Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm

Kiên quyết trừng trị: Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm bị quân Nhật giết (ngày 16.6.1945), lực lượng ta đã đi sâu vào các bản, trại để phát động quần chúng đấu tranh với thổ phỉ.  Ngày 19.6.1945, lực lượng ta bắt giữ 9 tên phỉ vừa đi cướp tài sản của người dân. Lãnh đạo chiến khu quyết định phải trừng trị bọn này để cảnh cáo quân phỉ trong vùng. Ngày 20.6.1945, ta đã xử bắn chúng, đồ đạc, thực phẩm bị chúng cướp được trả lại nhân dân.

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi, trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn

Sau Quốc khánh 2.9.1945, ta vẫn phải đấu tranh quyết liệt với nạn thổ phỉ. Trong tháng 9.1945, bọn phỉ Đường Thế Dân với khoảng 400 tay súng tràn vào Hòn Gai (Quảng Ninh) cướp bóc làm nhân dân rất hoang mang. Đại đội Hoàng Hoa Thám và đại đội Ký Con được lệnh tiêu diệt bọn này. Được lực lượng vũ trang địa phương phối hợp, hai đại đội tổ chức đánh phỉ. Cụ Vũ Đình Lai từng chiến đấu trong trận này nhớ lại: "Khi chúng tôi nhận được báo động thì đã thấy bọn phỉ tiến ra phố. Lúc đầu, ta định thương lượng để bắt sống tên cầm đầu. Chúng biết được nên bỏ chạy, rồi hai bên bắn nhau. Trận đó ta đuổi được chúng ra khỏi Hòn Gai". Trong trận này, ta đã bắt sống được 9 tên cầm đầu bọn thổ phỉ và xử tử chúng tại sân vận động Hòn Gai. Từ đó, quân phỉ khiếp sợ, không dám đến quấy nhiễu nữa.
Từ ngày 2 - 7.9.1945, lực lượng vũ trang chiến khu tiêu diệt nhiều toán phỉ ở Hoành Bồ (Quảng Ninh). Những nhóm còn sống sót thì sợ hãi, trốn đi nơi khác.
Ngày 26.9.1945, một phân đội tự vệ vũ trang Đa Cốc phối hợp với một phân đội vũ trang của chiến khu đã truy quét thổ phỉ ở Hố Sếu, diệt 20 tên, trong đó có tướng phỉ Lý Bá Mùi, phá được một ổ đặc vụ của quân Tưởng. Phía ta 6 đồng chí hy sinh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động tham mưu cho tỉnh quy hoạch hiệu quả vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và tích tụ ruộng đất.
Chiều 16.8, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, đến ngày 16.8, Hải Dương vẫn chưa có khách hàng nào được vay vốn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) và nông nghiệp sạch. Nguyên nhân do hầu hết các địa phương trong tỉnh chưa hình thành được vùng sản xuất NNCNC. Tỉnh cũng chưa có doanh nghiệp nào đủ tiêu chí để được vay vốn gói tín dụng 100.000 tỷ đồng về phát triển nông nghiệp sạch và NNCNC. Một số ngân hàng ngại cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó thu hồi vốn… Tại hội nghị đã có 9 ý kiến của các doanh nghiệp và ngân hàng liên quan đến tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các ý kiến đề cập đến những khó khăn về tài sản thế chấp, định giá tài sản trên đất để vay sản xuất NNCNC và nông nghiệp sạch, điều kiện vay vốn. Những rủi ro dễ gặp phải khi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, NNCNC nói riêng…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Đức Sáng cho rằng phát triển NNCNC và nông nghiệp sạch là mục tiêu của nông nghiệp Hải Dương thời gian tới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động tham mưu cho tỉnh quy hoạch hiệu quả vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và tích tụ ruộng đất để phát triển NNCNC và nông nghiệp sạch; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng. Các sở, ban, ngành liên quan cần công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là NNCNC. Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tuyên truyền, công khai các quy trình, thủ tục, trình tự cho vay đối với các gói tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp

Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh

Trong quá trình xây dựng, mở rộng chiến khu Trần Hưng Đạo, lực lượng cách mạng thường xuyên chạm trán với lũ thổ phỉ. Tùy tình hình thực tế, phía ta đã có những đối sách linh hoạt, khi thì mềm dẻo, lúc lại kiên quyết đấu tranh với chúng.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh samsung    
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn
Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể

Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh: Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, ở vùng rừng núi Chí Linh, Đông Triều có nhiều nhóm thổ phỉ, chủ yếu là người Hoa. Bọn chúng được bè lũ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc cung cấp vũ khí, khuyến khích hoạt động. Chúng tuyên bố là "Trung - Việt du kích quân" nhằm lừa bịp quần chúng, không ngừng mở rộng thế lực, chuẩn bị cho việc bành trướng của quân Tưởng sang nước ta sau này. Ở huyện Chí Linh, các toán thổ phỉ khét tiếng là Lương Sâm, Lương Đại Bân, Lý Bá Mùi. Trên đất Đông Triều có các toán thổ phỉ Âu Dương Minh, Tô Cẩm Khôn, Trương Kim Phú, Voòng Tắc Khìn, Voòng Tắc Hoàng, Voòng Tắc Số. Về sau, hầu hết lực lượng phỉ hợp nhất lại dưới sự chỉ huy của "chánh tướng" Lương Sâm và "phó tướng" Lương Đại Bân.

Nguyễn Văn Ngự (sinh năm 1918), ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) là một nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo. Cụ Ngự từng nhiều lần đối mặt với thổ phỉ. Cụ kể: "Bấy giờ bọn thổ phỉ mạnh lắm, được trang bị nhiều súng ống. Bọn chúng đóng quân ở Đồng Châu, Hố Sếu (đều ở xã Hoàng Hoa Thám), Bắc Nội (phường Bến Tắm, Chí Linh), bắt dân làng phải nộp tiền, gạo, trâu cho chúng. Thổ phỉ còn cướp đồ đạc, tài sản của dân".

Không chỉ chặn đường, cướp của, giết người đi lẻ mà bọn thổ phỉ còn công khai đến các gia đình giàu có để tống tiền. Nhiều lần chúng đi cướp phá các làng, phố giữa ban ngày. Thiếu tướng Mạc Đình Vịnh (sinh năm 1926), hiện là Trưởng ban Liên lạc nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo tại TP Hà Nội kể lại: "Khi ấy gia đình tôi ở Mạo Khê. Nhiều đêm, gia đình tôi và nhiều người khác phải mang chăn chiếu ra ruộng sắn nằm ngủ cách nhà 100-200 m vì sợ thổ phỉ đến cướp". Các đồn lính bảo an ở Chí Linh, Đông Triều bất lực trước lũ giặc cướp này.

Không chỉ gieo rắc tội ác với nhân dân, bọn thổ phỉ còn giết hại nhiều nghĩa quân chiến khu. Ngày 1.5.1945, một đội vũ trang của chiến khu gồm 9 người lên đường làm nhiệm vụ liên lạc với chiến khu ở Bắc Giang bị lọt vào khu vực hoạt động của bọn thổ phỉ. Bọn chúng với lực lượng đông gấp bội đã sát hại cả 9 người ở khu vực Ao Vè (nay thuộc xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, Bắc Giang).

Trong thời kỳ đầu mới gây dựng chiến khu, khi lực lượng còn yếu, phía ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, hợp tác với bọn thổ phỉ để cùng chống Nhật. Lý giải chủ trương này, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Vũ Đình Lai (hiện ở Hà Nội), một cựu nghĩa quân chiến khu cho biết: "Lúc đó Nhật còn. Ta xây dựng chiến khu ở trong rừng, phỉ cũng ở trong rừng nhưng chúng đến trước ta, có lực lượng mạnh. Cho nên khi chưa nắm được chính quyền, ta phải tạm hòa với phỉ, chứ không thể cùng lúc đánh cả phỉ và quân Nhật".

Nhằm kiềm chế và phân hóa lực lượng thổ phỉ ở Chí Linh, nhân danh Tỉnh bộ Việt Minh Hải Dương, đồng chí Trần Cung gửi thư cho Lương Sâm, Lương Đại Bân đề nghị chúng hợp tác với Việt Minh để cùng chống Nhật. Sau đó, vào đầu tháng 6.1945, Lương Sâm gửi thư trả lời, đề nghị cử đại biểu đến nơi đóng quân của chúng để đàm phán. Các đồng chí Trần Cung, Hải Thanh trực tiếp vào sào huyện của thổ phỉ để thương thuyết. Trong cuộc thảo luận giữa lãnh đạo chiến khu và thủ lĩnh thổ phỉ, hai bên thống nhất cùng đánh đồn lính bảo an ở Chí Linh (còn gọi là đồn Thiên) vào sáng 8.6.1945. Đồng chí Hải Thanh nêu rõ chủ trương của ta là phải giải thích cho nhân dân việc đánh đồn Chí Linh để lập chiến khu, động viên người dân nổi dậy chống Nhật; chiếm xong huyện lỵ phải phá hết kho thóc cứu đói nhân dân; đốt hết giấy tờ, sổ sách trong huyện đường và nếu bắt được tri huyện phải giao cho Việt Minh xử lý; cấm không được xâm phạm tài sản của nhân dân. Lúc đầu, bọn tướng phỉ chỉ đồng ý 3 yêu cầu, không đồng ý việc "cấm không xâm phạm tài sản của nhân dân". Ta kiên quyết đấu tranh nên chúng phải đồng ý. Ngày 8.6, lực lượng ta đã cùng phối hợp với thổ phỉ để đánh đồn Chí Linh và giành chiến thắng.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn khẳng định quan điểm của Hải Dương là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Ngày 16.8, Đoàn khảo sát của Văn phòng Trung ương Đảng do đồng chí Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm trưởng đoàn khảo sát tình hình phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) tại Hải Dương.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành hitachi
Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể
Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ

Các đồng chí: Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
Tại buổi làm việc với đoàn, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn khẳng định quan điểm của Hải Dương là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Tỉnh xác định đầu tư cho BVMT là đầu tư cho nền kinh tế bền vững. BVMT hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài, đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng, cơ hội cho thế hệ mai sau.
Vì vậy, tỉnh luôn khuyến khích thu hút các dự án đầu tư thứ cấp có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Ưu tiên việc ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn đề nghị Trung ương kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và BVMT đối với các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Quan tâm tới việc xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng công nghiệp, thu gom, xử lý rác thải của KCN, CCN. Quy định rõ cơ quan đầu mối, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đầu mối quản lý KCN, CCN để tránh quản lý chồng chéo, không hiệu quả.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chính Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương trong BVMT tại các KCN, CCN. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp gắn với BVMT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là tại các CCN.

Để có thể phát triển hài hòa lợi ích kinh tế với BVMT, Hải Dương cần cân nhắc, lựa chọn những dự án ít chất thải, hướng tới nền công nghiệp xanh. Siết chặt quản lý hoạt động xả thải của các doanh nghiệp và xử lý nghiêm những hành vi gây tổn hại tới môi trường.
Tỉnh cần nghiên cứu biện pháp xử lý chất thải đối với từng CCN để đạt hiệu quả tối ưu. Hải Dương đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng về kinh tế, nhất là công nghiệp, vì vậy Tỉnh ủy cần khẩn trương xây dựng chỉ thị, nghị quyết về BVMT với tầm nhìn chiến lược nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất công nghiệp đối với môi trường.
Trước đó, đoàn kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH IRISO Việt Nam, Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Trường (Cẩm Giàng) và CCN Tân Hồng (Bình Giang).      

Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể

Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Gia Lộc” để tăng tính cạnh tranh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.
Hiệu quả bước đầu: Ông Phạm Văn Tuấn ở thôn Hống, xã Lê Lợi đang cho đất nghỉ để chuẩn bị trồng su hào, cải bắp vụ đông sớm. Năm ngoái, ông Tuấn trồng 1 ha su hào và 1 ha cải bắp theo hướng an toàn. 1 ha su hào được bao tiêu hoàn toàn với giá bán cao hơn giá thị trường. Vì vậy năm nay ông tiếp tục chuẩn bị trồng su hào, cải bắp, su lơ trắng theo hướng này.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi ha noi bảo hành tủ lạnh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung
Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ
Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác

Còn anh Phạm Văn Anh ở thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn cho biết năm nay anh quyết định tham gia tổ liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (RAT) của xã. Tổ ký hợp đồng bao tiêu 5 ha cải bắp với Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (xã Gia Tân, Gia Lộc). Các hộ tham gia tổ liên kết được mua phân bón trả chậm, được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 400.000 đồng/sào tiền vật tư nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật trồng RAT. “Thời tiết năm nay nắng mưa thất thường nên việc trồng rau màu rất vất vả. Vụ xuân vừa rồi tôi trồng dưa chuột và dưa hấu nhưng bị chết hết, thu lại được ít bầu với mướp đắng là hòa vốn, may hơn nhiều hộ bị mất trắng. Năm nay, tôi trồng 1 ha cải bắp trong tổ liên kết, thấy thông tin được hỗ trợ mọi mặt, lại được bao tiêu sản phẩm chúng tôi rất phấn khởi”, anh Anh nói.

Vụ đông năm 2016, huyện Gia Lộc có 1.774 ha rau màu tại các xã Gia Xuyên, Lê Lợi, Phạm Trấn, Gia Khánh, Đoàn Thượng được bao tiêu sản phẩm. Lợi ích của hình thức sản xuất, tiêu thụ này được thể hiện rõ ràng nên nhiều hộ muốn tham gia.

Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lê Lợi cho biết HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 25 ha cải bắp được trồng theo hướng an toàn với Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (5 ha) và Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (20 ha).
Từ năm 2013 đến nay, xã Lê Lợi đã xây dựng được 1 vùng trồng RAT tại thôn Bùi Thượng rộng 11,4 ha với hơn 100 hộ tham gia. Vụ đông năm nay, xã tiếp tục xây dựng 3 vùng RAT tại 3 thôn Già, Lại, Bùi Hạ, mỗi vùng từ 5-10 ha. Dự kiến các hộ tham gia các vùng sản xuất RAT sẽ được hỗ trợ chi phí và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Tại xã Đoàn Thượng, việc quy vùng sản xuất tập trung cũng đang được tích cực triển khai. Ông Bùi Đức Anh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết toàn xã có 332 ha  trồng trọt. Vụ đông năm nay, xã sẽ quy hoạch tất cả 150ha rau màu thành 10 vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn. Các vùng sẽ trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao như cải bắp, su hào, su lơ... Năm nay, Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt sẽ bao tiêu 50 ha trồng su lơ xanh cho xã. Hiện các thôn đang vận động người dân đăng ký tham gia mô hình trồng su lơ xanh để được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.

Phát huy thế mạnh: Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc, hằng năm, toàn huyện gieo trồng 6.300 ha rau màu, giá trị sản xuất cây rau màu chiếm gần 60% giá trị ngành trồng trọt.

Ông Phạm Quang Hưởng, Bí thư Huyện ủy Gia Lộc cho biết để phát huy thế mạnh về sản xuất rau màu, năm 2016, Huyện ủy đã xây dựng đề án “Quy hoạch và xây dựng vùng hoa, rau quả tập trung theo hướng an toàn tiến tới sạch phù hợp với kinh tế nông nghiệp ven đô giai đoạn 2016 - 2020”. Từ nay đến năm 2020, huyện phấn đấu quy hoạch và tổ chức sản xuất 1.342 ha rau màu theo hướng an toàn. Huyện đang tập trung các nguồn lực để phấn đấu hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các vùng sản xuất tập trung, mỗi vùng có ít nhất 1 điểm tập kết nông sản, hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước cho rau màu.

Để đề án phát huy hiệu quả, huyện đã giao Hội Nông dân huyện thực hiện đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc” để sử dụng chung trong toàn huyện. Bà Vũ Thị Hải Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết đến nay hội đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc”. Hội cũng khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm RAT của huyện. Theo đó, toàn huyện có 2.114 hộ tại 13 xã, 4 tổ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và 3 doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt, HTX Tân Minh Đức và HTX Dịch vụ nông nghiệp Lê Lợi) tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc”.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ

Ngoài thực hiện việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều tổ chức tín dụng trong tỉnh còn có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp riêng. Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông cho biết: “Không chỉ thực hiện giảm lãi suất cho vay theo đúng quy định, hiện nay chúng tôi còn triển khai nhiều gói tín dụng hấp dẫn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như gói tín dụng hơn 100 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh vay với lãi suất chỉ 5,5%”.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh samsung     
Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh P2

Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ vốn khá hấp dẫn. Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Dương đang thực hiện chương trình cho vay ngắn hạn áp dụng mức lãi suất từ 2,2%/năm trở lên đối với doanh nghiệp vay USD và 5%/năm trở lên đối với vay VNĐ; chương trình cho vay lãi suất thỏa thuận 2017 từ  2,1%/năm trở lên đối với vay USD và 5,1%/năm trở lên đối với vay VNĐ. Ngân hàng TMCP Công thương khu công nghiệp thực hiện chương trình tiếp sức thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp, ưu đãi cho khách hàng tiềm năng với lãi suất chỉ từ 6,5 - 8%/năm… Doanh nghiệp vay vốn từ các chương trình này đều được hưởng mức lãi suất thấp hơn từ  0,5-1% so với mặt bằng lãi suất thông thường.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương nhận định ngoài thực hiện giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng trong tỉnh còn tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ vốn để doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp có cơ hội vượt khó khăn và phát triển. Một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong tỉnh cũng có thêm cơ hội hiện thực ý tưởng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp mới đăng ký thành lập.

Lãi suất giảm cùng với những chương trình kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp đang được nhiều ngân hàng thực hiện đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, các ngân hàng cần chủ động cải cách thủ tục hành chính, nới lỏng điều kiện cho vay để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Ngược lại, được ưu đãi về vốn vay, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành để sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác

Thời gian qua, nhiều ngân hàng trong tỉnh đã giảm lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, vượt qua khó khăn trong phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tiếp sức: Vừa hỗ trợ người chăn nuôi vượt qua “bão” giá lợn xuống thấp, vừa phải chạy vạy vay vốn để đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới, anh Nguyễn Văn Nghị, Giám đốc Công ty CP Sản xuất và thương mại Đại An Tín (Nam Sách) gần như đuối sức. “Vừa nghe thông báo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông sẽ giải ngân cho vay hơn 7 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6% để đầu tư thêm một nhà máy mới, tôi như trút được một phần gánh nặng. Mức lãi suất này còn thấp hơn dự kiến trước đó của tôi tới hơn 1%”, anh Nghị cho biết.

Xem thêm: dia chi bao hanh tu lanh hitachi,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,  trung tâm bảo hành hitachi
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh P2
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh

Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác cũng đón nhận thông tin giảm lãi suất cho vay với tâm lý hào hứng. Trong bối cảnh doanh nghiệp đang khát vốn để tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh giai đoạn cuối năm thì việc được hạ lãi suất vay vốn sẽ giúp họ giảm được chi phí sản xuất, tăng cơ hội cạnh tranh. Ông Lê Quốc Trung, đại diện Công ty TNHH Tung Yang Việt Nam (Cẩm Giàng) cho biết trong năm nay doanh nghiệp dự tính sẽ nâng công suất nhà máy lên mức 15.000 tấn nhôm định hình/tháng. Lãi suất cho vay giảm sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều thuận lợi. Ở thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp có thể giảm giá bán sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn với các sản phẩm nhôm thanh của Trung Quốc.
"Vừa nghe thông báo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông sẽ giải ngân cho vay hơn 7 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6% để đầu tư thêm một nhà máy mới, tôi như trút được một phần gánh nặng."


Từ giữa tháng 7, nhiều ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất, trong đó tập trung ở các lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hải Dương đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn về mức tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hải Dương đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương cũng đã áp dụng mức lãi suất tối đa 6%/năm đối với các khách hàng vay thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, thấp hơn 0,5%/năm so với nhiều ngân hàng khác. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hải Dương cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ông Đoàn Văn Nghệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, không ít doanh nghiệp luôn phải đau đầu vì thiếu vốn mà lại phải vay vốn với lãi suất cao. Bởi vậy việc hạ lãi suất cho vay lần này giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường.

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh P2

Chưa quan tâm: Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Phạm Quang Sản, Phó Trưởng Ban đại diện Hội NCT tỉnh cho biết hiện nay toàn tỉnh có 83% số dân đã tham gia BHYT. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 sẽ có trên 90% người dân tham gia BHYT. Tuy nhiên số NCT tham gia BHYT vẫn còn quá thấp, trong khi đây là nhóm người cần thẻ BHYT nhất. Tỷ lệ NCT tỉnh ta tham gia BHYT tương đương mức bình quân chung của toàn quốc. Điều này cho thấy đây là thực trạng chung của nhiều địa phương.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi hà nội,sua tu lanh hitachi  sửa tủ lạnh hitachi

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh


Một nguyên nhân được chỉ ra chính là do nhận thức của người dân về BHYT còn hạn chế. Nhiều NCT chưa nhận thức đúng và đầy đủ về lợi ích khi tham gia BHYT nên chưa quan tâm. Việc chăm sóc sức khỏe cho NCT mới chỉ được hiểu như chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ hằng ngày mà chưa nghĩ tới việc cần có chế độ chăm sóc, nâng cao sức khỏe. Không tham gia BHYT đồng nghĩa với việc NCT ít khi được thăm khám sức khỏe định kỳ. Chỉ khi bệnh tình đã trở nặng, NCT mới được đưa vào viện chăm sóc, kéo theo  chi phí chữa trị tốn kém do phát hiện muộn.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến cho NCT chưa tích cực tham gia BHYT bởi khó khăn về kinh tế. Theo quy định, để có một tấm thẻ BHYT tự nguyện, mỗi người sẽ phải bỏ hơn 650.000 đồng. Với những người không còn đủ khả năng lao động thì đây là số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, quy định về bắt buộc mua thẻ BHYT theo hộ gia đình cũng là một trở ngại cho NCT khi muốn mua thẻ BHYT. Bởi nhiều gia đình kinh tế không đủ dư dả để mua BHYT cho tất cả các thành viên trong gia đình trong khi quy định không cho phép chỉ mua BHYT cho 1 thành viên.

Theo ông Phạm Quang Sản, để NCT tích cực tham gia BHYT hơn, trước hết ngành bảo hiểm xã hội cần đồng hành cùng với Hội NCT trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của toàn xã hội và của NCT về những lợi ích khi tham gia BHYT. Ngành bảo hiểm xã hội cần nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ đối với NCT khi tham gia BHYT tự nguyện như giảm mức phí hoặc các địa phương hỗ trợ một phần mức phí mua thẻ BHYT cho người trên 60 tuổi, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội; chia thời gian mua BHYT trong năm để NCT có thu nhập thấp có cơ hội được tham gia BHYT tự nguyện... Ngành y tế tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT. Ngoài ra, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp có thể tặng quà bằng thẻ BHYT cho NCT.

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh

Khi đã bước sang phía dốc bên kia của cuộc đời, sức khỏe con người cũng ngày càng giảm sút, phải tìm đến các bệnh viện, phòng khám nhiều hơn. Do vậy việc người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
"Tấm bùa" hộ mệnh:Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh, toàn tỉnh hiện có hơn 250.000 NCT, chiếm khoảng 14,1% số dân. Tỷ lệ dân số già của Hải Dương đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (tỷ lệ này của cả nước là 11%). Theo quy luật tự nhiên, NCT là nhóm đối tượng phải sử dụng nhiều dịch vụ y tế. Nhưng trong thực tế, mới chỉ có 156.415 NCT (chiếm 62,5% tổng số NCT) có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong số này có trên 40.000 NCT tham gia BHYT tự nguyện, còn lại chủ yếu là cán bộ hưu trí hoặc các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Như vậy, còn trên 93.000 NCT chưa được tham gia BHYT. NCT lại hay mắc các bệnh mãn tính, bệnh sa sút trí tuệ phải điều trị trong thời gian dài và chi phí khám chữa tăng cao, thường gấp 7-10 lần người trẻ tuổi. Nếu không có thẻ BHYT thì chi phí khám chữa bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, đặc biệt là từ ngày 1.8.2017 theo quy định mới chi phí dịch vụ y tế sẽ tăng thêm 30%.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi hà nộitrung tam bao hanh tu lanh hitachi trung tâm bảo hành hitachi
Tại buổi đối thoại với người dân xã Lai Vu ngày 25.5
Một số người dân xã Lai Vu cản trở Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal

Cách đây 3 năm, bà Nguyễn Thị Măng, NCT ở xã Tân An (Thanh Hà) phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do mổ ruột thừa. Vì không có thẻ BHYT nên gia đình bà phải tự chi trả 100% chi phí từ tiền giường nằm đến tiền thuốc men... Nhà làm nông nghiệp, các con cũng không khá giả nên số tiền gần 20 triệu đồng viện phí quả thật quá lớn với gia đình bà Măng. Sau lần ấy mặc dù đã hiểu được giá trị của tấm thẻ BHYT nhưng đến nay bà Măng vẫn không tham gia, bởi với bà hơn 650.000 đồng mua thẻ BHYT mỗi năm cũng là một khoản tiền lớn. Bà Măng cho biết: "Giờ tôi già yếu rồi, chủ yếu sống dựa vào con cháu, kinh tế các con cũng chưa khá giả, lại phải nuôi các cháu ăn học nên tôi chưa có điều kiện để mua BHYT"...
"Giờ tôi già yếu rồi, chủ yếu sống dựa vào con cháu, kinh tế các con cũng chưa khá giả, lại phải nuôi các cháu ăn học nên tôi chưa có điều kiện để mua BHYT."


Khác với bà Măng, vì hiểu rõ lợi ích của BHYT nên 5 năm trở lại đây mỗi năm bà Trần Thị Tuyết, 62 tuổi ở đường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) đều dành một khoản tiền đóng BHYT. Từ ngày sử dụng thẻ BHYT, vài tháng bà Tuyết lại đi khám sức khỏe định kỳ một lần. Nhờ vậy mà bà kịp thời phát hiện mình có khối u trong gan, được chuyển lên tuyến trên chữa trị. Đã có thẻ BHYT nên mọi chi phí khám chữa bệnh của bà Tuyết đều được giảm trừ theo quy định, bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Bà Tuyết chia sẻ: "Càng cao tuổi càng cần phải có thẻ BHYT. Bỏ ra hơn 650.000 đồng một năm nhưng đổi lại mình được chăm sóc sức khỏe, đỡ lo chuyện tiền nong nếu không may mình ốm đau, phải chữa trị".