Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80 mẫu đất

Thời gian gần đây, người dân thôn An Phú, xã Đức Chính (Cẩm Giàng) lại phải khổ sở giữ đất trước sự táo tợn của “cát tặc”.
Chỉ trong vòng nửa tháng, gần chục sào đất bãi màu mỡ của thôn đã biến mất dưới lòng sông. Ông Phùng Văn Học, Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80mẫu đất bãi chuyên canh tác cà rốt, dưa, ngô các loại. Bao năm nay, bãi sông màu mỡ này trở thành nguồn thu nhập chính nuôi sống người dân trong thôn. Thế nhưng, bãi sông này cũng trở thành miếng mồi ngon để “cát tặc” nhòm ngó. Đặc biệt, từ giữa tháng8.2017 đến nay, tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp. Mỗi đêm có từ 2 - 4 tàu vào khai thác cát trái phép. Cá biệt có những đêm 6tàu thi nhau hút cát ngay sát bãi sông. Vài chục hộ ở đây, người nhiều đã mất vài chục mét, người ít mất vài mét đất bãi.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , sua tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành hitachi
Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm
Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh

Nhà ông Phạm Văn Điền có mảnh đất dài 62 m, sâu 17 m chuyên trồng cà rốt đã mất 20 m chiều dài, sâu vào gần 15m. Những gia đình bên cạnh như hộ ông Trần Văn Đắp, Trần Văn Từ, Trần Văn Đảo đã mất phần lớn hoặc toàn bộ diện tích đất canh tác. Cứ đà này, chẳng mấy chốc đất của nhiều hộ dân khác sẽ biến mất.

Mặc dù UBND xã Đức Chính đã đầu tư xây dựng chòi canh cao 2 tầng ngay trên bãi đê, thường xuyên cử người trông coi nhưng tình trạng mất đất do "cát tặc" vẫn diễn ra. Ông Học cho biết thêm từ ngày huyện Nam Sách xử lý nghiêm những trường hợp khai thác cát trái phép, "cát tặc" chuyển hướng sang đồng bãi màu mỡ của xã Đức Chính, trong đó có phần đất bãi của thôn An Phú. Giở quyển sổ ghi nhật ký gác đêm, ông Học cho biết từ ngày10.8, "cát tặc" bắt đầu hoành hành đoạn sông chảy qua vùng đất bãi của thôn An Phú. Mỗi đêm có từ 2 - 3tàu vào hút cát ngay sát bãi sông.

Từ đêm 10đến đêm 19.8 có 21 lượt tàu vào hút cát. Từ đêm 27 đến đêm 29 cũng có 6 lượt tàu hút cát trên đoạn sông này. Người dân thôn An Phú phản ánh các đối tượng hút cát thường tập trung từ 9 giờ đêm đến 2 giờ sáng, nhiều nhất vào khoảng 2 giờ sáng. "Cát tặc" thường sử dụng tàu từ 200 - 500 m3, lặng lẽ tiếp cận bãi sông, sử dụng máy nổ giảm thanh nhanh chóng hút cát rồi rời khỏi khu vực.

Đêm 1.9, phóng viên Báo Hải Dương cùng với người dân thôn An Phú chứng kiến 3 lượt tàu cát vào khai thác trái phép. Khi người dân ra xua đuổi, các đối tượng trên tàu còn ngang nhiên dùng đèn pha soi lên bãi như thách thức người dân. “Không hiểu vì lý do gì mà thời gian gần đây, bọn cát tặc rất lì lợm mặc cho người dân soi đèn pin, ném gạch đá, chửi bới xua đuổi. Do đêm tối, lực lượng canh gác lại mỏng nên việc xua đuổi, bắt giữ rất khó khăn. Chúng tôi đành bất lực nhìn chúng ngang nhiên đào khoét mảnh ruộng màu mỡ của mình”, ông Học nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Chư, Chủ tịch UBND xã Đức Chính thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp đúng như những gì người dân thôn An Phú phản ánh. Công tác đấu tranh chống khai thác cát trái phép của địa phương thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Lực lượng mỏng, phương tiện thiếu, sự phối hợp giữa các cấp không chặt chẽ nên tình trạng khai thác cát trái phép chưa được ngăn chặn kịp thời.

Lực lượng của xã mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, xua đuổi phương tiện khỏi địa bàn. Lực lượng liên ngành của huyện thường phản ứng khá chậm khi phát hiện các trường hợp khai thác cát trái phép, nên việc bắt giữ, xử phạt chưa thực hiện được. Tính riêng trong tháng 8, có gần 30 lượt tàu vào khai thác trái phép nhưng lực lượng liên ngành của huyện không bắt giữ được trường hợp nào.

Người dân thôn An Phú mong muốn UBND xã Đức Chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, đặc biệt là lực lượng công an triển khai các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép, bảo vệ diện tích đất bãi quý giá của thôn.