ
Suốt các cuộc gặp gỡ, hình ảnh những lão đảng viên hiên ngang như những "cây đại thụ" sừng sững đang thầm lặng vươn cành, tỏa bóng mát cứ trở đi, trở lại trong tôi. Những "cây đại thụ" ấy đều được ươm mầm từ những lớp "hạt giống" đầu tiên của Đảng, đều được tôi luyện trong gian khổ, hy sinh. Với nhiều "cây đại thụ", đó là điều thiêng liêng được ôm giữ trọn cả cuộc đời.
"Tôi vinh dự được sống 2 cuộc đời. Một cuộc đời 95 tuổi tôi dành cho gia đình và một cuộc đời hơn 70 năm vinh quang được đứng trong hàng ngũ của Đảng."


"Tôi vinh dự được sống 2 cuộc đời. Một cuộc đời 95 tuổi tôi dành cho gia đình và một cuộc đời hơn 70 năm vinh quang được đứng trong hàng ngũ của Đảng" - lời tâm sự của lão đảng viên Chu Thị Nguyệt Lan ở phường Ái Quốc (TP Hải Dương) nghe như có lửa. Và ngọn lửa nhiệt thành ấy dường như chưa ngừng cháy trong tâm khảm của cụ bởi điều lạ kỳ là tất cả những điều thiêng liêng, sâu sắc với tổ chức đảng cụ đều nhớ rõ mồn một.

95 tuổi mà cụ Lan còn nhớ như in ngày 5.11.1946, trong không khí trang nghiêm tại hang đá Còn Quyền ở huyện vùng núi Cao Lộc (Lạng Sơn) cụ được vinh dự kết nạp vào Đảng khi mới 23 tuổi. Khi đó cụ tham gia công tác phụ nữ ở xã. Đứng trong hàng ngũ của Đảng, được tiếp thêm sức mạnh, chặng đường tham gia cách mạng của cụ đầy gian khổ, hiểm nguy, có lúc "nghìn cân treo sợi tóc" nhưng chưa phút nào cụ nao núng. Cụ bảo: "Nếu được phép chọn lại, tôi vẫn đi con đường đã chọn, mặc dù con đường đó đầy vất vả, hy sinh". Có lần trên đường đi công tác, cụ Lan địu con trên lưng, khi đang lội ra giữa dòng suối thì máy bay địch quần thảo trên đầu. Trong tay cụ lúc đó chỉ có chiếc ô nhỏ màu xanh và đứa con đang nép sau lưng. Không còn cách nào khác, cụ nhè nhẹ nựng con nằm im, rồi che sát chiếc ô xuống đầu, đứng bất động giữa dòng suối. Một lúc sau, khi không phát hiện có động tĩnh gì, máy bay địch mới bỏ đi.

Hiệu quả kinh tế thấp cùng với sự buông lỏng của cơ quan quản lý

Hiệu quả kinh tế thấp cùng với sự buông lỏng của cơ quan quản lý nhà nước khiến cho vi phạm xâm lấn đất trồng lúa ngày càng trở nên phổ biến.
Phớt lờ quy định
Là địa phương được ưu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên huyện Thanh Hà có nhiều lợi thế để phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả. Tuy nhiên, do nhiều hộ dân chuyển đổi tự phát, không đúng quy hoạch dẫn đến phá vỡ những điều kiện canh tác cơ bản của đất trồng lúa. Anh Nguyễn Đức Tiệp ở xã Thanh Lang cho biết: “Thu nhập thấp, bấp bênh nên người dân quay lưng với cây lúa. Giải pháp duy nhất là tìm cây trồng mới cho giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, nông dân mới đào ao, lập vườn khi chưa được sự chấp thuận của chính quyền địa phương”.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâubao hanh tu lanh hitachi ,bao hanh tu lanh samsung     
Các rạp chiếu phim không muốn mất khách

Vi phạm đất lúa là thực trạng nổi cộm tại xã Vĩnh Lập (Thanh Hà). Phớt lờ những quy định của pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, người dân dùng đất lúa để trồng cây lâu năm. Lúc đầu chỉ là đánh ụ cao trồng cây kết hợp cấy lúa, lâu dần thì đào đất, san lấp thành vườn, trang trại. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã, có nhiều nguyên nhân khiến vi phạm trên đất lúa gia tăng. Ngoài lợi nhuận từ cây lúa thấp thì nhận thức của người dân về việc bảo vệ đất lúa chưa cao. Một số hộ dân có suy nghĩ không đúng khi cho rằng đất lúa thuộc quyền sở hữu cá nhân nên có thể tự quyết định mục đích sử dụng. Mặt khác, nhiều hộ có diện tích đất lúa nằm trong dự án quy hoạch lại muốn chuyển đổi để làm tăng giá trị tài sản trên đất, sau này được hưởng đền bù cao.

Năm 2016, xã Vĩnh Tuy (Bình Giang) lập biên bản 37 trường hợp vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có 3 trường hợp nghiêm trọng khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên đất ruộng được giao sau khi dồn điền, đổi thửa. Mặc dù UBND xã đã yêu cầu các hộ tháo dỡ công trình vi phạm, hoàn trả mặt bằng nhưng khó có thể khôi phục được hiện trạng như ban đầu.
Bây giờ khi cây vải không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, nhiều hộ muốn khôi phục lại đất trồng lúa nhưng không thể vì đất đã biến dạng, thoái hóa.


Theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không được làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại. Cụ thể là không được làm biến dạng mặt bằng, thoái hóa đất, không làm hư hỏng công trình giao thông, thủy lợi phục vụ trồng lúa. Việc người dân chuyển đổi đất trồng lúa không theo định hướng như hiện nay đã xâm phạm nghiêm trọng đất lúa, làm cho mặt bằng ruộng thay đổi, không đồng đều, từ đó dẫn đến những biến đổi về thành phần dinh dưỡng, hệ sinh vật, làm mất đi khả năng cấy lúa như trước.

Cần định hướng lâu dài

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là giải pháp hữu hiệu giúp các địa phương tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp. Những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến khích các địa phương thực hiện chuyển đổi nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật là chuyển sang trồng cây ngắn ngày, cây hằng năm. Với những dự án trồng trọt, chăn nuôi tập trung phải được sự phê duyệt của UBND cấp huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều nơi chưa làm tốt việc định hướng, quy hoạch khiến cho việc chuyển đổi không những không phát huy hiệu quả mà còn để lại nhiều hậu quả khó khắc phục.

Theo ông Phạm Đức Ban, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Hà, việc chuyển đổi ồ ạt khiến nông dân Thanh Hà phải trả giá đắt. Vì lợi ích kinh tế trước mắt, người dân đã phá lúa trồng vải. Bây giờ khi cây vải không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, nhiều hộ muốn khôi phục lại đất trồng lúa nhưng không thể vì đất đã biến dạng, thoái hóa. Tìm hướng đi để gỡ khó trong sản xuất nông nghiệp là tất yếu nhưng kế hoạch sử dụng đất lúa phải hợp lý bởi bảo vệ đất lúa, bảo đảm an ninh lương thực luôn được xác định là mục tiêu hàng đầu.

Để khắc phục tình trạng vi phạm đất trồng lúa trên địa bàn, huyện Bình Giang đã đưa ra nhiều giải pháp, bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân trong mục tiêu giữ ổn định đất lúa. Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện không quá cứng nhắc trong việc xử lý các vi phạm mà chủ động nắm bắt nguyện vọng của người dân. Đối với các hộ có nhu cầu chuyển đổi đất lúa, xây dựng vùng sản xuất tập trung, cơ quan chức năng sẽ xem xét, tìm hướng giải quyết trên tinh thần tuân thủ pháp luật. Huyện đã xây dựng đề án chuyển đổi đất lúa, trong đó mỗi xã, thị trấn tùy thuộc vào điều kiện đặc thù để quy hoạch hợp lý, tránh tình trạng triển khai dở dang, "đánh trống bỏ dùi" vừa lãng phí đất đai, vừa không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, huyện cũng kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức lợi dụng chuyển đổi để thực hiện những mục đích khác. Nhờ vậy, nhiều địa phương trong huyện như Long Xuyên, Bình Minh, Cổ Bì... đã hạn chế được việc chuyển đổi tự phát.

Bảo vệ đất trồng lúa là vấn đề hết sức quan trọng, lâu dài nhưng nếu không giải quyết lợi ích trước mắt cho nông dân thì khó có thể thực hiện được. Vì vậy, các địa phương cần linh động trong

Các rạp chiếu phim không muốn mất khách

Các rạp chiếu phim không muốn mất khách, còn người xem chưa ý thức được những tác hại của việc xem phim không đúng độ tuổi...
Quy định mới
Từ ngày 1.1.2017, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thực hiện phân loại, gắn nhãn phim chiếu rạp.  Có 4 mức nhãn tương ứng với lứa tuổi dành cho người xem phim. Trong đó P là dành cho mọi lứa tuổi, C13 cấm người dưới 13 tuổi, C16 cấm người dưới 16 tuổi và C18 cấm người dưới 18 tuổi. Cách phân loại phim dựa theo chủ đề, nội dung, ngôn ngữ, mức độ cảnh bạo lực, khỏa thân, tình dục, sử dụng ma tuý và tính chất kinh dị có trong bộ phim. So với bảng phân loại phim trước đây, quy định này có thêm 2 mức phân loại C13 và C18.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sửa chữa tủ lanh hitachisua tu lanh samsung
Người dân thôn Đa Đinh, xã An Bình (Nam Sách)

Hiện nay trên địa bàn TP Hải Dương có 2 rạp chiếu phim thường xuyên công chiếu những bộ phim mới của điện ảnh Việt Nam và thế giới là Venus (đường Nguyễn Văn Linh) và RameStar (đường Thanh Bình). Ngày thường lượng khách đến mỗi rạp có thể từ 70-100 người, vào ngày nghỉ, ngày lễ có thể lên tới 200-300 người. Khi quy định của Cục Điện ảnh có hiệu lực thi hành, các rạp này đều dán các thông báo về quy định mới tại sảnh, đăng tải thông tin lên trang web và mạng xã hội Facebook. Em Phạm Quang Hưng (17 tuổi) ở thị trấn Nam Sách cho biết: “Trước khi lựa chọn xem bộ phim nào đó, em thường tham khảo qua trang web của rạp chiếu phim. Trước đây em chỉ chú ý đến ngày, giờ chiếu nhưng gần đây em cũng để ý xem bộ phim đó được gắn nhãn gì. Những bộ phim dù được quảng cáo có nội dung hấp dẫn nhưng được gắn mác C18 em cũng đành bỏ qua”.

“50 sắc thái” là bộ phim C18 đầu tiên mà rạp Venus công chiếu. Đây là bộ phim có nhiều cảnh nóng nên cấm khán giả dưới 18 tuổi. Chị Vũ Thị Hà Trang, quản lý rạp Venus chia sẻ: "Khi công chiếu bộ phim này, chúng tôi cảm thấy khá áp lực. Thông qua vẻ bề ngoài, có thể dễ dàng nhận biết một số khán giả đã trên 18 tuổi nhưng cũng có không ít trường hợp rất khó đoán tuổi. Trong khi đó nhiều người phát triển thể chất sớm nên không thể chỉ dựa vào khuôn mặt, vẻ bề ngoài để ước chừng độ tuổi". Nhân viên bán vé phải yêu cầu nhiều khán giả xuất trình giấy tờ tùy thân có ngày, tháng, năm sinh kèm ảnh. Khá nhiều trường hợp đã phải ra về vì chưa đủ tuổi hoặc không xuất trình được giấy tờ.

Áp dụng chưa chặt chẽ
"Tôi thấy có gia đình dẫn theo trẻ em 8-10 tuổi nhưng vẫn chọn xem những bộ phim dán nhãn C13, C16. Phía rạp phim chỉ nhắc nhở qua loa, nhưng nếu gia đình đó vẫn muốn xem phim thì nhân viên cũng không ngăn cản."


Thực tế cho thấy hầu như các rạp chiếu phim chỉ quan tâm phân loại khán giả đối với những bộ phim dán nhãn C18. Còn đối với những bộ phim C13, C16, việc thực hiện quy định này có phần bị lơi lỏng. Đại diện các rạp chiếu phim RameStar, Venus đều cho rằng không giống như phim C18 có nhiều cảnh nóng, những bộ phim C13, C16 chỉ có thêm một vài cảnh bạo lực so với những bộ phim dành cho mọi lứa tuổi, sẽ không gây ra nhiều hệ lụy nên các rạp chiếu phim vẫn cho khán giả chưa đủ tuổi vào xem.

Đôi khi việc thực hiện quy định mới chưa tốt lại xuất phát từ phía khán giả. Anh Nguyễn Xuân Trường (30 tuổi) ở TP Hải Dương cho biết: “Khoảng 2 tuần đến 1 tháng, tôi lại cùng với gia đình đi xem phim. Tôi thấy có gia đình dẫn theo trẻ em 8-10 tuổi nhưng vẫn chọn xem những bộ phim dán nhãn C13, C16. Phía rạp phim chỉ nhắc nhở qua loa, nhưng nếu gia đình đó vẫn muốn xem phim thì nhân viên cũng không ngăn cản”. Anh Đồng Thanh Tuyền, quản lý rạp RameStar lý giải không ít bậc phụ huynh nói sẽ tự chịu trách nhiệm về mức độ ảnh hưởng của bộ phim tới con em mình, trong khi bộ phim cũng không có những cảnh quá phản cảm nên rạp cũng tạo điều kiện cho họ vì khách hàng là thượng đế.

Cách kiểm tra, kiểm soát độ tuổi người xem phụ thuộc vào từng rạp. Đối với những bộ phim được dán nhãn, nhân viên bán vé sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiểm tra, đối chiếu giấy tờ tùy thân của khán giả trong khi không phải ai khi tới rạp phim cũng cảm thấy thoải mái với điều này. Bên cạnh đó, nếu như làm quá chặt chẽ thì rạp chiếu phim có thể không thu hút được nhiều khách và ảnh hưởng đến doanh thu. Đây chính là lý do khiến các rạp và cả khán giả đều cố tình phớt lờ quy định này.

Cơ quan chức năng cần kiểm tra, yêu cầu các rạp chiếu phim thực hiện tốt quy định về kiểm soát độ tuổi của người xem phim để tránh những tác động tiêu cực tới giới trẻ. Trước khi đến rạp, khán giả cũng cần lựa chọn những bộ phim phù hợp và hợp tác khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân.

Người dân thôn Đa Đinh, xã An Bình (Nam Sách)

Nuôi dạy con giỏi, nhiệt tình với các phong trào ở địa phương là lời ngợi khen của người dân thôn Đa Đinh, xã An Bình (Nam Sách) cho gia ông Nguyễn Tô Củ...
Gương mẫu, hạnh phúc, nuôi dạy con giỏi, nhiệt tình với các phong trào ở địa phương là lời ngợi khen của người dân thôn Đa Đinh, xã An Bình (Nam Sách) cho gia đình ông Trưởng thôn Nguyễn Tô Củ và bà Trần Thị Bình.

Xem thêm: trung tam bao hanh hitachi ha noi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội,
 ,sửa chữa cửa cuốn    
Nghề nuôi cá lồng phát triển nhanh trong khi chưa có quy hoạch

Mở những tấm huy chương vàng, bạc, những bằng khen, giấy khen về hoạt động văn nghệ ở xã An Bình, ông Củ chia sẻ: “Đến nay, vợ chồng tôi đã có 42 năm hạnh phúc. Nghĩ lại, phải cám ơn môn nghệ thuật chèo đã se duyên cho chúng tôi”. Năm 1970, khi xã thành lập đội chèo để đi lưu diễn trong và ngoại huyện, ông Củ và bà Bình đều hăng hái tham gia dù điều kiện của đội lúc đó còn nhiều khó khăn, mỗi khi đi diễn phải gánh gồng hay chở bằng xe bò. Có lẽ do cùng gặp nhau ở lòng đam mê văn nghệ nên tình yêu giữa họ đã nảy nở và đơm hoa kết trái.

Năm 1974, hai người tổ chức đám cưới. Ba con trai, một con gái lần lượt ra đời càng làm cho tình cảm vợ chồng thêm gắn bó. Nhưng để có được hạnh phúc trọn vẹn như ngày hôm nay, gia đình ông đã phải trải quả biết bao khó khăn, vất vả. "Ngày ấy gia đình tôi nghèo lắm. Hằng ngày ông ấy đi xây, còn tôi ở nhà nuôi tằm, cấy lúa. Tuy vậy, hai vợ chồng bảo nhau dù khó khăn đến mấy cũng phải cố gắng lo cho con cái học hành", bà Bình nhớ lại. Ngay từ khi các con còn nhỏ, ông bà đã dạy con ý thức tự giác học tập, kiên trì kèm cặp, uốn nắn. Ông bà quan niệm dạy con phải nghiêm khắc, nhưng không cứng nhắc, không để sự kỳ vọng của bố mẹ trở thành áp lực đối với con. Ý thức rất rõ bố mẹ là người ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của con cái nên ông bà luôn sống hòa hợp, hạnh phúc, cư xử với mọi người xung quanh hòa nhã, đúng mực để làm gương cho con cháu. Không phụ công lao cha mẹ, đến nay các con của ông bà đều đã trưởng thành, có học vấn, công việc ổn định. Anh Nguyễn Tô Trung, con trai lớn của ông bà là tiến sĩ đang công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7 con trai, gái, dâu rể còn lại đều có trình độ thạc sĩ và cử nhân, công tác tại nhiều lĩnh vực. Các cháu nội, ngoại của ông bà đều ngoan ngoãn, học giỏi, là niềm tự hào của gia đình. Dù các con đều lập nghiệp ở xa, nhưng tấm lòng vẫn luôn hướng về nguồn cội. Những ngày lễ Tết, các con cháu đều về đông đủ. Ông bà luôn dặn dò các con, ngoài công tác tốt, anh em phải bảo ban tương trợ, đoàn kết yêu thương nhau.

Không chỉ xây dựng được một gia đình hạnh phúc, vợ chồng Trưởng thôn Nguyễn Tô Củ còn tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, được bà con trong thôn tin tưởng. Cả hai ông bà đều là thành viên tích cực của đội văn nghệ xã, từng giành 8 huy chương vàng tại các kỳ hội diễn văn nghệ cấp tỉnh, được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

Từ năm 2006 đến nay, ông Củ được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Ở cương vị này, ông tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong thôn thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với xây dựng nông thôn mới. Ông cùng các cán bộ thôn kêu gọi con em xa quê đóng góp, ủng hộ trên 130 triệu đồng để làm đường điện chiếu sáng, xây dựng cổng làng, giếng làng. Gia đình ông bà cũng gương mẫu hiến 45 m2 đất để làm đường giao thông. Bà Bình từng đảm nhiệm vai trò Đội trưởng Đội văn nghệ xã An Bình, tham gia công tác phụ nữ thôn, có 19 năm làm công tác dân số tại địa phương, được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp dân số. Hiện bà vẫn là thành viên tích cực của đội văn nghệ của xã, của Câu lạc bộ (CLB) Mẹ chồng nàng dâu, CLB Gia đình phát triển bền vững ở thôn. Bà thường xuyên trao đổi, chia sẻ với các chị em kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, cách nuôi dạy con cái. Để bà con trong thôn có sân chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe, ông bà đã mua cột, lưới cải tạo khoảng sân trước nhà thành sân bóng chuyền hơi. Ngôi nhà của ông bà trở thành nơi gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Học tập bố mẹ, dù lập nghiệp xa, nhưng tấm lòng các con ông bà luôn hướng về quê hương, tích cực tham gia đóng góp ủng hộ các phong trào của địa phương.

Chị Lê Thị Tiến Tâm, cán bộ văn hóa xã An Bình nhận xét: Với lối sống giản dị, chan hòa, vợ chồng Trưởng thôn Nguyễn Tô Củ được bà con trong thôn rất yêu mến. Gia đình ông bà là một trong những điển hình gia đình hạnh phúc, nhiều năm liền đạt danh hiệu “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”, danh hiệu "Gia đình văn hóa" tiêu biểu của huyện, xứng đáng làm gương cho các gia đình noi theo. Năm 2016, gia đình ông bà vinh dự được UBND tỉnh tặng Bằng khen Gia đình văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2000-2015 tại hội nghị tổng kết 15 năm phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Nghề nuôi cá lồng phát triển nhanh trong khi chưa có quy hoạch

Nghề nuôi cá lồng phát triển nhanh trong khi chưa có quy hoạch đã và đang gây nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến hành lang tiêu thoát lũ...
Khoảng 3 năm gần đây, nhiều hộ dân ở TP Hải Dương ồ ạt nuôi cá lồng trên sông Thái Bình. Nghề nuôi cá lồng phát triển nhanh trong khi chưa có quy hoạch đã và đang gây nhiều hệ lụy về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến hành lang tiêu thoát lũ...

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua chua cua cuon
Quy định các xã đạt chuẩn nông thôn mới không được nợ đọng

Phát triển "nóng"
Đầu năm 2014, bà Mạc Thị Múc ở thôn Đồng Ngọ, xã Nam Đồng (TP Hải Dương) dồn toàn bộ vốn đầu tư 20 lồng nuôi cá lăng và 10 lồng nuôi cá trắm, chép, điêu hồng. Để được phép nuôi, bà phải thuê kỹ sư làm dự án quy hoạch nuôi cá lồng rồi nộp lên UBND xã Nam Đồng và Sở Tài nguyên và Môi trường. Bà cho biết: "Gia đình tôi là một trong những hộ nuôi cá lồng đầu tiên trong xã. Ban đầu, dọc khúc sông này chỉ có mấy chục lồng, đến nay đã phát triển lên khoảng 500 lồng cá. Các lồng nằm sát nhau nên nếu phát sinh dịch bệnh thì rất khó kiểm soát”. Việc nuôi cá lồng ồ ạt cũng làm cho nhiều loại cá giảm giá sâu. Hiện tại, mỗi kg cá lăng có giá 70.000 đồng, cá chép loại to giá 120.000 đồng... Với giá bán này, các hộ nuôi cá lồng chỉ hòa vốn.

Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh đã giúp người dân tăng thu nhập, tạo ngành nghề sản xuất đa dạng. Nhưng phát triển nhanh và thiếu quy hoạch sẽ để lại những vấn đề về môi trường, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh... Theo Phòng Kinh tế TP Hải Dương, từ năm 2013 đến nay, thành phố phát triển khoảng 600 lồng cá, tập trung chủ yếu ở xã Nam Đồng và phường Ngọc Châu. Nghề nuôi cá lồng phát triển nhanh và ồ ạt gây khó khăn trong công tác quản lý. Đầu năm 2016, TP Hải Dương đã chỉ đạo các hộ tạm dừng việc mở rộng lồng cá vì tiềm ẩn nhiều rủi ro và làm ảnh hưởng đến hành lang tiêu thoát lũ. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá vẫn phớt lờ, chỉ tính từ cuối năm 2016 đến nay đã phát triển thêm khoảng 200 lồng.

Khó quản lý

Không có ao để nuôi cá nên anh Nguyễn Xuân Trường ở phường Ngọc Châu tận dụng mặt nước sông Thái Bình để nuôi cá lồng. Năm 2016, anh đầu tư hơn 500 triệu đồng lắp đặt 10 lồng nuôi cá, nhưng đến nay một nửa số lồng trên bị bỏ trống. Anh Trường cho biết trước đây làm nghề đánh bắt cá trên sông, nhưng lượng cá tôm ngày càng giảm, hiệu quả thấp nên anh chuyển sang nuôi cá lồng. Mới nuôi được 1 năm, nhưng đúng thời điểm giá cá xuống thấp nên các lồng cá chưa thu được lợi nhuận. Nhiều đợt cá nuôi bị bệnh chết, thiệt hại nhiều nên hiện tại anh chỉ còn nuôi 5 lồng cá nheo. Nuôi cá lồng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài việc giá cá biến động thất thường, cá còn dễ mắc bệnh và chết do không chịu được môi trường nước động, chật chội. "Trước khi nuôi cá lồng trên sông tôi chỉ xin phép bằng miệng với trưởng khu dân cư và UBND phường Ngọc Châu nên không có giấy phép. Khu vực này, ngoài gia đình tôi còn khoảng 4-5 hộ nuôi cá lồng nhưng cũng chưa được cấp phép", anh Trường nói.

Theo ông Lê Hồng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Châu, trên địa bàn phường hiện có hơn 40 hộ với gần 100 lồng nuôi cá trên sông Thái Bình. Từ năm 2013 đến nay, số lượng lồng cá tăng nhanh. Việc nuôi cá tự phát, UBND phường không quản lý được.

Bà Đỗ Thị Thu, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Hải Dương cho biết: "Tất cả các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn đều chưa được cấp phép, đều nuôi tự phát theo phong trào. Do vậy, chúng tôi không có cơ sở pháp lý để quản lý. Nuôi cá lồng phải đầu tư kinh phí lớn, ngoài làm khung lồng bằng sắt, nhà trông coi và chứa vật tư thì tiền đầu tư cá giống và thức ăn cũng nhiều. Việc xử lý các hộ nuôi cá lồng rất khó. Để quản lý tốt các hộ nuôi cá lồng cần phải có sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương. Tỉnh cũng cần nhanh chóng ban hành quy hoạch nuôi cá lồng đến năm 2020, trong đó quy định cụ thể vị trí, địa điểm, số lồng nuôi...".

Quy định các xã đạt chuẩn nông thôn mới không được nợ đọng

Quy định các xã đạt chuẩn nông thôn mới không được nợ đọng xây dựng cơ bản đang là khó khăn không nhỏ đối với nhiều địa phương đang phấn đấu về đích...
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2017, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) phải không nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB). Mặc dù các địa phương trong tỉnh đều quyết tâm thực hiện nhưng đây sẽ là khó khăn không nhỏ để về đích NTM.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt nambao hanh tu lanh hitachi , sửa chữa cửa cuốn
Nhiều nơi trong tỉnh đang khẩn trương chống hạn

Rào cản
Toàn tỉnh đã có 102 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Mặc dù các xã này đều có tiềm lực về sức dân, nguồn vốn huy động và được hưởng cơ chế đặc thù của tỉnh nhưng để về đích NTM thì nhiều xã vẫn nợ đọng XDCB. Theo thống kê của Sở Tài chính, đến tháng 8.2016, toàn tỉnh nợ XDCB trên 1.400 tỷ đồng, trong đó 64 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nợ 602 tỷ đồng, chiếm 43% tổng số nợ, có xã nợ đến vài chục tỷ đồng.

Ông Trần Khắc Đoan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thực hiện quy định xã về đích NTM nhưng không được nợ đọng XDCB là rất khó khăn. Nếu không có giải pháp phù hợp thì sẽ rất ít xã được công nhận đạt chuẩn NTM mặc dù xã đó đã hoàn thành đủ các tiêu chí.

Theo đánh giá của ngành chức năng và các địa phương, những xã chưa hoàn thành xây dựng NTM chủ yếu do khó huy động kinh phí. Những năm qua, để hoàn thiện các tiêu chí như cơ sở hạ tầng văn hóa, trường học, sân vận động... các xã này đã khai thác hết các nguồn lực, dẫn đến nguồn vốn cạn kiệt. Năm 2014, xã Hiệp Cát (Nam Sách) đưa vào sử dụng 2 công trình trường mầm non, địa phương đang nợ XDCB gần 10 tỷ đồng. Để được công nhận xã đạt chuẩn NTM theo quy định thì Hiệp Cát cần 19,3 tỷ đồng để làm sân vận động, kênh thủy lợi... "Chúng tôi đang tìm mọi biện pháp để huy động vốn thực hiện các tiêu chí còn thiếu và trả nợ cũ. Số tiền trên rất lớn. Nếu xã nỗ lực hoàn thành đủ 19 tiêu chí, còn nợ XDCB nhưng không được công nhận đạt chuẩn thì sẽ rất thiệt thòi ", ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Hiệp Cát cho biết.

Cần điều chỉnh
Để có kinh phí thực hiện các công trình còn lại, xã Việt Hồng (Thanh Hà) đã quy hoạch 36 lô đất gần UBND xã để đấu giá chuyển quyền sử dụng đất và tích cực xử lý đất dôi dư, xen kẹp. Ông Phạm Đắc Sáng, Chủ tịch UBND xã Việt Hồng băn khoăn: "Mặc dù xã đã chủ động làm hồ sơ, thủ tục cho các gia đình có đất dôi dư, xen kẹp nhưng bản thân họ cũng không quan tâm nên xã cũng không biết làm thế nào. Việc đấu giá các lô đất không biết có thành công hay không vì hiện nay việc này vẫn còn nhiều khó khăn".

Ngoài quy hoạch đất để chuyển quyền sử dụng, xử lý đất dôi dư, xen kẹp, các địa phương còn trông chờ vào cơ chế đặc thù của tỉnh. Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương chưa có kinh phí cho việc xây dựng các công trình mà chủ yếu vẫn trông chờ vào đấu giá quyền sử dụng đất và cơ chế hỗ trợ của tỉnh. Trong khi đó, không phải địa phương nào cũng bán được đất, hoặc bán được nhưng giá trị không cao. Tỉnh cũng chưa ban hành cơ chế đặc thù xây dựng NTM cho năm nay.

Năm 2016, tỉnh quy định số nợ của các xã hoàn thành NTM không vượt quá 20% tổng vốn đầu tư các công trình. Trong quá trình kiểm tra, thẩm định, các địa phương phải giải trình được nguồn trả nợ, nếu thấy khả thi thì đoàn thẩm định mới làm hồ sơ đề nghị UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Với cách làm này, 28 xã đạt chuẩn NTM cuối năm 2016 trên địa bàn tỉnh có tổng số nợ XDCB 40 tỷ đồng, trung bình mỗi xã nợ gần 1,5 tỷ đồng. Xã Lam Sơn (Thanh Miện) nợ nhiều nhất là 4,9 tỷ đồng. Có 7 xã không nợ đọng.

Theo ông Trần Khắc Đoan, Chính phủ nên nới lỏng quy định về nợ XDCB để các địa phương được công nhận đạt chuẩn NTM. Nên khống chế nợ trần đối với mỗi xã, hoặc tính theo tỷ lệ % tổng giá trị công trình. Yêu cầu các địa phương phải giải trình được rõ nguồn vốn, lộ trình thực hiện việc trả nợ. Có như vậy, các tỉnh sẽ có thêm nhiều xã đạt chuẩn NTM mà vẫn kiểm soát được nợ XDCB.

Nhiều nơi trong tỉnh đang khẩn trương chống hạn

Nhiều nơi trong tỉnh đang khẩn trương chống hạn, bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp...
Vụ xuân năm nay, do thời tiết hanh khô, ít mưa nên nhiều địa phương trong tỉnh đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trước thực trạng này, các địa phương đang khẩn trương thực hiện các biện pháp chống hạn.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua cua cuon
Tuy không phải là địa bàn nóng về tội phạm ma túy

Hơn 1 tháng nay, hồ Bến Tắm ngoài ở phường Hoàng Tân (Chí Linh) phải lắp thêm bơm điện để cấp nước vào kênh dẫn do nước trong hồ thấp hơn mực nước thiết kế. Ông Trương Mạnh Sơn, Cụm trưởng Cụm thủy nông Đông Bắc cho biết: Hồ Bến Tắm ngoài có nhiệm vụ tưới cho hơn 20 ha lúa chiêm xuân của phường Hoàng Tân. Năm nay, trời nắng hanh, đất được ải nên lượng nước để đổ ải cần nhiều gấp đôi so với mọi năm. Vì vậy, sau đổ ải nước trong hồ đã cạn, chỉ đủ tưới dưỡng lúa đợt 1. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không còn nước tưới cho lúa đợt 2.

Thị xã Chí Linh sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên nếu xảy ra khô hạn bởi nguồn nước tưới chủ yếu từ hồ đập, nước từ kênh xả của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và nguồn nước bơm động lực từ sông trục. Trọng điểm chống hạn của thị xã là các hồ đập vì nguồn nước phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Nếu trời ít mưa, nước tưới dưỡng lúa ở các khu vực sử dụng nguồn nước từ hồ đập sẽ trở nên căng thẳng. Theo ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Chí Linh, hiện tại 6 trong 8 hồ đập xí nghiệp quản lý có mực nước rất thấp. Đáng báo động là hồ Láng Trẽ ở xã Hoàng Tiến, hồ Phú Lợi thuộc 2 phường Hoàng Tân, Cộng Hòa có cột nước thực tế thấp hơn mọi năm từ 3-4 m. Để chủ động ứng phó, xí nghiệp đã xây dựng kế hoạch chống hạn cho từng hồ đập. Trong trường hợp cấp bách, xí nghiệp sẽ sử dụng phương án tưới thay thế và phối hợp với các phường, xã nạo vét, khơi thông dòng chảy một số tuyến kênh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu nước tưới dưỡng lúa và rau màu.

Năm nay, nước tưới không chỉ căng thẳng ở những khu vực phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên mà các địa phương lấy nước từ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cũng gặp khó khăn. Mặc dù đã chủ động tích trữ nước tưới dưỡng vào kênh trục nhưng huyện Cẩm Giàng vẫn phải thực hiện chống hạn khẩn cấp do khô hạn kéo dài. Ông Vương Đức Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Huyện có gần 700 ha khó lấy nước, tập trung tại các xã Cao An, Cẩm Văn, Cẩm Vũ... do có cốt đất cao. Xác định trước khó khăn, huyện bố trí lấy nước đổ ải sớm hơn kế hoạch của tỉnh 10 ngày để có thêm thời gian trữ nước tưới dưỡng. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay, trời ít mưa nên nguồn nước tưới không được bổ sung. Mặt khác, mực nước tại hệ thống Bắc Hưng Hải xuống thấp nên việc lấy nước không thuận lợi. Chưa kết thúc tưới dưỡng lúa đợt 1, huyện đã phải đề nghị vận hành trạm bơm Tiên Kiều, Cầu Ghẽ để bơm cấp nguồn. Nếu thời gian tới trời tiếp tục không mưa thì khả năng sẽ xảy ra hạn nghiêm trọng.

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong các tháng mùa hạn năm nay, lượng mưa có thể giảm từ 10-20% so với trung bình nhiều năm. Trong khi đó, tình trạng khô hạn tiếp tục gia tăng, nền nhiệt cao hơn từ 0,5-1 độ C. Mực nước các sông biến đổi chậm và xuống thấp dần, nguy cơ xâm nhập mặn tại các khu vực hạ lưu như Nhị Chiểu (Kinh Môn), Đại Đức (Kim Thành), Vĩnh Lập (Thanh Hà)... rất cao. Theo ông Trần Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, trước những dự báo về thời tiết bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã xây dựng 3 phương án chống hạn, tập trung vào các giải pháp điều hành hệ thống thủy lợi, nạo vét, khơi thông khẩn cấp các tuyến kênh dẫn. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp chữa cháy trước mắt. Để sản xuất nông nghiệp có thể thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thời tiết, các địa phương cần hướng tới những giải pháp lâu dài, trong đó ưu tiên thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.