Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Thủy đang chìm trong giấc ngủ say thì giật mình bởi tiếng

Thủy đang chìm trong giấc ngủ say thì giật mình bởi tiếng “tít…tít” phát ra từ chiếc điện thoại di động ở cuối giường. Từ ngày có con, Thủy rất thính ngủ. Chỉ cần một tiếng ọ ẹ của con hay bất cứ tiếng động nhỏ nào cũng khiến cô tỉnh giấc. Tưởng máy điện thoại của mình có tin nhắn rác nên Thủy mặc kệ, lại nhắm mắt ngủ tiếp. Nhưng chỉ được một lát, tiếng “tít…tít” tiếp tục vang lên. Thủy dụi mắt ngồi dậy, với tay lấy điện thoại của mình mở xem. “Đã hơn 12 giờ đêm, không biết ai nhắn gì mà muộn vậy?” - Thủy thầm nghĩ. Nhưng lạ thay, máy của Thủy không hề có tin nhắn mới nào. Bây giờ thì Thủy tỉnh ngủ hẳn, không còn mắt nhắm mắt mở nữa vì cô phát hiện ra rằng những tiếng “tít…tít” vừa rồi là ở máy điện thoại của Quang - chồng cô.

Xem thêm:   trung tam bao hanh tu lanh hitachi ,   bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi               
Dưa chuột là cây ưa nhiệt, có thể trồng được 3 vụ/năm
Muốn có đô thị văn minh với hệ thống cây xanh phát triển hợp lý

Nhìn chồng vẫn đang ngủ say, không hề hay biết mình có tin nhắn. Thủy tò mò mở máy của Quang ra đọc. Đập vào mắt Thủy là dòng tin thứ nhất của một số điện thoại không có tên trong danh bạ: “Anh ngủ chưa?”. Trống ngực Thủy đập nhanh hơn, máu dồn lên mặt nóng bừng. Cái kiểu hỏi ỡm ờ này nhất định là con gái rồi. Thủy tròn mắt đọc dòng tin thứ hai: “Mai mình lại hẹn nhau ở chỗ cũ anh nhé!”. Đầu óc Thủy bắt đầu quay cuồng, định dựng chồng dậy ngay để hỏi cho ra nhẽ, xem cái người nhắn tin kia là ai, hai người lén lút hẹn hò nhau từ bao giờ. Nhưng Thủy kịp trấn tĩnh, cô muốn có nhiều bằng chứng hơn nên quyết định nhắn lại: “Anh chưa ngủ, vì còn nhớ em”. Phía bên kia nhắn trả ngay lập tức: “Ôi! Anh làm em cảm động quá, không sợ sư tử Hà Đông à?”. Đầu Thủy bắt đầu bốc hỏa. Thủy không còn đủ bình tĩnh để nhắn tin tiếp nữa. Thủy gào toáng lên: “Anh Quang! Anh Quang! Dậy! Dậy ngay, trời ơi là trời!”, giọng Thủy tru tréo.

Quang bật dậy, hoảng hốt: “Có chuyện gì vậy em? Em làm sao? Con làm sao?”. Thủy vừa khóc vừa bù lu bù loa và chìa chiếc điện thoại ra trước mặt chồng: “Đây! Anh đọc đi. Anh giỏi lắm. Anh dám phản bội tôi. Con này là con nào?”. Quang đọc lướt những dòng tin nhắn trên màn hình điện thoại rồi phẩy tay: “Vớ vẩn, ngủ đi. Chắc là cái Lan, cùng câu lạc bộ cầu lông với anh”. Thủy càng làm ầm ĩ: “Hay nhỉ, anh lợi dụng vợ con mọn, bận tối mắt tối mũi, còn mình thì hẹn hò đú đởn”. Quang không nhịn nữa, chỉ thẳng tay vào mặt vợ: “Cô bảo ai đú đởn? Rõ ràng là cô bảo tôi nên đi tập thể thao cho khỏe người cơ mà”. Thủy càng khóc to hơn: “Còn ai vào đây nữa. Thảo nào sáng sáng, chiều chiều đều vác vợt đi đánh cầu lông. Ngày mai gặp con bé ấy tôi sẽ xé xác nó ra. Bây giờ thì anh chê vợ là mẹ sề, là sư tử Hà Đông chứ gì. Anh bảo nó về đây chăm con anh, làm Ô sin cho cái nhà này thì sáng sáng, chiều chiều tôi đi đánh cầu lông với anh”. Đúng lúc ấy con gái Thủy tỉnh giấc, khóc toáng lên. Thủy vội ôm con dỗ dành. Còn Quang thì lẳng lặng bỏ ra phòng khách ngủ tiếp.

Từ đó đến sáng Thủy không tài nào chợp mắt được. Những tin nhắn trong máy điện thoại của chồng cứ ám ảnh đầu óc cô. “Nhất định mình sẽ gặp con bé Lan kia, mình sẽ cho nó một trận” - Thủy nghĩ thế song lại đắn đo - “Hay là mình viết đơn ly dị. Đàn ông mà đã chê vợ thì chẳng thể nào cứu vãn nổi”. Càng nghĩ, Thủy càng trằn trọc, nước mắt cứ thế trào ra không thể nào ngăn nổi.

Sáng hôm sau, hai mắt Thủy sưng húp, đỏ hoe. Không thấy Quang ở nhà, đôi giầy thể thao và bộ cầu lông cũng biến mất. Vậy là Quang y hẹn, đã đi gặp Lan. Cơn ghen trong người Thủy lại bốc lên. Thủy gửi con nhờ hàng xóm trông giúp rồi phi xe ra sân vận động. Từng cặp, từng cặp nam nữ đang đánh cầu lông rất hăng say. Thấy bóng dáng Thủy, Lan dừng chơi, chạy lại: “Chị Thủy! Em xin lỗi vì tin nhắn vô duyên đêm qua”. Thủy lúng ta lúng túng, chưa biết nói thế nào thì Lan giải thích: “Chả là câu lạc bộ của bọn em sắp tổ chức thi đấu cặp đôi nên em nhắn tin nhắc anh Quang đi tập. Em xin lỗi vì nhắn muộn quá. Thấy anh ấy nhắn trêu nên em cũng nhắn tin trêu lại. Chị đừng hiểu lầm nhé, sáng nay anh ấy xuống phong độ lắm”. Thủy đỏ mặt xấu hổ: “Thôi, mọi người tập đi. Chị định gọi anh Quang về ăn sáng”.

Trên đường về, Thủy cứ tủm tỉm cười một mình bởi cái ý nghĩ “chồng ngoại tình”...

Dưa chuột là cây ưa nhiệt, có thể trồng được 3 vụ/năm

Dưa chuột là cây ưa nhiệt, có thể trồng được 3 vụ/năm. Trồng dưa chuột vụ hè nắng nhiều có tác dụng tốt đến hiệu suất quang hợp làm tăng năng suất, chất lượng quả.
Tuy nhiên, ở vụ này thường hay xảy ra mưa lớn hoặc nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng ra hoa đậu quả của cây, sâu bệnh dễ tấn công, nhất là bệnh nứt thân chảy nhựa, chết rũ, thối đốt... Xin đưa ra một số kinh nghiệm khi trồng dưa chuột vụ hè để bà con nông dân tham khảo.
- Chọn giống: Cần lựa chọn các giống dưa chuột lai chịu nhiệt, ưu tiên các giống có quả trung bình, thẳng để quả sau này ít bị cong queo, nhất là khi gặp nắng nóng kéo dài.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ,sửa tủ lạnh hitachisửa chữa tủ lạnh hitachi
Muốn có đô thị văn minh với hệ thống cây xanh phát triển hợp lý
Hiện nay, làng nghề trên địa bàn tỉnh ta phát triển chậm

- Trồng và chăm sóc: Vụ hè nên ươm cây con trong vườn ươm có mái che để bảo đảm được lượng cây không bị thất thoát nhiều sau gieo. Thời gian cây con trong vườn ươm vụ này chỉ nên để ngắn (2-3 ngày). Khi cây có lá thật đầu tiên có thể đặt ra ngoài ruộng trồng. Trước và sau trồng cây con cần xử lý sâu bệnh trên mỗi luống đất trồng, đặc biệt là lỗ đặt cây con nhằm giảm thiểu lượng cây bị bệnh chết thắt, khuyết thân lá.
Luống trồng dưa vụ này cần được làm cao ráo và có phủ màng chuyên dùng, bón phân lót đầy đủ, ưu tiên sử dụng nguồn phân chuồng hoai mục. Đất hơi chua có thể bón thêm 30 kg vôi tả/sào.

Mật độ trồng vụ hè có thể trồng dày hơn vụ xuân (1.300-1.350 cây/sào).
Thời điểm sau trồng khoảng 1 tuần cần hòa loãng phân tổng hợp hoặc phân chuyên dùng để tưới nhử cây non. Bón phân thúc cho dưa chuột nên bón vào 2 thời điểm (lúc dưa bắt đầu leo giàn và sau thu lứa quả đầu tiên). Có thể hòa nước tưới gốc hoặc rắc phân chuyên dùng vào dõng đã có nước rồi khuấy tan phân cho ngấm dần vào các luống. Ngoài ra, giữa các lần thu quả rộ có thể bổ sung thêm một vài lượt tưới nước sau biogas hoặc phun phân hữu cơ qua lá để quả nhanh phát triển và chất lượng ngon hơn.
- Giữ ẩm thường xuyên: Yêu cầu về độ ẩm của cây dưa chuột rất lớn (độ ẩm đất thích hợp 85-95%) song lại yếu chịu hạn (thiếu nước làm cây ngừng phát triển, quả đắng). Do đó, khi thâm canh cây trồng này trong điều kiện vụ hè, người trồng cần tuyệt đối không để cây bị hạn hoặc úng nước quá. Khi thời tiết có nắng nóng kéo dài cần duy trì tưới và giữ ẩm liên tục. Nếu để các luống dưa bị khô hạn thì khi gặp mưa hoặc bơm nước vào ruộng cây sẽ dễ bị chết rũ vì rễ cây bị đứt làm vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công.
- Phòng trừ sâu bệnh: Trồng dưa chuột vụ hè cây dễ bị nhiễm các loài sâu bệnh như ruồi đục quả, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ phấn chích hút quả, lá, ngọn, nhất là khi gặp nắng nóng kéo dài. Gặp thời tiết có nắng mưa xen kẽ, thậm chí là mưa kéo dài thì cây hay bị chết rũ, nứt thân chảy nhựa, thối đốt vi khuẩn... Để bảo đảm cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, điều tra sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời và hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, nấm đối kháng, bẫy dẫn dụ để bảo đảm độ an toàn cho quả khi sử dụng. Tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng khi phun trừ sâu bệnh.

Muốn có đô thị văn minh với hệ thống cây xanh phát triển hợp lý

Muốn có đô thị văn minh với hệ thống cây xanh phát triển hợp lý và khoa học, đòi hỏi các cấp chính quyền và nhân dân thành phố phải cố gắng hơn nữa.
Cây xanh là một phần không thể thiếu ở mỗi đô thị hiện đại và văn minh. Để xây dựng TP Hải Dương trở thành đô thị loại I trước năm 2020 thì tiêu chí cây xanh đô thị càng cần được quan tâm. Muốn có đô thị văn minh với hệ thống cây xanh phát triển hợp lý và khoa học, đòi hỏi các cấp chính quyền và nhân dân thành phố phải cố gắng hơn nữa.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua chua tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung
Hiện nay, làng nghề trên địa bàn tỉnh ta phát triển chậm
Vì sao khó phát triển làng nghề mới?

Thị xã xanh: Ngày 30.10.1954, thị xã Hải Dương được thành lập với tổng diện tích tự nhiên khoảng 4 km2, dân số khoảng 40.000 người. Trước đó, diện tích cây xanh đã được hình thành và phát triển từ thời thuộc Pháp. Tuy nhiên, người Pháp chỉ chú trọng phát triển cây xanh ở xung quanh trụ sở, công xưởng nơi họ làm việc. Đến nay, các cây sấu, đa, bàng cả trăm năm tuổi còn hiện hữu trong khuôn viên trụ sở Tỉnh ủy (dinh Công sứ xưa), UBND tỉnh (dinh Tổng đốc xưa), trong Nhà máy Chế tạo bơm Hải Dương (Nhà máy Rượu xưa), Sở Giao thông vận tải (Sở Lục lộ cũ)... Trong số này, trong khu vực Nhà máy Chế tạo bơm có nhiều cây xanh nhất, nhưng cũng là nơi cây xanh ít bị biến đổi nhất trong quá trình phát triển thành phố. Ngoài ra, một số cây xanh cũng được người dân trồng trên các phố cổ, quanh nhà ga, bến xe...

Ông Ngô Văn Hanh (76 tuổi), Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh, từng nhiều năm giữ chức Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp (Sở Xây dựng), sinh sống ở thị xã Hải Dương từ năm 1959. Ông Hanh vẫn nhớ như in nhiều tuyến phố ở thị xã Hải Dương xưa rợp bóng cây xanh như đường Hồng Quang, Trần Hưng Đạo với những tán xà cừ cổ thụ; trên đại lộ Hồ Chí Minh quanh sân vận động thành phố, cổng Công an tỉnh luôn rợp bóng mát của những cây lát già; trên các đường phố Quang Trung, Nguyễn Du, Bạch Đằng là những dãy bàng cổ thụ… Tất cả đã làm nên một thị xã Hải Dương xanh, đẹp và thanh bình.

Nhiều năm gắn bó với TP Hải Dương, ông Vũ Đình Tạo (66 tuổi), nguyên cán bộ quản lý Công ty Thị chính Hải Dương - tiền thân của Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương nhớ lại: Nội thị thị xã Hải Dương sau ngày đất nước thống nhất có khoảng 10.000 cây xanh, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ. Đi dưới những hàng cây khi ấy là cách nhiều người "chạy trốn" khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của đô thị. Cây xanh thực sự trở thành “lá phổi xanh” không thể thiếu đối với đời sống của người dân thị xã.

"Lá phổi xanh" bị tàn phá: Từ cuối những năm 80 và nhất là những năm 90 của thế kỷ trước khi cả tỉnh bước vào công cuộc đổi mới thì nhà nhà mặt phố ở thị xã Hải Dương bung ra mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán; nhiều đường phố được mở rộng, vì thế nhiều cây xanh cũng bị chặt bỏ. “Lá phổi xanh” của thành phố từng bước bị thu hẹp để xây dựng các nhà máy, khu dân cư, khu đô thị mới...

 Kỹ sư Phạm Trí Thức ở phố Bùi Thị Xuân năm nay 77 tuổi, là người từng nhiều năm tham gia các hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị xót xa nói: “Tôi còn nhớ không gian đô thị ở các khu vực trung tâm thị xã khi đó bị khai thác triệt để để xây dựng các loại công trình. Diện tích mặt nước và cây xanh bị thu hẹp. Quy hoạch diện rộng cứ lo lấp kín các khu đất lớn bằng các loại công trình, còn người dân thì lại tìm cách “bít kín” số mét vuông hiếm hoi còn lại trong nội thành. Không gian sống ở thị xã vì thế trở nên ngột ngạt, không còn khoảng trống cho cây xanh phát triển”.
Tiếc nuối khi từng mảng xanh của thị xã dần biến mất, ông Nguyễn Văn Minh ở phường Nguyễn Trãi kể: Tôi nhớ bắt đầu thời kỳ đổi mới, thị xã lo tập trung phát triển kinh tế hơn là bảo vệ cây xanh. Hàng nghìn cây bạch đàn, phi lao ven đường thôn xóm, đường đi trên các cánh đồng ở khắp nơi bị đốn hạ. Cùng với đó là cảnh đào bới các cánh đồng để xây dựng các lò gạch thủ công ở Tứ Minh, Việt Hòa. Hàng trăm cây xanh ở các tuyến đường Thanh Niên, Nguyễn Lương Bằng... bị chặt phá để mở phố, xây dựng nhà cửa. Nhiều cây xanh ở Bình Hàn, Cẩm Thượng, Tân Bình, Thanh Bình, Ngọc Châu, Nhị Châu bị chặt hạ để mở rộng đường làng, ngõ xóm, khu dân cư...
Đến nay, không có số liệu chính thức nào kiểm đếm được đã có bao nhiêu cây xanh bị đốn hạ trong giai đoạn ấy. Chỉ có những ai đã từng nhiều năm gắn bó với thị xã Hải Dương và biết quý trọng giá trị của cây xanh mới thấy hết sự xót xa khi từng mảng xanh của thành phố bị mất đi.

Hiện nay, làng nghề trên địa bàn tỉnh ta phát triển chậm

Hiện nay, làng nghề trên địa bàn tỉnh ta phát triển chậm, trong khi cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề chưa rõ ràng.
Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh ta phải có từ 80 - 90 làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay Hải Dương mới có 67 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh chưa có thêm làng nghề nào được công nhận. Với tốc độ phát triển làng nghề như hiện nay, Hải Dương liệu có đạt mục tiêu đã đề ra?

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,, bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua chua tu lanh hitachi
Vì sao khó phát triển làng nghề mới?
Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cẩm Giàng

Thiếu điểm tựa: Đi thăm làng gốm Cậy ở xã Long Xuyên (Bình Giang), ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam không khỏi nuối tiếc về một làng gốm cổ đã từng phát triển rực rỡ những năm đầu thế kỷ XX. Ông Dần nhận xét: “Nhiều làng nghề đang chết dần, chết mòn trong khi không có nghề mới thay thế là thực trạng chung của nhiều làng ở Việt Nam. Mảnh đất trăm nghề Hải Dương cũng không thoát khỏi tình trạng chung này”.

Vì sao khó phát triển làng nghề mới? Ông Dần lý giải thanh niên, trai tráng không muốn làm nghề truyền thống. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công không dễ mở rộng. Chính quyền địa phương lại thiếu quan tâm trong phát triển làng nghề. Khi làng nghề bị bỏ rơi, người dân làm nghề tự phát, thiếu định hướng thì làm sao đủ tiêu chí để được công nhận làng nghề.

Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của tỉnh chưa rõ ràng cũng tác động lớn đến mục tiêu xây dựng làng nghề của các địa phương. Phần lớn nghề mới được du nhập do người dân tự học hỏi và phát triển. Việc đào tạo, dạy nghề mới cho người dân ít được thực hiện. Nhiều nơi, người dân không thiết tha danh hiệu làng nghề xuất phát từ chính quyền địa phương thiếu quan tâm, định hướng. Ngay cả các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã được tỉnh bình xét, vinh danh thì sau khi công nhận danh hiệu sản phẩm đó cũng ít nhận được sự hỗ trợ để phát triển. Do đó, mục tiêu phát triển làng nghề của tỉnh sẽ rất khó thực hiện.

Ông Nguyễn Quý Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Gia Lộc cho biết: “Mặc dù huyện đã có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề như thường xuyên hỗ trợ các hộ dân tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu..., nhưng những chính sách hỗ trợ trên chưa đủ để hình thành nhiều nghề mới, hối thúc người dân muốn thực hiện các tiêu chí làng nghề. Vì vậy, 5 năm trở lại đây số làng nghề truyền thống được công nhận ở Gia Lộc không nhiều”.

Theo Sở Công thương, việc phát triển các làng nghề của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 khá chậm chạp. Năm 2011, tỉnh có 5 làng nghề, năm 2013 có 4 làng nghề, năm 2014 chỉ có 1 làng nghề được công nhận danh hiệu làng nghề TTCN. Ông Mạc Thế Phương, Trưởng Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công thương) cho rằng các làng nghề của Hải Dương đang cần một cú hích mới để phát triển. Tình trạng "dậm chân tại chỗ" trong phát triển làng nghề hiện nay đang khiến mục tiêu phát triển thêm 80 làng nghề trở lên vào năm 2020 của tỉnh khó khả thi.  

Thanh lọc cái cũ, lựa chọn cái mới

Ông Nguyễn Thượng Sách, chủ cơ sở đúc đồng Nguyễn Thượng Sách ở xã Văn Tố (Tứ Kỳ) cho rằng để giải quyết những vướng mắc trong phát triển nghề truyền thống hiện nay, Hải Dương cần xây dựng được mô hình “mỗi xã, phường một sản phẩm” như cách làm của Quảng Ninh hay một số địa phương khác. Nhờ mô hình này mà tỉnh bạn đã khá thành công trong phát triển làng nghề. Nghề mới có điều kiện du nhập trong khi nghề cũ vẫn được duy trì và bảo tồn.

Để phát triển làng nghề, Hải Dương không nhất thiết phải duy trì những làng nghề không còn khả năng phát triển. Bởi chính sự èo uột của các làng nghề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người dân các làng khác khi phấn đấu đạt danh hiệu làng nghề. Do đó, Sở Công thương cần sớm rà soát, loại bỏ những nghề không còn tương lai phát triển. Các nghề thủ công sản xuất rổ, rá; bện thừng, rợ bằng tre; mây giang xiên; gò rèn; sản xuất lược bí... có thể không cần khuyến khích phát triển thêm.

Tỉnh cũng cần tạo mọi điều kiện cho các địa phương du nhập nghề mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở thế mạnh của từng nơi, tỉnh có thể đầu tư phát triển theo nhóm ngành nghề nhất định.
Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề cần được tăng cường và thực hiện có hiệu quả. Tỉnh cần có những cơ chế khuyến khích rõ ràng đối với những làng nghề được công nhận về khuyến công, đào tạo nghề, truyền nghề, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, giúp các làng nghề tiêu thụ sản phẩm...

Làng nghề hình thành góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương, thực hiện “ly nông bất ly hương”, bảo đảm an sinh xã hội. Các làng nghề cũng góp phần tăng thu ngân sách, giúp các địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, phát triển làng nghề là mục tiêu quan trọng cần được Sở Công thương và các địa phương quan tâm thực hiện.

Vì sao khó phát triển làng nghề mới?

Hiện nay, làng nghề trên địa bàn tỉnh ta phát triển chậm, trong khi cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề chưa rõ ràng.
Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh ta phải có từ 80 - 90 làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay Hải Dương mới có 67 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh chưa có thêm làng nghề nào được công nhận. Với tốc độ phát triển làng nghề như hiện nay, Hải Dương liệu có đạt mục tiêu đã đề ra?

Thiếu điểm tựa: Đi thăm làng gốm Cậy ở xã Long Xuyên (Bình Giang), ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam không khỏi nuối tiếc về một làng gốm cổ đã từng phát triển rực rỡ những năm đầu thế kỷ XX. Ông Dần nhận xét: “Nhiều làng nghề đang chết dần, chết mòn trong khi không có nghề mới thay thế là thực trạng chung của nhiều làng ở Việt Nam. Mảnh đất trăm nghề Hải Dương cũng không thoát khỏi tình trạng chung này”.

Vì sao khó phát triển làng nghề mới? Ông Dần lý giải thanh niên, trai tráng không muốn làm nghề truyền thống. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công không dễ mở rộng. Chính quyền địa phương lại thiếu quan tâm trong phát triển làng nghề. Khi làng nghề bị bỏ rơi, người dân làm nghề tự phát, thiếu định hướng thì làm sao đủ tiêu chí để được công nhận làng nghề.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noi , bảo hành tủ lạnh samsung
Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cẩm Giàng
Chúng tôi về Thanh Hà đúng dịp nông dân đang thu hoạch vải thiều chính vụ

Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của tỉnh chưa rõ ràng cũng tác động lớn đến mục tiêu xây dựng làng nghề của các địa phương. Phần lớn nghề mới được du nhập do người dân tự học hỏi và phát triển. Việc đào tạo, dạy nghề mới cho người dân ít được thực hiện. Nhiều nơi, người dân không thiết tha danh hiệu làng nghề xuất phát từ chính quyền địa phương thiếu quan tâm, định hướng. Ngay cả các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã được tỉnh bình xét, vinh danh thì sau khi công nhận danh hiệu sản phẩm đó cũng ít nhận được sự hỗ trợ để phát triển. Do đó, mục tiêu phát triển làng nghề của tỉnh sẽ rất khó thực hiện.

Ông Nguyễn Quý Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Gia Lộc cho biết: “Mặc dù huyện đã có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề như thường xuyên hỗ trợ các hộ dân tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu..., nhưng những chính sách hỗ trợ trên chưa đủ để hình thành nhiều nghề mới, hối thúc người dân muốn thực hiện các tiêu chí làng nghề. Vì vậy, 5 năm trở lại đây số làng nghề truyền thống được công nhận ở Gia Lộc không nhiều”.

Theo Sở Công thương, việc phát triển các làng nghề của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 khá chậm chạp. Năm 2011, tỉnh có 5 làng nghề, năm 2013 có 4 làng nghề, năm 2014 chỉ có 1 làng nghề được công nhận danh hiệu làng nghề TTCN. Ông Mạc Thế Phương, Trưởng Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công thương) cho rằng các làng nghề của Hải Dương đang cần một cú hích mới để phát triển. Tình trạng "dậm chân tại chỗ" trong phát triển làng nghề hiện nay đang khiến mục tiêu phát triển thêm 80 làng nghề trở lên vào năm 2020 của tỉnh khó khả thi.  

Thanh lọc cái cũ, lựa chọn cái mới

Ông Nguyễn Thượng Sách, chủ cơ sở đúc đồng Nguyễn Thượng Sách ở xã Văn Tố (Tứ Kỳ) cho rằng để giải quyết những vướng mắc trong phát triển nghề truyền thống hiện nay, Hải Dương cần xây dựng được mô hình “mỗi xã, phường một sản phẩm” như cách làm của Quảng Ninh hay một số địa phương khác. Nhờ mô hình này mà tỉnh bạn đã khá thành công trong phát triển làng nghề. Nghề mới có điều kiện du nhập trong khi nghề cũ vẫn được duy trì và bảo tồn.

Để phát triển làng nghề, Hải Dương không nhất thiết phải duy trì những làng nghề không còn khả năng phát triển. Bởi chính sự èo uột của các làng nghề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người dân các làng khác khi phấn đấu đạt danh hiệu làng nghề. Do đó, Sở Công thương cần sớm rà soát, loại bỏ những nghề không còn tương lai phát triển. Các nghề thủ công sản xuất rổ, rá; bện thừng, rợ bằng tre; mây giang xiên; gò rèn; sản xuất lược bí... có thể không cần khuyến khích phát triển thêm.

Tỉnh cũng cần tạo mọi điều kiện cho các địa phương du nhập nghề mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở thế mạnh của từng nơi, tỉnh có thể đầu tư phát triển theo nhóm ngành nghề nhất định.
Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề cần được tăng cường và thực hiện có hiệu quả. Tỉnh cần có những cơ chế khuyến khích rõ ràng đối với những làng nghề được công nhận về khuyến công, đào tạo nghề, truyền nghề, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, giúp các làng nghề tiêu thụ sản phẩm...

Làng nghề hình thành góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương, thực hiện “ly nông bất ly hương”, bảo đảm an sinh xã hội. Các làng nghề cũng góp phần tăng thu ngân sách, giúp các địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, phát triển làng nghề là mục tiêu quan trọng cần được Sở Công thương và các địa phương quan tâm thực hiện.

Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cẩm Giàng

Theo đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cẩm Giàng, toàn huyện còn 319 xe công nông, xe 3 bánh, 4 bánh tự chế ở tất cả 19 xã, thị trấn.
Một số xã còn nhiều xe như Ngọc Liên (30 xe), Tân Trường (27 xe), Đức Chính (25 xe)... Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng của huyện phối hợp tạm giữ, xử lý được 22 phương tiện. Hiện nay, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Công an huyện phối hợp với các phòng, ban, các xã, thị trấn tiếp tục tuyên truyền để người dân có xe tự chế chủ động giao nộp, chuyển đổi phương tiện. Đồng thời, kiểm tra, phát hiện các trường hợp cố tình lưu thông để tổ chức xử lý, bán thanh lý tài sản theo quy định.

Xem thêm:sửa tủ lạnh hitachi ,sua chua tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi       
Chúng tôi về Thanh Hà đúng dịp nông dân đang thu hoạch vải thiều chính vụ
Bài toán" lớn nhất cần phải giải quyết hiện nay sau khi ruộng đất được tích tụ

Cống Hà Kỳ thuộc xã Vĩnh Hòa (Ninh Giang) có nhiệm vụ tưới tiêu cho 1.350 ha đất nông nghiệp tại các xã Ninh Thành, Vĩnh Hòa, Nghĩa An...
Tuy nhiên, trong quá trình điều tiết nước, hai bên bờ thượng, hạ lưu cống đã bị sạt lở. Hiện tại, điểm sạt đã lấn vào phần đất thổ cư (ảnh), đe dọa tới tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống xung quanh, nhất là trong mùa mưa bão.
Đề nghị cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương sớm có phương án xử lý 2 đoạn sạt lở trên để bảo đảm an toàn cho các hộ dân.
Sáng 28.6, Thanh tra tỉnh tổ chức tập huấn hội thảo chuyên đề: “Luật Thanh tra và thực tiễn thi hành”.
Tại hội nghị, có 12 lượt ý kiến, tập trung vào một số hạn chế, bất cập của Luật Thanh tra. Một số đại biểu cho rằng Luật Thanh tra chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thủ trưởng, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý thanh tra. Do đó, cơ quan thanh tra thiếu cơ sở để thực hiện, thiếu các chế tài, nhất là khi xử lý các hành vi chống đối, cản trở, không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra. Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc ra quyết định thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước nên một số địa phương không xây dựng kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp Trung ương đóng tại địa phương dù phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hoạt động thanh tra còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa thanh tra bộ, thanh tra tỉnh với thanh tra sở, ngành. Một số hạn chế về trình tự, thủ tục thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; thời hạn các cuộc thanh tra… cũng được các đại biểu nêu ra tại hội nghị.
Các đại biểu đề xuất nhiều ý kiến, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Chúng tôi về Thanh Hà đúng dịp nông dân đang thu hoạch vải thiều chính vụ

Tuy mất mùa nhưng đây là năm giá vải thiều cao kỷ lục trong 10 năm trở lại đây.
Về Thanh Hà những ngày này không tấp nập như mọi năm vì lượng vải ít nhưng ai nấy đều vui mừng vì giá vải cao, có thời điểm gấp 3 lần  năm ngoái.

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi ,   sửa tủ lạnh hitachi, sửa tủ lạnh samsung
Bài toán" lớn nhất cần phải giải quyết hiện nay sau khi ruộng đất được tích tụ
Kỳ thi THPT quốc gia 2017, trên địa bàn huyện Nam Sách có 2 điểm

Giá trị kinh tế cao: Chúng tôi về Thanh Hà đúng dịp nông dân đang thu hoạch vải thiều chính vụ. Trên tỉnh lộ 390 không còn tình trạng tắc đường như mọi năm. Người bán vải và các điểm thu mua cũng ít đi. Tuy không bội thu như mọi năm nhưng người dân vẫn rất phấn khởi vì vải được giá. Theo khảo sát của chúng tôi, trong ngày 22.6, giá vải bán buôn dao động từ 30.000-35.000 đồng/kg, có nhà bán lẻ được 40.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Phượng ở thôn Lại Xá, xã Thanh Thủy cho biết: “Năm nay gia đình tôi không phải mang vải đi bán ở các điểm cân mà thương lái đến tận vườn thu mua. Gia đình tôi có gần 1 sào vải thiều, thu khoảng 3,5 tấn. Đầu vụ bán được 35.000 đồng/kg, hôm nay bán giá hơn 30.000 đồng/kg. Tuy mất mùa nhưng thu nhập còn cao hơn năm ngoái”. Gia đình bà Phượng là hộ hiếm hoi ở xã có vườn vải cho quả đều. Năm nay gia đình bà Phượng thu khoảng 200 triệu đồng từ vải thiều, cao gần gấp đôi năm ngoái.

Theo lãnh đạo UBND xã Thanh Thủy, vải thiều của xã chủ yếu được đem đi tiêu thụ ở các thành phố lớn. Ngoài ra, hơn 6 tấn vải thiều trong vùng áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ thương mại Rồng Đỏ thu mua xuất khẩu đi Australia. Theo ước tính của UBND xã Thanh Thủy, năm nay nông dân trong xã thu khoảng 27 tỷ đồng từ vải quả, tăng hơn 2 tỷ đồng so với năm ngoái.

Với hơn 80 ha vải thiều, năm nay xã Thanh Khê thu khoảng 400 tấn quả. Mẫu mã vải quả đẹp, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó. Theo nhiều người trồng vải, năm nay khó có vải để sấy. Ông Nguyễn Minh Mẫn ở thôn Đa Khê cho biết: “Cả vườn nhà tôi được khoảng 2,5 tấn vải, hiện đã thu hoạch hơn 1 tấn. Do mẫu mã đẹp, vải được sản xuất theo quy trình VietGAP nên đầu vụ gia đình tôi bán  với giá từ 40.000-45.000 đồng/kg. Những quả vải rụng hoặc nứt, gia đình tôi cũng bán được cho thương lái với giá thấp hơn. Năm nay, gia đình tôi dự kiến sẽ thu khoảng 200 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với năm ngoái”. Do ít vải nên năm nay vải thiều Thanh Hà chủ yếu tiêu thụ trong nước qua các thương lái nhỏ lẻ. Trước khi thu hoạch vải thiều 2 tuần, người dân đã ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản phẩm sạch đưa đến người tiêu dùng. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, năm nay sản lượng vải thiều Thanh Hà ước đạt khoảng 5.000 tấn, giảm khoảng 7.000 tấn so với năm ngoái. “Mất mùa, được giá” là điệp khúc muôn thủa của thị trường nông sản. Vì thế, giá trị kinh tế do quả vải mang lại cho huyện Thanh Hà năm nay dự kiến còn cao hơn năm ngoái.

Nhờ kinh nghiệm: Năm nay thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả của vải thiều. Với kinh nghiệm cả đời trồng vải, nhiều nông dân Thanh Hà đã biết cách "bắt bệnh" ông trời. Ông Hoàng Văn Thủy ở thôn Lại Xá cho biết, ông chăm sóc vải đúng theo quy trình VietGAP, cắt tỉa cành, khoanh cành, tạo tán đúng thời điểm nên năm nay vẫn được nhiều vải bán. Thời điểm nắng nóng, vải có hiện tượng cháy, rám, ông ngắt đi những quả rám chứ không vội phun thuốc, sau đó tập trung tưới nước cho cây vải. Vừa thu hoạch vải, ông vừa cắt tỉa cành, dọn đến đâu sạch đến đó, vì sau thu hoạch 1 tháng là vải sẽ ra lộc, bắt đầu phải phun thuốc, bón lân đạm. Nếu không làm nhanh thì không kịp với chu kỳ phát triển của cây. Theo ông Thủy, chỉ cần tính sai một bước là có thể sẽ mất mùa.

Ngoài việc tuân thủ đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ông Nguyễn Minh Mẫn còn thường xuyên theo dõi thông báo của Trạm Bảo vệ thực vật và hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Vì thế, trong khi nhiều nhà mất mùa thì năm nay gia đình ông vẫn thu khoảng 2,5 tấn vải.  Ông Đặng Văn Khái, Chủ tịch UBND xã Thanh Khê cho biết: “Nhiều nông dân Thanh Khê thường xuyên tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc vải qua sách báo và mạng internet. Thị trường tiêu dùng thì ngày càng khó tính, nên vải sạch sản xuất theo quy trình VietGAP cũng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn”.

Bài toán" lớn nhất cần phải giải quyết hiện nay sau khi ruộng đất được tích tụ

"Bài toán" lớn nhất cần phải giải quyết hiện nay sau khi ruộng đất được tích tụ lại phục vụ làm ăn lớn thì nhiều lao động nông thôn không làm việc ở các khu công nghiệp nữa sẽ làm gì?
Sau khi loạt bài "Nới hạn điền để tích tụ ruộng đất" được đăng tải, nhóm tác giả thực hiện bài viết nhận được khá nhiều ý kiến cho rằng "bài toán" lớn nhất cần phải giải quyết hiện nay sau khi ruộng đất được tích tụ lại phục vụ làm ăn lớn thì nhiều lao động nông thôn không làm việc ở các khu, cụm công nghiệp nữa sẽ làm gì? Trong một số phát biểu mới đây, người đứng đầu ngành nông nghiệp của tỉnh đang tính tới việc tham mưu cho UBND tỉnh tích tụ ruộng đất để làm nông nghiệp công nghệ cao như cách làm đối với công nghiệp sau khi đi tham quan một số tỉnh.

Xem thêm:trung tâm bảo hành hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nộibảo hành tủ lạnh samsung
Kỳ thi THPT quốc gia 2017, trên địa bàn huyện Nam Sách có 2 điểm
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện phối hợp với hội LHPN tỉnh tổ chức tuyên truyền

Nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4). Các khâu trong dây chuyền sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp cơ bản sẽ được tự động hóa, rô bốt làm thay con người. Khi rô bốt và tự động hóa lên ngôi, số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên, đặc biệt là lao động thủ công.

Hải Dương hiện có khoảng 150.000 lao động đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, trong đó hơn 90% số lao động bản địa. Đa phần lao động trong các nhà máy, xí nghiệp là lao động nông nghiệp chuyển sang,  phần lớn chưa từng học nghề. Họ chỉ được đào tạo ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu công việc mà doanh nghiệp cần. Theo tính toán của ngành lao động tỉnh, khoảng 10 năm nữa, phần lớn lao động đang làm việc trong các khu, cụm công nghiệp sẽ vượt qua tuổi 40, nguy cơ bị các doanh nghiệp đào thải rất lớn, đặc biệt cuộc "xâm lược" của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ khiến những lao động phổ thông rất khó trụ lại các nhà máy, xí nghiệp. Khi đó, một lượng lớn lao động trong lĩnh vực công nghiệp quay lại nông thôn. Họ sẽ làm gì khi ruộng đất không còn? Đây là bài toán cần phải giải quyết song song với việc tích tụ ruộng đất.

Mở rộng hạn điền tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, đưa công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giảm giá thành để đủ sức cạnh tranh là yêu cầu tất yếu. Song, tích tụ ruộng đất không nhất thiết cứ phải chuyển giao đất cho doanh nghiệp làm ăn mới đem lại hiệu quả. Hiện có rất nhiều mô hình tích tụ ruộng đất như mô hình doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân được cho là bền vững nhất. Với mô hình này, người dân vẫn canh tác trên ruộng đất của mình, doanh nghiệp sẽ "bán" dịch vụ cho nông dân gồm quy trình sản xuất, cây, con giống... và bao tiêu sản phẩm với thương hiệu của doanh nghiệp. Khi đó, người dân được lợi hơn so với họ tự canh tác, còn doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ giá trị gia tăng đối với nông sản sạch mà người dân làm ra.

Ở tỉnh ta đã xuất hiện rất nhiều mô hình tích tụ ruộng đất làm ăn lớn bằng việc liên kết hộ sản xuất rau, củ, quả tập trung tại vùng vải thiều VietGAP ở Thanh Hà; hành, tỏi ở Kinh Môn; su hào, cải bắp ở Tứ Kỳ, Gia Lộc; củ đậu ở Kim Thành; cà rốt ở Cẩm Giàng; cấy lúa một vùng, một giống, một thời gian ở Ninh Giang... đang đem lại hiệu quả tương đối cao khi đầu ra được bảo đảm. Ở những nơi này, người dân canh tác rất tốt trên chính mảnh đất của mình bằng việc liên kết hộ thành những vùng có diện tích lớn để sản xuất một loại nông sản.

Mô hình có sẵn, vấn đề chỉ còn kêu gọi doanh nghiệp tham gia cùng bà con nông dân trong chuỗi sản xuất. Việc này vừa không tốn chi phí mà lại bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Với cách làm trên, khi người lao động không còn làm công nhân trong các khu, cụm công nghiệp sẽ vẫn có ruộng đất để sản xuất. Đây cũng là cách làm bền vững nhất hiện nay mà ngành nông nghiệp tỉnh phải tính toán, nghiên cứu kỹ trước khi tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Kỳ thi THPT quốc gia 2017, trên địa bàn huyện Nam Sách có 2 điểm

Ngày 22/6, hơn 1.300 thí sinh ở huyện Nam Sách đã chính thức bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia 2017.
Kỳ thi THPT quốc gia 2017, trên địa bàn huyện Nam Sách có 2 điểm thi, trong đó điểm thi tại trường THPT Nam Sách có 728 thí sinh đăng ký dự thi với 31 phòng thi; điểm thi tại trường THPT Nam Sách 2 có 600 thí sinh đăng ký dự thi với 25 phòng thi. Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay ngoài mục đích sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT còn là cơ sở để thí sinh xét tuyển Đại học và Cao đẳng.
Ngày thi đầu tiên của kỳ thi với 2 môn thi là Ngữ văn và Toán. Theo đánh giá của nhiều thí sinh tham dự kỳ thi, đó là đề thi khá phù hợp và vừa sức đối với các thí sinh, do đó các em làm bài thi thấy thoải mái, tự tin. Thí sinh Đỗ Thị Hương Giang (trường THPT Nam Sách) cho biết, ngày thi đầu tiên em cảm thấy khá thoái mái. Buổi sáng làm bài thi môn thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút, kể cả nội dung kiến thức và mức độ dài ngắn của đề đều vừa sức với em và các bạn

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi,bao hanh tu lanh hitachisua tu lanh samsung
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện phối hợp với hội LHPN tỉnh tổ chức tuyên truyền
Để tổ chức quản lý chặt chẽ và từng bước xử lý dứt điểm tình trạng xe 3, 4 bánh

Theo nhiều giáo viên và các thí sinh trong ngày thi đầu tiên, đề thi các môn Ngữ văn đòi hỏi các em thí sinh phải kết hợp được những hiểu biết về đời sống xã hội và khả năng bày tỏ quan điểm của riêng mình, tuy nhiên phải với thái độ chân thành, nghiêm túc và phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Đề toán năm nay khá tương đồng với 2 đề thi thử mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trước đó. Học sinh học lực khá có thể đạt từ 6 - 7 điểm. Với học sinh giỏi có thể được 8 - 9 điểm.

Trong ngày thi đầu tiên, tại 2 điểm thi trên địa bàn huyện diễn ra nghiêm túc và an toàn. Buổi sáng thi môn Ngữ văn vắng 2 thí sinh tự do; trong buổi chiều thi môn Toán vắng 3 thí sinh tự do.

Mặc dù kỳ thi năm nay có nhiều thay đổi so với mọi năm theo chỉ đạo chung của Bộ giáo dục và Đào tạo như thay đổi về hình thức thi, thời gian thi và số môn thi... tuy nhiên về phía các nhà trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cùng với các ngành chức năng của huyện đã có sự phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Hai điểm thi đã làm tốt công tác chuẩn bị, hướng dẫn thí sinh, do đó trong ngày thi đầu tiên không có thí sinh hay cán bộ coi thi vi phạm quy chế.

Ngày 23/6, các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia sẽ bước vào ngày thi thứ 2. Trong buổi sáng, thí sinh thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên gồm có: Vật lý, Hóa học và Sinh học với thời gian làm bài mỗi môn 50 phút; buổi chiều các em thi môn Ngoại ngữ với thời gian làm bài 60 phút.

Sáng 24/6, các thí sinh thi tổ hợp các môn Khoa học xã hội gồm có: Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân, mỗi môn thi thời gian làm bài 50 phút.

Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện phối hợp với hội LHPN tỉnh tổ chức tuyên truyền

Ngày 23/6, tại xã Minh Tân, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện phối hợp với hội LHPN tỉnh tổ chức tuyên truyền, đối thoại về chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho trên 150 đại biểu là Chủ tịch Hội LHPN các xã, thị trấn cùng hội viên phụ nữ của 3 xã Minh Tân, Thái Tân và Hồng Phong.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nói chung; Tuyên truyền cụ thể về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện như: phương thức, mức đóng phí, thủ tục, quyền lợi được hưởng các chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện. Nhiều câu hỏi với những nội dung liên quan mà cán bộ, hội viên phụ nữ quan tâm đã được giải đáp và tư vấn cụ thể, có sức thuyết phục

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,sửa tủ lạnh hitachi, trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       

Để tổ chức quản lý chặt chẽ và từng bước xử lý dứt điểm tình trạng xe 3, 4 bánh


Buổi tuyên truyền giúp cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu đúng và nắm được tính ưu việt của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thu hút người dân tham gia; đồng thời giúp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức thực chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo an sinh xã hội địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Ngày 22/6, đồng chí Nguyễn Tiến Khắc – Phó Chủ tịch UBND huyện đã đi kiểm tra tiến độ thi công một số công trình theo tiêu chí nông thôn mới tại 2 xã Nam Trung và Hiệp Cát. Cùng đi có lãnh đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng và phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Nam Trung và Hiệp Cát là 2 trong số 3 xã đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2017. Xã Nam Trung đã hoàn thành 17/19 tiêu chí; 02 tiêu chí đang tâp trung hoàn thành là tiêu chí trường học và cơ sở vật chất văn hóa. Xã Hiệp Cát đã hoàn thành 16/19 tiêu chí; 03 tiêu chí đang tập trung hoàn thành là tiêu chí giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất văn hóa.
Từ đầu năm đến nay, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo 2 xã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa hoàn thành. Trong đó, xã Nam Trung tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công công trình trường Mầm non và Sân vận động trung tâm xã. Xã Hiệp Cát tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình: Kiên cố hóa kênh tưới KC1 trạm bơm trung tâm xã, đường giao thông nông thôn, sân vận động trung tâm, nhà văn hóa thôn Kim Độ và 04 phòng học của trường Tiểu học.
Sau khi trực tiếp đi kiểm tra tiến độ thi công các công trình nêu trên ở hai xã, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo lãnh đạo hai xã cần tiếp tục sâu sát hơn nữa để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đảm bảo theo kế hoạch đề ra, song phải đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật, tiết kiệm và hiệu quả sử dụng sau này; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã phụ trách các công việc cụ thể, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM.

Về một số vướng mắc trong thực hiện thủ tục thu hồi đất và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật một số công trình của ở xã, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện giao cho các ngành chức năng của huyện tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các xã khẩn trương hoàn thành để hai xã phấn đấu được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay.

Để tổ chức quản lý chặt chẽ và từng bước xử lý dứt điểm tình trạng xe 3, 4 bánh

Để tổ chức quản lý chặt chẽ và từng bước xử lý dứt điểm tình trạng xe 3, 4 bánh tự chế tham gia giao thông, ngày 20/6/2017, UBND tỉnh đã có văn bản số  1713/UBND-VP yêu cầu  các cấp, các ngành và các địa phương thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ và các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cấm lưu hành xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng:

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bao hanh tu lanh samsung      
Theo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải

Đoàn công tác của Ban Đối ngoại Trung ương do đồng chí Nguyễn Tuấn Phong


Cụ thể: Trước ngày 31/12/2017 xử lý dứt điểm tình trạng các loại xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng lưu thông trên Quốc lộ, khu vực nội thành, nội thị (trừ xe thu gom rác phục vụ vệ sinh môi trường, xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật);

Trước ngày 31/12/2018 xử lý dứt điểm tình trạng các loại xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng lưu thông trên đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã (kể cả xe thu gom rác phục vụ vệ sinh môi trường).
Đối với xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp có tính năng đa dụng như làm đất, bơm nước, phát điện, vận chuyển (Theo quy định tại Chỉ thị 1405/CT-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ) chỉ cho phép phạm vi hoạt động tại các vùng nông thôn.

Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo, tổ chức quản lý, xử lý dứt điểm tình trạng các loại xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng lưu thông trên đường. Chỉ đạo Đài Phát thanh cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã và các hội đoàn thể, UBND cấp xã đẩy mạnh tuyên truyền nguy cơ mất an toàn giao thông khi sử dụng và chế tài xử phạt, tịch thu phương tiện khi lưu thông xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng; yêu cầu các Nhà trường, các doanh nghiệp trên địa bàn không sử dụng xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng để đưa, đón học sinh, công nhân. Vận động các tổ chức, cá nhân không sản xuất, lắp ráp, mua bán và sử dụng trái quy định xe 3, 4 bánh tự chế; tự nguyện giao nộp xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng để không bị xử phạt vi phạm hành chính Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã: Lập sổ theo dõi, quản lý không để phát sinh xe 3, 4 bánh tự chế mới trên địa bàn theo danh sách các địa phương báo cáo về Sở Giao thông vận tải Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để phát sinh xe 3, 4 bánh tự chế mới của người dân trên địa bàn quản lý; Việc kiểm tra, xử lý vi phạm, các cấp các ngành thực hiện theo quy định của pháp luật
Tại Văn bản cũng nêu rõ trách nhiệm của các ngành như: Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính , các cơ quan thông tin đại chúng trong việc xử lý cũng như tuyên truyền người dân không sử dụng xe 3, 4 bánh tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng ; đồng thời khuyến khích người dân tự nguyện thông báo, giao nộp và không sử sản xuất, mua, bán, cho, tặng, sử dụng xe tự chế, 3, 4 bánh, ô tô hết niên hạn sử dụng./

Theo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải

Từ ngày 26.6 - 7.7, các địa phương trong tỉnh sẽ tuyên truyền, vận động các hộ dân tự di chuyển, tháo dỡ phần vi phạm đất đường bộ.
Theo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải, toàn tỉnh có 218 điểm vi phạm đất đường bộ ở 11 huyện, thành phố phải giải tỏa; đồng thời có 26 điểm đấu nối trái phép tại 8 huyện, thị xã phải tổ chức rào chắn.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Đoàn công tác của Ban Đối ngoại Trung ương do đồng chí Nguyễn Tuấn Phong
Có nhiều người từng là nhà giáo "rẽ ngang" sang làm báo p2

UBND cấp xã phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ hỗ trợ các hộ giải tỏa vi phạm. UBND cấp huyện, xã, một số phòng chức năng của Sở Giao thông vận tải sẽ giải tỏa các trường hợp vi phạm còn lại từ ngày 17.7 - 15.8. Đối với các vị trí tập kết, buôn bán vật liệu, cơ quan chức năng sẽ dùng máy xúc san gạt vật liệu ra khỏi phạm vi 5 m tính từ mép đường nhựa. Sau khi giải tỏa vi phạm, ngắt đấu nối trái phép vào đường bộ, cơ quan chức năng sẽ bàn giao hiện trạng cho UBND cấp xã, đơn vị quản lý đường bộ quản lý, bảo vệ, chống tái phạm.
* Một vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết đã xảy ra trên tỉnh lộ 391 đoạn qua xã Văn Tố (Tứ Kỳ) lúc 6 giờ 40 ngày 22.6.

Xe ô tô 18C-021.46 do anh Nguyễn Văn Tưởng (sinh năm 1966, trú tại xã Nam Cường, huyện Nam Trực, Nam Định) lái đã va chạm với xe mô tô 34E1- 191.02 do anh Đào Văn Kha (sinh năm 1992, trú tại xã Nghĩa An, Ninh Giang) lái ngược chiều. Anh Kha chết.
Các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến đuối nước tới cộng đồng.
Để phòng ngừa đuối nước cho trẻ em trong mùa mưa lũ, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến đuối nước tới cộng đồng; kiểm tra thực địa, cắm biển báo ở những khu vực nguy hiểm; tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em.

Nguồn kinh phí triển khai các hoạt động được huy động từ ngân sách địa phương, xã hội hóa... Trường hợp không bố trí được kinh phí, các địa phương lập kế hoạch, dự trù kinh phí trình Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước ngày 15.7 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét cấp từ Quỹ Phòng chống thiên tai của tỉnh.

Đoàn công tác của Ban Đối ngoại Trung ương do đồng chí Nguyễn Tuấn Phong

Ngày 22.6, đoàn công tác của Ban Đối ngoại Trung ương do đồng chí Nguyễn Tuấn Phong, Phó Trưởng Ban dẫn đầu làm việc với tỉnh về công tác đối ngoại.
Đồng chí Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì làm việc với đoàn.
Tại buổi làm việc, đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao đổi với đoàn công tác về tình hình thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trên địa bàn trong những năm qua; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng, nhu cầu và kết quả mở rộng hợp tác quốc tế của địa phương; công tác đối ngoại của địa phương trên các kênh ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; tổ chức, bộ máy và cơ chế phối hợp triển khai công tác đối ngoại; hoạt động của các cơ sở văn hóa, kinh tế, dự án, vốn đầu tư của nước ngoài tại tỉnh...

Có nhiều người từng là nhà giáo "rẽ ngang" sang làm báo p2


Hải Dương đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, định hướng và phối hợp chặt chẽ để công tác đối ngoại của địa phương ngày càng hiệu quả; tạo điều kiện cho cán bộ của tỉnh tham gia các đoàn công tác, học tập, xúc tiến đầu tư thương mại của Trung ương. Tiếp tục hỗ trợ quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, nắm bắt tình hình kiều bào để kêu gọi đầu tư, hỗ trợ quê hương. Đề nghị Ban Đối ngoại Trung ương phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan tham mưu và có văn bản chỉ đạo địa phương kiện toàn bộ máy chuyên trách về công tác đối ngoại thống nhất toàn quốc, hướng dẫn chỉ đạo hoạt động đối ngoại địa phương; quan tâm tạo điều kiện đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác đối ngoại...

Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Tuấn Phong đánh giá cao kết quả công tác đối ngoại của tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt trong công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo nhân dân trong tỉnh. Đồng chí đề nghị tỉnh tiếp tục khắc phục những khó khăn đang gặp trong công tác đối ngoại tại cấp tỉnh nói chung, cân đối, thu hút nguồn lực, tổ chức các hoạt động đối ngoại, xúc tiến thương mại hiệu quả. Coi trọng công tác tuyên truyền về đối ngoại trong nhân dân. Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của tỉnh, đồng chí yêu cầu các cơ quan chuyên môn của Ban Đối ngoại Trung ương sẽ tiếp tục phối hợp tốt với địa phương để thực hiện tốt hơn công tác đối ngoại; tiếp tục tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các văn bản thống nhất của Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại, làm cơ sở cho các cấp, các ngành thực hiện trên toàn quốc.

Buổi chiều, đoàn đi thăm Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam (khu công nghiệp Phúc Điền, Cẩm Giàng), Công ty TNHH Sints BVT (TP Hải Dương) để tìm hiểu về tâm tư, đời sống của các chuyên gia, công nhân người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa làm tỉnh.
Nhân dịp này, Ban Đối ngoại Trung ương trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp đối ngoại nhân dân cho các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh do có thành tích đóng góp cho sự nghiệp đối ngoại của Đảng.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Có nhiều người từng là nhà giáo "rẽ ngang" sang làm báo p2

Say nghề: Dù có năng khiếu về nghệ thuật nhưng để đáp ứng công việc làm báo hình, báo nói, anh Cửu đã phải dành nhiều công sức, thời gian để học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Anh Cửu cho biết: "Trước khi lên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, tôi chưa hề biết quay phim, xây dựng kịch bản, đạo diễn chương trình, viết tin, bài. Thời gian đầu tôi rất bỡ ngỡ, phải vừa làm vừa học, nhất là phải sửa giọng văn, cách viết của giáo viên cho phù hợp với công việc làm báo". Được lãnh đạo và đồng nghiệp nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ, anh Cửu từng bước đáp ứng yêu cầu của công việc và khẳng định được mình. 7 năm nay, với vai trò là Trưởng Phòng Văn nghệ và giải trí, anh Cửu không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để duy trì, mở thêm chương trình mới có chất lượng, hấp dẫn như "Câu chuyện của tôi", "Vấn đề cùng bàn luận", "Nhịp cầu âm nhạc"...

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội sua chua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi   

Có nhiều người từng là nhà giáo "rẽ ngang" sang làm báo

             
Về Báo Hải Dương, thầy giáo Vị Thủy như "cá gặp nước”. Phát huy vốn kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được từ những năm đứng trên bục giảng, lại thêm tính trách nhiệm, lăn lộn với công việc, anh nhanh chóng đáp ứng được nhiệm vụ mới, trở thành cây bút cứng của báo Hải Dương. Anh không ngại dấn thân vào những vấn đề gai góc, phức tạp. Sau 8 năm cầm bút, Vị Thủy đã có nhiều tác phẩm được bạn đọc đánh giá cao như loạt bài "Trường Sa ngày mới" (giải A Giải Báo chí Nguyễn Lương Bằng), loạt bài "Nợ đọng xây dựng cơ bản" (giải khuyến khích Giải Báo chí quốc gia

Nhà báo Vị Thủy chia sẻ: "Nghề báo khác xa với nghề giáo. Trước đây, công việc ổn định, "mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu" thì nay tôi thường xuyên phải lăn lộn khắp hang cùng ngõ hẻm. Để có những bài phóng sự, ghi chép, tôi đã bỏ nhiều thời gian, công sức đeo bám sự việc. Như bài"Đi "săn" ốc khỉ", tôi phải leo đồi núi trong đêm với người dân rất nguy hiểm".

Đối với những nhà giáo đang giảng dạy, việc làm báo không chỉ thỏa mãn được niềm yêu thích riêng mà còn có nhiều tác dụng tích cực cho nghề dạy học. Thầy giáo Thiện chia sẻ: "Tham gia viết báo, tôi được đi nhiều nơi, biết thêm nhiều thứ, năng động, tự tin hơn. Những thông tin thu thập từ thực tế được tôi đưa vào giảng dạy rất hiệu quả, tạo sức cuốn hút đặc biệt với học sinh". Ví dụ như những hình ảnh, tư liệu viết bài pháo đất ở xã Đức Xương (Gia Lộc) được thầy giáo Thiện sử dụng để thiết kế giáo án điện tử dạy học. Và với giáo án này, anh đã giành giải nhất tại cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Có nhiều người từng là nhà giáo "rẽ ngang" sang làm báo

Có nhiều người từng là nhà giáo "rẽ ngang" sang làm báo. Có nhiều nhà giáo vẫn tích cực cộng tác với các cơ quan báo chí. Họ mang đến một "dư vị" mới cho các tờ báo.
Có duyên: Những tưởng được đào tạo bài bản và có nhiều năm đứng trên bục giảng, họ sẽ gắn bó hết đời với nghề làm thầy. Nhưng như có duyên, nhiều nhà giáo đã chuyển sang làm báo.


Trước đây anh Nguyễn Văn Cửu, Trưởng  Phòng Văn nghệ và giải trí (Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Dương) từng có 5 năm dạy môn ngữ văn tại Trường THCS Quang Phục (Tứ Kỳ) quê anh. Nhưng cùng với niềm yêu thích văn học, anh Cửu còn có năng khiếu về nghệ thuật nên mong muốn được phát huy sở trường luôn đau đáu trong anh. Sau thời gian dài cân nhắc, năm 1995 anh chuyển công tác lên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. "Tuy tôi cũng tiếc nghề đứng lớp nhưng lại muốn thử sức mình trên lĩnh vực mới. Lên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh được phân công nhiệm vụ ở Phòng Văn nghệ và giải trí đúng sở trường, tôi rất phấn khởi và thấy tự tin hơn", anh Cửu cho biết.

Cũng như thầy giáo Cửu, với tính cách năng động, thích khám phá, giữa năm 2009, đang là giảng viên chính thức của Trường Đại học Sao Đỏ (Chí Linh), thầy giáo Trương Vị Thủy quyết định xin chuyển công tác về Báo Hải Dương. Anh Thủy chia sẻ: "Đây là một trong những quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Vì khi chuyển lên Báo Hải Dương là tôi chấp nhận bỏ hết những thành tích, chế độ sau nhiều năm công tác tại trường". Vốn được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nên đối với anh Thủy công việc làm báo hoàn toàn mới mẻ, quyết định lựa chọn nó đồng nghĩa với việc anh phải đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều đồng nghiệp và người thân cho đây là một quyết định rất mạo hiểm.

Ngoài những giáo viên chuyển hẳn đến các cơ quan báo chí, nhiều giáo viên vừa bám trường lớp nhưng vẫn dành thời gian đeo đuổi đam mê viết lách. Trong số đó có nhiều người đã trở thành những cộng tác viên tích cực với các cơ quan báo chí.

Đến giờ nhiều lúc thầy giáo Phạm Lương Thiện, quê ở xã Kiến Quốc (Ninh Giang), giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hải Dương) vẫn không nghĩ mình sẽ có thêm nghề "tay trái" làm báo. Công việc viết báo đến với anh rất tình cờ. Năm 2011, sau khi ra trường, anh về dạy học tại Trường Tiểu học Đức Xương (Gia Lộc). Năm 2013, qua tìm hiểu, thầy Thiện biết ở khối lớp 5 có em Trần Thị Khuê mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cảm động trước hoàn cảnh éo le của cô học sinh nghèo, thầy Thiện đã viết bài về em gửi cho báo Hải Dương và được đăng trên số báo ngày 23.8.2013. Sau đó, em Khuê nhận được hàng chục triệu đồng ủng hộ từ những nhà hảo tâm ở trong và ngoài tỉnh. Số tiền này đã giúp em Khuê vơi bớt khó khăn trong cuộc sống và tiếp tục học tập.

Thầy giáo Thiện cho biết: "Lúc viết bài gửi cho báo Hải Dương, tôi không nghĩ sẽ mang lại hiệu quả lớn như vậy. Bài báo trở thành động lực mạnh mẽ giúp tôi thêm tự tin để tiếp tục viết báo".

Chị là gái phố, không xinh đẹp lộng lẫy nhưng vẻ ngoài có duyên, ưa nhìn.

Chị là gái phố, không xinh đẹp lộng lẫy nhưng vẻ ngoài có duyên, ưa nhìn.
Hồi con gái, khối chàng trai trên phố tán tỉnh, theo về tận nhà “trồng cây si” nhưng chẳng hiểu duyên số thế nào, chị lại yêu rồi cưới anh - một chàng trai thôn quê chính hiệu. Có lẽ bởi chị nhận thấy anh đích thị là người đàn ông của gia đình, nhất mực quan tâm đến mọi người. Hơn nữa gia đình anh nền nếp, gia giáo, các anh chị em đều được học hành đến nơi đến chốn nên chị rất yên tâm.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua chua tu lanh hitachisửa chữa tủ lạnh hitachi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ 5 giống lúa khỏi cơ cấu

Nhờ người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng


Nhà anh đất chật, người đông, những ba anh em trai, anh lại là con út nên khi cưới vợ thì được phép ra ngoài ở riêng. Anh chị dành dụm được một phần cộng thêm vay mượn anh em, bạn bè xây được căn nhà nhỏ ngoài mặt phố. Dù chị có bằng dược sĩ trong tay nhưng anh không muốn chị đi làm cơ quan nhà nước vì bó buộc thời gian. Anh khuyên chị mở một quầy thuốc tây tại nhà, vừa bán hàng vừa lo cơm nước, con cái. Lúc đầu chị thấy cũng ổn nhưng dần dà chị hiểu ra đó là cách để anh "quản" vợ.

Anh can thiệp quá sâu vào công việc, sở thích và các mối quan hệ của chị. Chị cần đi đâu xa một chút là anh sẽ sắp xếp công việc để đưa chị đi, đón chị về. Buổi tối, chị không được phép ra khỏi nhà một mình. Người ngoài nhìn vào ai cũng nghĩ chị được chồng quan tâm, yêu chiều nhưng càng ngày chị càng có cảm giác ngột thở. Chị đi đâu, làm gì cũng phải xin phép anh đàng hoàng, kể cả đi chợ, mua sắm. Anh cho phép thì chị mới được đi. Anh cho chị dùng điện thoại di động nhưng chỉ được dùng loại “cục gạch”, không thể lướt Facebook hay vào Zalo được. Danh bạ điện thoại của chị không được phép có số lạ. Hễ số lạ gọi đến mà anh biết được thì anh sẽ là người trả lời thay chị.

Ấy thế mà mỗi lần chị về quê, hai chị dâu của chồng vẫn còn bảo chị sướng chán. Còn may mắn hơn các chị là được chồng cho dùng điện thoại, chứ các chị còn không được dùng. Chị ngỡ ngàng, không tin được chuyện đó, cho đến khi đang ăn cơm thì con lớn của chị dâu cả đi lao động ở Hàn Quốc gọi về muốn nói chuyện với mẹ, chị dâu phải nghe qua điện thoại của chồng, chị mới vỡ lẽ. Quan điểm của các anh chồng là: “Cho vợ dùng điện thoại để nói chuyện với giai à?”. Chị cũng không thể hiểu nổi vì sao những người đàn ông ở gia đình chồng vừa có học thức, vừa có địa vị trong xã hội lại có cách hành xử với vợ gia trưởng đến như vậy.

Câu chuyện mà chị dâu cả kể lại hôm đó vẫn là nỗi ám ảnh đối với chị. Đúng hôm mùng một, anh cả thèm ăn tiết canh “cho đỏ”, chị dâu chiều chồng, đi xe đạp điện lên phố để mua, ai ngờ đang đi thì xe hết điện, chị dâu phải đạp xe nên về nhà muộn mất nửa tiếng so với anh cả bấm giờ. Chẳng cần hỏi han lý do, anh hất cả bát tiết canh vào người chị và tru tréo bảo rằng chị “hẹn hò với giai”. Chị dâu vừa kể vừa ngân ngấn nước mắt: “Nhục lắm em ạ! Chẳng khác nào làm dâu chồng. Nhà này có gien gia trưởng di truyền. Em liệu mà cư xử”.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ 5 giống lúa khỏi cơ cấu

Vụ mùa năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ 5 giống lúa khỏi cơ cấu giống là QR1, nếp 352, Syn6, Thục Hưng 6, 27P31.
 Nguyên nhân do sau một thời gian đưa vào gieo cấy đại trà, các giống lúa này bộc lộ nhiều hạn chế như dễ nhiễm bệnh bạc lá, rầy nâu, khả năng phục hồi sau úng ngập kém... Đồng thời, sở cũng bổ sung thêm 2 giống lúa mới là nếp 415 và Nam ưu 209 vào cơ cấu giống vụ mùa.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi   , sửa chữa tủ lạnh hitachi

Nhờ người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân gieo cấy theo cơ cấu giống đã ban hành; mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao như Bắc thơm số 7, Bắc thơm số 7 kháng bạc lá, HN6...

Năm học 2016 - 2017, chất lượng học sinh giỏi của thị xã tiếp tục được duy trì và giữ vững, nằm trong tốp đầu toàn tỉnh.
Ngày 8.6, UBND thị xã Chí Linh tổ chức tuyên dương 211 giáo viên và học sinh giỏi; tặng giấy khen cho 95 giáo viên, học sinh và 4 tập thể đoạt giải khuyến khích cấp quốc gia trở lên, đoạt giải ba cấp tỉnh trở lên và có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia các cuộc thi năm học 2016-2017.

Năm học 2016 - 2017, chất lượng học sinh giỏi của thị xã tiếp tục được duy trì và giữ vững, nằm trong tốp đầu toàn tỉnh. Toàn thị xã có 423 cá nhân đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia, 1.077 cá nhân đạt giải trong các cuộc thi cấp thị xã.

Các cuộc thi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, dạy học theo chủ đề tích hợp cũng đạt kết quả cao. Tiêu biểu như các Trường THPT: Chí Linh, Bến Tắm, Phả Lại; các Trường THCS: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Cổ Thành; các Trường Tiểu học: Sao Đỏ 2, Sao Đỏ 1, Phả Lại 2, Đồng Lạc.

Nhiều trường ở các xã vùng sâu, vùng xa nhưng số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi ngày một tăng như các Trường Tiểu học: Hưng Đạo, Lê Lợi, Văn Đức.
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thanh Hà khuyến cáo nông dân ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước thu hoạch 14 ngày để bảo đảm chất lượng vải quả sạch.
Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thanh Hà, chỉ còn khoảng 15 ngày nữa nông dân trong huyện sẽ thu hoạch vải thiều. Trạm đã khuyến cáo nông dân ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước thu hoạch 14 ngày để bảo đảm chất lượng vải quả sạch; không phun phân bón lá, vì gây cháy mã quả. Tăng cường tưới nước cho cây vải khi thời tiết nắng nóng.

* Công an huyện Thanh Hà đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát giao thông, bảo đảm an ninh trật tự trong mùa thu hoạch vải, nhất là tại các điểm đầu mối thu mua vải như thị trấn Thanh Hà, chợ Lại (xã Thanh Xá)...

Công an các xã, thị trấn theo dõi chặt chẽ người nước ngoài về địa phương tham quan, thu mua vải; phát hiện và xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng hoạt động vận chuyển vải để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm; không để tình trạng tư thương ép giá gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Nhờ người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nhờ người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nên nhiều vùng đất bãi ven sông đã “thay da, đổi thịt”.
Trước kia, anh Lê Xuân Giao ở thôn Bến Thôn, xã Thăng Long (Kinh Môn) dùng hơn 1 mẫu đất bãi để trồng dâu nuôi tằm. Gần 20 năm gắn bó với cây dâu, con tằm, anh Giao thấm thía hết nỗi vất vả của nghề ươm tơ. Theo anh Giao, nếu may mắn, trồng dâu sẽ cho lãi khoảng 500.000 đồng/sào/vụ, chưa kể công sức bỏ ra. Hiệu quả kinh tế thấp nhưng nông dân vẫn duy trì trồng dâu ở vùng đất bãi của xã để giữ nghề truyền thống. Tuy nhiên, mấy năm gần đây người dân ngày càng dửng dưng với cây trồng này. Vùng đất bãi phù sa màu mỡ nhưng cây dâu vẫn cằn cỗi, phát triển chậm. Phần vì người dân bỏ bê chăm sóc, phần vì điều kiện thời tiết hiện nay không còn phù hợp với cây dâu.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi,   bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Lượng nông sản tăng mạnh do từ đầu năm đến nay các siêu thị liên tiếp nhập


Nhận thấy sử dụng đất bãi chưa hiệu quả, anh Giao đã phá bỏ cây dâu, cải tạo đất chuyển sang trồng rau màu. Anh cho biết: “Nặng lòng với cây dâu nhưng nếu chúng tôi không thay đổi thì đói nghèo sẽ mãi bủa vây. Vụ đầu trồng ớt, hành tỏi, tôi đã lãi hơn 5 triệu đồng/sào, gấp 10 lần so với trồng dâu. Dù mới trồng rau màu được gần 3 năm nhưng giá trị kinh tế đã bằng cả 20 năm trồng dâu cộng lại”.

Theo ông Nguyễn Văn Định, Chủ tịch UBND xã Thăng Long, xã có hơn 50 ha đất bãi tại các thôn Bến Thôn, Lộ Xá, Hà Tràng. Khi cây dâu không cho thu nhập ổn định, một số hộ đã chặt bỏ. Trước thực trạng này, năm 2014 xã xin huyện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại bãi sông. Từ ngày ấy, vùng đất bãi sôi động hơn hẳn. Nông dân tích cực đưa những giống cây trồng mới vào sản xuất như bầu, bí, cà pháo, mướp... Nhiều hộ còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để thuận lợi hơn trong canh tác.

Trước đây, cây ngô luôn chiếm ưu thế tại vùng đất bãi ven sông Luộc của huyện Ninh Giang, nhưng thời gian gần đây đã có sự thay đổi lớn. Tại nhiều diện tích đất bãi thuộc các xã Văn Giang, Hồng Phong, nông dân đã bắt tay với doanh nghiệp để nâng cao giá trị kinh tế của vùng đất này. Chị Vũ Thị Choan ở xã Văn Giang cho biết: “Doanh nghiệp liên kết sản xuất không chỉ giúp nông dân có thể tiếp cận với cây trồng mới, phương thức canh tác mới mà còn giúp tiêu thụ thuận lợi hơn. Vì thế, người dân rất phấn khởi. Cây cà rốt vốn xa lạ với nông dân Ninh Giang thì nay đã phủ xanh trên vùng đất bãi của xã”.

Ngay cả những vùng đất bãi vốn đã là thửa ruộng "vàng" ở các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách cũng mang diện mạo mới. Mặc dù có chất lượng đất tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nhưng điều kiện canh tác tại bãi sông cũng còn nhiều hạn chế. Với những khu bãi rộng, việc tưới tiêu, nhất là các diện tích đã chia ô thửa rất khó khăn. Do vậy, người dân thường bị động trong việc chống úng, chống hạn, tới mùa thu hoạch, việc vận chuyển nông sản cũng rất vất vả. Để khắc phục, người dân đã đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất.

Theo ông Hoàng Văn Chư, Chủ tịch UBND xã Đức Chính (Cẩm Giàng), khu vực đất bãi tại địa phương nay đã được khoác lên “tấm áo mới” và không còn heo hút, hoang sơ như trước đây. Các trục đường tại bãi sông đều được bê tông hóa. Nguồn điện phục vụ tưới tiêu ổn định, an toàn bởi người dân đã xây dựng cột điện vững chắc. Nhiều hộ còn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước. Sản xuất tại vùng đất bãi ngày càng bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Những đổi thay trên vùng đất bãi cho thấy sự năng động của người dân. Tại nhiều nơi, đất bãi trở thành vùng sản xuất tập trung, quan trọng của địa phương. Tuy nhiên, đất bãi có đặc thù riêng, nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ phát sinh nhiều vi phạm hành lang bảo vệ đê điều. Ngoài ra, sản xuất tại bãi sông gặp nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão. Vì vậy, chính quyền địa phương cùng cơ quan chuyên môn cần định hướng cho nông dân sản xuất theo những mô hình vừa phát huy hiệu quả kinh tế cao nhất, vừa giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Lượng nông sản tăng mạnh do từ đầu năm đến nay các siêu thị liên tiếp nhập

Lượng nông sản tăng mạnh do từ đầu năm đến nay các siêu thị liên tiếp nhập thêm một số loại rau mới do doanh nghiệp trồng tại xã Hồng Lạc (Thanh Hà).
Hiện nay, bình quân mỗi ngày Công ty TNHH một thành viên Rau củ quả an toàn Thanh Hà cung cấp khoảng 10 tấn nông sản (chủ yếu là các loại rau) cho 15 siêu thị khu vực phía Bắc, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi
Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội thông qua ngày 5.4.2016

Lượng nông sản tăng mạnh do từ đầu năm đến nay các siêu thị liên tiếp nhập thêm một số loại rau mới do doanh nghiệp trồng tại xã Hồng Lạc (Thanh Hà). Ngoài ra, năm nay doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp nông sản cho hệ thống siêu thị Vinmart với sản lượng bình quân 2,5 tấn/ngày. Nông sản do doanh nghiệp cung cấp được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Quy trình sản xuất được các kỹ sư của các siêu thị kiểm định, giám sát chất lượng từ khâu sản xuất đến bảo quản.
Ngoài cung cấp nông sản sạch cho các siêu thị, hiện nay, doanh nghiệp cung cấp nông sản an toàn cho bếp ăn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh.

Nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc lao động, sản xuất của người dân.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng gió phơn nên các khu vực trong tỉnh xảy ra nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Nhiệt độ cao nhất trong ngày 1.6 là 38 độ C.
Từ ngày 2 - 4.6, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 36 - 38 độ C. Thời gian nhiệt độ trên 35 độ từ 12 - 16 giờ hằng ngày. Đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài liên tục đến ngày 5.6, sau đó trời dịu dần.
Nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc lao động, sản xuất của người dân.
Sáng 31.5, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ (Sở Y tế) tổ chức tuyên truyền lưu động về phòng chống tác hại của thuốc lá tại TP Hải Dương.
Xe ô tô tuyên truyền đã đi qua các tuyến phố chính của thành phố để tuyên truyền về Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ bản thân người hút và người xung quanh, các phương pháp cai nghiện thuốc lá, các nơi quy định cấm hút thuốc, việc xử phạt vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá...

Chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá 31.5 năm nay là "Thuốc lá - mối đe doạ phát triển bền vững của các quốc gia".