Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

HTX nông nghiệp cần xây dựng phương án củng cố

Ðể hoạt động hiệu quả, các HTX nông nghiệp cần xây dựng phương án củng cố, rà soát lại vốn cổ phần xã viên, tư cách xã viên...
HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là "đầu tàu" giúp nông dân phát triển kinh tế, trong đó bao gồm cả HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chăn nuôi, thủy sản và HTX bao tiêu nông sản (gọi chung là HTX nông nghiệp). Nhưng thực tế cho thấy nhiều HTX nông nghiệp hoạt động chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả, nhất là các HTX nông nghiệp kiểu cũ.

Xem thêm:  dia chi bao hanh tu lanh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , bảo hành hitachi
Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80 mẫu đất
Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm

Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh, đến hết tháng 4.2017, tất cả 608HTX còn hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tổ chức lại theo Luật HTX2012. Trong số này có 305 HTX nông nghiệp, thu hút hàng vạn xã viên tham gia. Hiện nay, số HTX yếu kém chiếm gần20%, trong đó chủ yếu là các HTX nông nghiệp kiểu cũ. Một số HTX chăn nuôi, thủy sản, HTX bao tiêu nông sản đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn chưa giải thể. Trong khi nhiều HTX nông nghiệp mới được thành lập, có tư cách pháp nhân rõ ràng, thì ở hầu hết các HTX nông nghiệp kiểu cũ, xã viên không góp vốn, tài sản của HTX chủ yếu là tài sản cố định từ thời bao cấp để lại.

Nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp chủ yếu trông chờ vào tiền cấp bù thủy lợi phí và Nhà nước hỗ trợ. Hoạt động của các HTX này cũng nghèo nàn, phạm vi bó hẹp, một số đơn vị chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Vai trò của HTX đối với xã viên mờ nhạt, mối quan hệ lợi ích không chặt chẽ. Một số HTX chỉ thực hiện các dịch vụ cơ bản, khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Doanh thu bình quân hằng năm của HTX nông nghiệp thấp nên hầu như không có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ của HTX. Thực tế cho thấy nếu HTX nào kinh doanh có hiệu quả thì thu nhập của Giám đốc HTX cũng chỉ đạt 1,5 triệu đồng/tháng, mà con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hầu hết Giám đốc HTX nông nghiệp trong tỉnh đang hưởng mức lương dưới 1triệu đồng/tháng. Nhiều cán bộ quản lý lâu năm của HTX không được đóng bảo hiểm và các chế độ xã hội khác.

Do chế độ đãi ngộ thấp nên các HTX không thu hút được cán bộ có chuyên môn tốt vào làm việc. Hiện cán bộ quản lý HTX nông nghiệp chủ yếu lớn tuổi và trình độ quản lý còn hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Phần lớn các HTX nông nghiệp không có trụ sở làm việc, phải nhờ UBND xã hoặc nhà văn hóa thôn... Do hoạt động kém hiệu quả nên tính gắn kết giữa HTX và các thành viên không cao.

Ðể hoạt động hiệu quả, các HTX nông nghiệp cần xây dựng phương án củng cố, rà soát lại vốn cổ phần xã viên, tư cách xã viên; đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với từng loại hình dịch vụ, làm cơ sở đề ra phương án củng cố, đổi mới HTX theo kiểu mới. Cần mạnh tay giải thể các HTX nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong thời gian dài. Ðể làm được điều này, các ngành chức năng cần rà soát lại các HTX và yêu cầu những đơn vị yếu kém giải thể. Các HTX nông nghiệp kiểu mới phải phát huy vai trò hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ gắn với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80 mẫu đất

Thời gian gần đây, người dân thôn An Phú, xã Đức Chính (Cẩm Giàng) lại phải khổ sở giữ đất trước sự táo tợn của “cát tặc”.
Chỉ trong vòng nửa tháng, gần chục sào đất bãi màu mỡ của thôn đã biến mất dưới lòng sông. Ông Phùng Văn Học, Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80mẫu đất bãi chuyên canh tác cà rốt, dưa, ngô các loại. Bao năm nay, bãi sông màu mỡ này trở thành nguồn thu nhập chính nuôi sống người dân trong thôn. Thế nhưng, bãi sông này cũng trở thành miếng mồi ngon để “cát tặc” nhòm ngó. Đặc biệt, từ giữa tháng8.2017 đến nay, tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp. Mỗi đêm có từ 2 - 4 tàu vào khai thác cát trái phép. Cá biệt có những đêm 6tàu thi nhau hút cát ngay sát bãi sông. Vài chục hộ ở đây, người nhiều đã mất vài chục mét, người ít mất vài mét đất bãi.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , sua tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành hitachi
Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm
Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh

Nhà ông Phạm Văn Điền có mảnh đất dài 62 m, sâu 17 m chuyên trồng cà rốt đã mất 20 m chiều dài, sâu vào gần 15m. Những gia đình bên cạnh như hộ ông Trần Văn Đắp, Trần Văn Từ, Trần Văn Đảo đã mất phần lớn hoặc toàn bộ diện tích đất canh tác. Cứ đà này, chẳng mấy chốc đất của nhiều hộ dân khác sẽ biến mất.

Mặc dù UBND xã Đức Chính đã đầu tư xây dựng chòi canh cao 2 tầng ngay trên bãi đê, thường xuyên cử người trông coi nhưng tình trạng mất đất do "cát tặc" vẫn diễn ra. Ông Học cho biết thêm từ ngày huyện Nam Sách xử lý nghiêm những trường hợp khai thác cát trái phép, "cát tặc" chuyển hướng sang đồng bãi màu mỡ của xã Đức Chính, trong đó có phần đất bãi của thôn An Phú. Giở quyển sổ ghi nhật ký gác đêm, ông Học cho biết từ ngày10.8, "cát tặc" bắt đầu hoành hành đoạn sông chảy qua vùng đất bãi của thôn An Phú. Mỗi đêm có từ 2 - 3tàu vào hút cát ngay sát bãi sông.

Từ đêm 10đến đêm 19.8 có 21 lượt tàu vào hút cát. Từ đêm 27 đến đêm 29 cũng có 6 lượt tàu hút cát trên đoạn sông này. Người dân thôn An Phú phản ánh các đối tượng hút cát thường tập trung từ 9 giờ đêm đến 2 giờ sáng, nhiều nhất vào khoảng 2 giờ sáng. "Cát tặc" thường sử dụng tàu từ 200 - 500 m3, lặng lẽ tiếp cận bãi sông, sử dụng máy nổ giảm thanh nhanh chóng hút cát rồi rời khỏi khu vực.

Đêm 1.9, phóng viên Báo Hải Dương cùng với người dân thôn An Phú chứng kiến 3 lượt tàu cát vào khai thác trái phép. Khi người dân ra xua đuổi, các đối tượng trên tàu còn ngang nhiên dùng đèn pha soi lên bãi như thách thức người dân. “Không hiểu vì lý do gì mà thời gian gần đây, bọn cát tặc rất lì lợm mặc cho người dân soi đèn pin, ném gạch đá, chửi bới xua đuổi. Do đêm tối, lực lượng canh gác lại mỏng nên việc xua đuổi, bắt giữ rất khó khăn. Chúng tôi đành bất lực nhìn chúng ngang nhiên đào khoét mảnh ruộng màu mỡ của mình”, ông Học nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Chư, Chủ tịch UBND xã Đức Chính thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp đúng như những gì người dân thôn An Phú phản ánh. Công tác đấu tranh chống khai thác cát trái phép của địa phương thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Lực lượng mỏng, phương tiện thiếu, sự phối hợp giữa các cấp không chặt chẽ nên tình trạng khai thác cát trái phép chưa được ngăn chặn kịp thời.

Lực lượng của xã mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, xua đuổi phương tiện khỏi địa bàn. Lực lượng liên ngành của huyện thường phản ứng khá chậm khi phát hiện các trường hợp khai thác cát trái phép, nên việc bắt giữ, xử phạt chưa thực hiện được. Tính riêng trong tháng 8, có gần 30 lượt tàu vào khai thác trái phép nhưng lực lượng liên ngành của huyện không bắt giữ được trường hợp nào.

Người dân thôn An Phú mong muốn UBND xã Đức Chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, đặc biệt là lực lượng công an triển khai các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép, bảo vệ diện tích đất bãi quý giá của thôn.

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm

Kiên quyết trừng trị: Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm bị quân Nhật giết (ngày 16.6.1945), lực lượng ta đã đi sâu vào các bản, trại để phát động quần chúng đấu tranh với thổ phỉ.  Ngày 19.6.1945, lực lượng ta bắt giữ 9 tên phỉ vừa đi cướp tài sản của người dân. Lãnh đạo chiến khu quyết định phải trừng trị bọn này để cảnh cáo quân phỉ trong vùng. Ngày 20.6.1945, ta đã xử bắn chúng, đồ đạc, thực phẩm bị chúng cướp được trả lại nhân dân.

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi, trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn

Sau Quốc khánh 2.9.1945, ta vẫn phải đấu tranh quyết liệt với nạn thổ phỉ. Trong tháng 9.1945, bọn phỉ Đường Thế Dân với khoảng 400 tay súng tràn vào Hòn Gai (Quảng Ninh) cướp bóc làm nhân dân rất hoang mang. Đại đội Hoàng Hoa Thám và đại đội Ký Con được lệnh tiêu diệt bọn này. Được lực lượng vũ trang địa phương phối hợp, hai đại đội tổ chức đánh phỉ. Cụ Vũ Đình Lai từng chiến đấu trong trận này nhớ lại: "Khi chúng tôi nhận được báo động thì đã thấy bọn phỉ tiến ra phố. Lúc đầu, ta định thương lượng để bắt sống tên cầm đầu. Chúng biết được nên bỏ chạy, rồi hai bên bắn nhau. Trận đó ta đuổi được chúng ra khỏi Hòn Gai". Trong trận này, ta đã bắt sống được 9 tên cầm đầu bọn thổ phỉ và xử tử chúng tại sân vận động Hòn Gai. Từ đó, quân phỉ khiếp sợ, không dám đến quấy nhiễu nữa.
Từ ngày 2 - 7.9.1945, lực lượng vũ trang chiến khu tiêu diệt nhiều toán phỉ ở Hoành Bồ (Quảng Ninh). Những nhóm còn sống sót thì sợ hãi, trốn đi nơi khác.
Ngày 26.9.1945, một phân đội tự vệ vũ trang Đa Cốc phối hợp với một phân đội vũ trang của chiến khu đã truy quét thổ phỉ ở Hố Sếu, diệt 20 tên, trong đó có tướng phỉ Lý Bá Mùi, phá được một ổ đặc vụ của quân Tưởng. Phía ta 6 đồng chí hy sinh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động tham mưu cho tỉnh quy hoạch hiệu quả vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và tích tụ ruộng đất.
Chiều 16.8, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, đến ngày 16.8, Hải Dương vẫn chưa có khách hàng nào được vay vốn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) và nông nghiệp sạch. Nguyên nhân do hầu hết các địa phương trong tỉnh chưa hình thành được vùng sản xuất NNCNC. Tỉnh cũng chưa có doanh nghiệp nào đủ tiêu chí để được vay vốn gói tín dụng 100.000 tỷ đồng về phát triển nông nghiệp sạch và NNCNC. Một số ngân hàng ngại cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó thu hồi vốn… Tại hội nghị đã có 9 ý kiến của các doanh nghiệp và ngân hàng liên quan đến tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các ý kiến đề cập đến những khó khăn về tài sản thế chấp, định giá tài sản trên đất để vay sản xuất NNCNC và nông nghiệp sạch, điều kiện vay vốn. Những rủi ro dễ gặp phải khi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, NNCNC nói riêng…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Đức Sáng cho rằng phát triển NNCNC và nông nghiệp sạch là mục tiêu của nông nghiệp Hải Dương thời gian tới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động tham mưu cho tỉnh quy hoạch hiệu quả vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và tích tụ ruộng đất để phát triển NNCNC và nông nghiệp sạch; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng. Các sở, ban, ngành liên quan cần công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là NNCNC. Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tuyên truyền, công khai các quy trình, thủ tục, trình tự cho vay đối với các gói tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp

Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh

Trong quá trình xây dựng, mở rộng chiến khu Trần Hưng Đạo, lực lượng cách mạng thường xuyên chạm trán với lũ thổ phỉ. Tùy tình hình thực tế, phía ta đã có những đối sách linh hoạt, khi thì mềm dẻo, lúc lại kiên quyết đấu tranh với chúng.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh samsung    
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn
Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể

Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh: Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, ở vùng rừng núi Chí Linh, Đông Triều có nhiều nhóm thổ phỉ, chủ yếu là người Hoa. Bọn chúng được bè lũ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc cung cấp vũ khí, khuyến khích hoạt động. Chúng tuyên bố là "Trung - Việt du kích quân" nhằm lừa bịp quần chúng, không ngừng mở rộng thế lực, chuẩn bị cho việc bành trướng của quân Tưởng sang nước ta sau này. Ở huyện Chí Linh, các toán thổ phỉ khét tiếng là Lương Sâm, Lương Đại Bân, Lý Bá Mùi. Trên đất Đông Triều có các toán thổ phỉ Âu Dương Minh, Tô Cẩm Khôn, Trương Kim Phú, Voòng Tắc Khìn, Voòng Tắc Hoàng, Voòng Tắc Số. Về sau, hầu hết lực lượng phỉ hợp nhất lại dưới sự chỉ huy của "chánh tướng" Lương Sâm và "phó tướng" Lương Đại Bân.

Nguyễn Văn Ngự (sinh năm 1918), ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) là một nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo. Cụ Ngự từng nhiều lần đối mặt với thổ phỉ. Cụ kể: "Bấy giờ bọn thổ phỉ mạnh lắm, được trang bị nhiều súng ống. Bọn chúng đóng quân ở Đồng Châu, Hố Sếu (đều ở xã Hoàng Hoa Thám), Bắc Nội (phường Bến Tắm, Chí Linh), bắt dân làng phải nộp tiền, gạo, trâu cho chúng. Thổ phỉ còn cướp đồ đạc, tài sản của dân".

Không chỉ chặn đường, cướp của, giết người đi lẻ mà bọn thổ phỉ còn công khai đến các gia đình giàu có để tống tiền. Nhiều lần chúng đi cướp phá các làng, phố giữa ban ngày. Thiếu tướng Mạc Đình Vịnh (sinh năm 1926), hiện là Trưởng ban Liên lạc nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo tại TP Hà Nội kể lại: "Khi ấy gia đình tôi ở Mạo Khê. Nhiều đêm, gia đình tôi và nhiều người khác phải mang chăn chiếu ra ruộng sắn nằm ngủ cách nhà 100-200 m vì sợ thổ phỉ đến cướp". Các đồn lính bảo an ở Chí Linh, Đông Triều bất lực trước lũ giặc cướp này.

Không chỉ gieo rắc tội ác với nhân dân, bọn thổ phỉ còn giết hại nhiều nghĩa quân chiến khu. Ngày 1.5.1945, một đội vũ trang của chiến khu gồm 9 người lên đường làm nhiệm vụ liên lạc với chiến khu ở Bắc Giang bị lọt vào khu vực hoạt động của bọn thổ phỉ. Bọn chúng với lực lượng đông gấp bội đã sát hại cả 9 người ở khu vực Ao Vè (nay thuộc xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, Bắc Giang).

Trong thời kỳ đầu mới gây dựng chiến khu, khi lực lượng còn yếu, phía ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, hợp tác với bọn thổ phỉ để cùng chống Nhật. Lý giải chủ trương này, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Vũ Đình Lai (hiện ở Hà Nội), một cựu nghĩa quân chiến khu cho biết: "Lúc đó Nhật còn. Ta xây dựng chiến khu ở trong rừng, phỉ cũng ở trong rừng nhưng chúng đến trước ta, có lực lượng mạnh. Cho nên khi chưa nắm được chính quyền, ta phải tạm hòa với phỉ, chứ không thể cùng lúc đánh cả phỉ và quân Nhật".

Nhằm kiềm chế và phân hóa lực lượng thổ phỉ ở Chí Linh, nhân danh Tỉnh bộ Việt Minh Hải Dương, đồng chí Trần Cung gửi thư cho Lương Sâm, Lương Đại Bân đề nghị chúng hợp tác với Việt Minh để cùng chống Nhật. Sau đó, vào đầu tháng 6.1945, Lương Sâm gửi thư trả lời, đề nghị cử đại biểu đến nơi đóng quân của chúng để đàm phán. Các đồng chí Trần Cung, Hải Thanh trực tiếp vào sào huyện của thổ phỉ để thương thuyết. Trong cuộc thảo luận giữa lãnh đạo chiến khu và thủ lĩnh thổ phỉ, hai bên thống nhất cùng đánh đồn lính bảo an ở Chí Linh (còn gọi là đồn Thiên) vào sáng 8.6.1945. Đồng chí Hải Thanh nêu rõ chủ trương của ta là phải giải thích cho nhân dân việc đánh đồn Chí Linh để lập chiến khu, động viên người dân nổi dậy chống Nhật; chiếm xong huyện lỵ phải phá hết kho thóc cứu đói nhân dân; đốt hết giấy tờ, sổ sách trong huyện đường và nếu bắt được tri huyện phải giao cho Việt Minh xử lý; cấm không được xâm phạm tài sản của nhân dân. Lúc đầu, bọn tướng phỉ chỉ đồng ý 3 yêu cầu, không đồng ý việc "cấm không xâm phạm tài sản của nhân dân". Ta kiên quyết đấu tranh nên chúng phải đồng ý. Ngày 8.6, lực lượng ta đã cùng phối hợp với thổ phỉ để đánh đồn Chí Linh và giành chiến thắng.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn khẳng định quan điểm của Hải Dương là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Ngày 16.8, Đoàn khảo sát của Văn phòng Trung ương Đảng do đồng chí Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm trưởng đoàn khảo sát tình hình phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) tại Hải Dương.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành hitachi
Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể
Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ

Các đồng chí: Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
Tại buổi làm việc với đoàn, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn khẳng định quan điểm của Hải Dương là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Tỉnh xác định đầu tư cho BVMT là đầu tư cho nền kinh tế bền vững. BVMT hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài, đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng, cơ hội cho thế hệ mai sau.
Vì vậy, tỉnh luôn khuyến khích thu hút các dự án đầu tư thứ cấp có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Ưu tiên việc ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn đề nghị Trung ương kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và BVMT đối với các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Quan tâm tới việc xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng công nghiệp, thu gom, xử lý rác thải của KCN, CCN. Quy định rõ cơ quan đầu mối, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đầu mối quản lý KCN, CCN để tránh quản lý chồng chéo, không hiệu quả.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chính Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương trong BVMT tại các KCN, CCN. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp gắn với BVMT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là tại các CCN.

Để có thể phát triển hài hòa lợi ích kinh tế với BVMT, Hải Dương cần cân nhắc, lựa chọn những dự án ít chất thải, hướng tới nền công nghiệp xanh. Siết chặt quản lý hoạt động xả thải của các doanh nghiệp và xử lý nghiêm những hành vi gây tổn hại tới môi trường.
Tỉnh cần nghiên cứu biện pháp xử lý chất thải đối với từng CCN để đạt hiệu quả tối ưu. Hải Dương đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng về kinh tế, nhất là công nghiệp, vì vậy Tỉnh ủy cần khẩn trương xây dựng chỉ thị, nghị quyết về BVMT với tầm nhìn chiến lược nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất công nghiệp đối với môi trường.
Trước đó, đoàn kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH IRISO Việt Nam, Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Trường (Cẩm Giàng) và CCN Tân Hồng (Bình Giang).      

Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể

Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Gia Lộc” để tăng tính cạnh tranh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.
Hiệu quả bước đầu: Ông Phạm Văn Tuấn ở thôn Hống, xã Lê Lợi đang cho đất nghỉ để chuẩn bị trồng su hào, cải bắp vụ đông sớm. Năm ngoái, ông Tuấn trồng 1 ha su hào và 1 ha cải bắp theo hướng an toàn. 1 ha su hào được bao tiêu hoàn toàn với giá bán cao hơn giá thị trường. Vì vậy năm nay ông tiếp tục chuẩn bị trồng su hào, cải bắp, su lơ trắng theo hướng này.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi ha noi bảo hành tủ lạnh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung
Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ
Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác

Còn anh Phạm Văn Anh ở thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn cho biết năm nay anh quyết định tham gia tổ liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (RAT) của xã. Tổ ký hợp đồng bao tiêu 5 ha cải bắp với Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (xã Gia Tân, Gia Lộc). Các hộ tham gia tổ liên kết được mua phân bón trả chậm, được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 400.000 đồng/sào tiền vật tư nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật trồng RAT. “Thời tiết năm nay nắng mưa thất thường nên việc trồng rau màu rất vất vả. Vụ xuân vừa rồi tôi trồng dưa chuột và dưa hấu nhưng bị chết hết, thu lại được ít bầu với mướp đắng là hòa vốn, may hơn nhiều hộ bị mất trắng. Năm nay, tôi trồng 1 ha cải bắp trong tổ liên kết, thấy thông tin được hỗ trợ mọi mặt, lại được bao tiêu sản phẩm chúng tôi rất phấn khởi”, anh Anh nói.

Vụ đông năm 2016, huyện Gia Lộc có 1.774 ha rau màu tại các xã Gia Xuyên, Lê Lợi, Phạm Trấn, Gia Khánh, Đoàn Thượng được bao tiêu sản phẩm. Lợi ích của hình thức sản xuất, tiêu thụ này được thể hiện rõ ràng nên nhiều hộ muốn tham gia.

Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lê Lợi cho biết HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 25 ha cải bắp được trồng theo hướng an toàn với Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (5 ha) và Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (20 ha).
Từ năm 2013 đến nay, xã Lê Lợi đã xây dựng được 1 vùng trồng RAT tại thôn Bùi Thượng rộng 11,4 ha với hơn 100 hộ tham gia. Vụ đông năm nay, xã tiếp tục xây dựng 3 vùng RAT tại 3 thôn Già, Lại, Bùi Hạ, mỗi vùng từ 5-10 ha. Dự kiến các hộ tham gia các vùng sản xuất RAT sẽ được hỗ trợ chi phí và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Tại xã Đoàn Thượng, việc quy vùng sản xuất tập trung cũng đang được tích cực triển khai. Ông Bùi Đức Anh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết toàn xã có 332 ha  trồng trọt. Vụ đông năm nay, xã sẽ quy hoạch tất cả 150ha rau màu thành 10 vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn. Các vùng sẽ trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao như cải bắp, su hào, su lơ... Năm nay, Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt sẽ bao tiêu 50 ha trồng su lơ xanh cho xã. Hiện các thôn đang vận động người dân đăng ký tham gia mô hình trồng su lơ xanh để được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.

Phát huy thế mạnh: Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc, hằng năm, toàn huyện gieo trồng 6.300 ha rau màu, giá trị sản xuất cây rau màu chiếm gần 60% giá trị ngành trồng trọt.

Ông Phạm Quang Hưởng, Bí thư Huyện ủy Gia Lộc cho biết để phát huy thế mạnh về sản xuất rau màu, năm 2016, Huyện ủy đã xây dựng đề án “Quy hoạch và xây dựng vùng hoa, rau quả tập trung theo hướng an toàn tiến tới sạch phù hợp với kinh tế nông nghiệp ven đô giai đoạn 2016 - 2020”. Từ nay đến năm 2020, huyện phấn đấu quy hoạch và tổ chức sản xuất 1.342 ha rau màu theo hướng an toàn. Huyện đang tập trung các nguồn lực để phấn đấu hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các vùng sản xuất tập trung, mỗi vùng có ít nhất 1 điểm tập kết nông sản, hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước cho rau màu.

Để đề án phát huy hiệu quả, huyện đã giao Hội Nông dân huyện thực hiện đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc” để sử dụng chung trong toàn huyện. Bà Vũ Thị Hải Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết đến nay hội đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc”. Hội cũng khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm RAT của huyện. Theo đó, toàn huyện có 2.114 hộ tại 13 xã, 4 tổ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và 3 doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt, HTX Tân Minh Đức và HTX Dịch vụ nông nghiệp Lê Lợi) tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc”.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ

Ngoài thực hiện việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều tổ chức tín dụng trong tỉnh còn có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp riêng. Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông cho biết: “Không chỉ thực hiện giảm lãi suất cho vay theo đúng quy định, hiện nay chúng tôi còn triển khai nhiều gói tín dụng hấp dẫn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như gói tín dụng hơn 100 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh vay với lãi suất chỉ 5,5%”.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh samsung     
Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh P2

Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ vốn khá hấp dẫn. Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Dương đang thực hiện chương trình cho vay ngắn hạn áp dụng mức lãi suất từ 2,2%/năm trở lên đối với doanh nghiệp vay USD và 5%/năm trở lên đối với vay VNĐ; chương trình cho vay lãi suất thỏa thuận 2017 từ  2,1%/năm trở lên đối với vay USD và 5,1%/năm trở lên đối với vay VNĐ. Ngân hàng TMCP Công thương khu công nghiệp thực hiện chương trình tiếp sức thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp, ưu đãi cho khách hàng tiềm năng với lãi suất chỉ từ 6,5 - 8%/năm… Doanh nghiệp vay vốn từ các chương trình này đều được hưởng mức lãi suất thấp hơn từ  0,5-1% so với mặt bằng lãi suất thông thường.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương nhận định ngoài thực hiện giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng trong tỉnh còn tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ vốn để doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp có cơ hội vượt khó khăn và phát triển. Một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong tỉnh cũng có thêm cơ hội hiện thực ý tưởng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp mới đăng ký thành lập.

Lãi suất giảm cùng với những chương trình kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp đang được nhiều ngân hàng thực hiện đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, các ngân hàng cần chủ động cải cách thủ tục hành chính, nới lỏng điều kiện cho vay để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Ngược lại, được ưu đãi về vốn vay, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành để sử dụng nguồn vốn hiệu quả.