Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Nhờ người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nhờ người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nên nhiều vùng đất bãi ven sông đã “thay da, đổi thịt”.
Trước kia, anh Lê Xuân Giao ở thôn Bến Thôn, xã Thăng Long (Kinh Môn) dùng hơn 1 mẫu đất bãi để trồng dâu nuôi tằm. Gần 20 năm gắn bó với cây dâu, con tằm, anh Giao thấm thía hết nỗi vất vả của nghề ươm tơ. Theo anh Giao, nếu may mắn, trồng dâu sẽ cho lãi khoảng 500.000 đồng/sào/vụ, chưa kể công sức bỏ ra. Hiệu quả kinh tế thấp nhưng nông dân vẫn duy trì trồng dâu ở vùng đất bãi của xã để giữ nghề truyền thống. Tuy nhiên, mấy năm gần đây người dân ngày càng dửng dưng với cây trồng này. Vùng đất bãi phù sa màu mỡ nhưng cây dâu vẫn cằn cỗi, phát triển chậm. Phần vì người dân bỏ bê chăm sóc, phần vì điều kiện thời tiết hiện nay không còn phù hợp với cây dâu.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi,   bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội

Lượng nông sản tăng mạnh do từ đầu năm đến nay các siêu thị liên tiếp nhập


Nhận thấy sử dụng đất bãi chưa hiệu quả, anh Giao đã phá bỏ cây dâu, cải tạo đất chuyển sang trồng rau màu. Anh cho biết: “Nặng lòng với cây dâu nhưng nếu chúng tôi không thay đổi thì đói nghèo sẽ mãi bủa vây. Vụ đầu trồng ớt, hành tỏi, tôi đã lãi hơn 5 triệu đồng/sào, gấp 10 lần so với trồng dâu. Dù mới trồng rau màu được gần 3 năm nhưng giá trị kinh tế đã bằng cả 20 năm trồng dâu cộng lại”.

Theo ông Nguyễn Văn Định, Chủ tịch UBND xã Thăng Long, xã có hơn 50 ha đất bãi tại các thôn Bến Thôn, Lộ Xá, Hà Tràng. Khi cây dâu không cho thu nhập ổn định, một số hộ đã chặt bỏ. Trước thực trạng này, năm 2014 xã xin huyện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại bãi sông. Từ ngày ấy, vùng đất bãi sôi động hơn hẳn. Nông dân tích cực đưa những giống cây trồng mới vào sản xuất như bầu, bí, cà pháo, mướp... Nhiều hộ còn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động để thuận lợi hơn trong canh tác.

Trước đây, cây ngô luôn chiếm ưu thế tại vùng đất bãi ven sông Luộc của huyện Ninh Giang, nhưng thời gian gần đây đã có sự thay đổi lớn. Tại nhiều diện tích đất bãi thuộc các xã Văn Giang, Hồng Phong, nông dân đã bắt tay với doanh nghiệp để nâng cao giá trị kinh tế của vùng đất này. Chị Vũ Thị Choan ở xã Văn Giang cho biết: “Doanh nghiệp liên kết sản xuất không chỉ giúp nông dân có thể tiếp cận với cây trồng mới, phương thức canh tác mới mà còn giúp tiêu thụ thuận lợi hơn. Vì thế, người dân rất phấn khởi. Cây cà rốt vốn xa lạ với nông dân Ninh Giang thì nay đã phủ xanh trên vùng đất bãi của xã”.

Ngay cả những vùng đất bãi vốn đã là thửa ruộng "vàng" ở các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách cũng mang diện mạo mới. Mặc dù có chất lượng đất tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng nhưng điều kiện canh tác tại bãi sông cũng còn nhiều hạn chế. Với những khu bãi rộng, việc tưới tiêu, nhất là các diện tích đã chia ô thửa rất khó khăn. Do vậy, người dân thường bị động trong việc chống úng, chống hạn, tới mùa thu hoạch, việc vận chuyển nông sản cũng rất vất vả. Để khắc phục, người dân đã đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất.

Theo ông Hoàng Văn Chư, Chủ tịch UBND xã Đức Chính (Cẩm Giàng), khu vực đất bãi tại địa phương nay đã được khoác lên “tấm áo mới” và không còn heo hút, hoang sơ như trước đây. Các trục đường tại bãi sông đều được bê tông hóa. Nguồn điện phục vụ tưới tiêu ổn định, an toàn bởi người dân đã xây dựng cột điện vững chắc. Nhiều hộ còn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước. Sản xuất tại vùng đất bãi ngày càng bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Những đổi thay trên vùng đất bãi cho thấy sự năng động của người dân. Tại nhiều nơi, đất bãi trở thành vùng sản xuất tập trung, quan trọng của địa phương. Tuy nhiên, đất bãi có đặc thù riêng, nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ phát sinh nhiều vi phạm hành lang bảo vệ đê điều. Ngoài ra, sản xuất tại bãi sông gặp nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão. Vì vậy, chính quyền địa phương cùng cơ quan chuyên môn cần định hướng cho nông dân sản xuất theo những mô hình vừa phát huy hiệu quả kinh tế cao nhất, vừa giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét