Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh

Khi đã bước sang phía dốc bên kia của cuộc đời, sức khỏe con người cũng ngày càng giảm sút, phải tìm đến các bệnh viện, phòng khám nhiều hơn. Do vậy việc người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
"Tấm bùa" hộ mệnh:Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh, toàn tỉnh hiện có hơn 250.000 NCT, chiếm khoảng 14,1% số dân. Tỷ lệ dân số già của Hải Dương đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (tỷ lệ này của cả nước là 11%). Theo quy luật tự nhiên, NCT là nhóm đối tượng phải sử dụng nhiều dịch vụ y tế. Nhưng trong thực tế, mới chỉ có 156.415 NCT (chiếm 62,5% tổng số NCT) có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong số này có trên 40.000 NCT tham gia BHYT tự nguyện, còn lại chủ yếu là cán bộ hưu trí hoặc các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Như vậy, còn trên 93.000 NCT chưa được tham gia BHYT. NCT lại hay mắc các bệnh mãn tính, bệnh sa sút trí tuệ phải điều trị trong thời gian dài và chi phí khám chữa tăng cao, thường gấp 7-10 lần người trẻ tuổi. Nếu không có thẻ BHYT thì chi phí khám chữa bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, đặc biệt là từ ngày 1.8.2017 theo quy định mới chi phí dịch vụ y tế sẽ tăng thêm 30%.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi hà nộitrung tam bao hanh tu lanh hitachi trung tâm bảo hành hitachi
Tại buổi đối thoại với người dân xã Lai Vu ngày 25.5
Một số người dân xã Lai Vu cản trở Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal

Cách đây 3 năm, bà Nguyễn Thị Măng, NCT ở xã Tân An (Thanh Hà) phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do mổ ruột thừa. Vì không có thẻ BHYT nên gia đình bà phải tự chi trả 100% chi phí từ tiền giường nằm đến tiền thuốc men... Nhà làm nông nghiệp, các con cũng không khá giả nên số tiền gần 20 triệu đồng viện phí quả thật quá lớn với gia đình bà Măng. Sau lần ấy mặc dù đã hiểu được giá trị của tấm thẻ BHYT nhưng đến nay bà Măng vẫn không tham gia, bởi với bà hơn 650.000 đồng mua thẻ BHYT mỗi năm cũng là một khoản tiền lớn. Bà Măng cho biết: "Giờ tôi già yếu rồi, chủ yếu sống dựa vào con cháu, kinh tế các con cũng chưa khá giả, lại phải nuôi các cháu ăn học nên tôi chưa có điều kiện để mua BHYT"...
"Giờ tôi già yếu rồi, chủ yếu sống dựa vào con cháu, kinh tế các con cũng chưa khá giả, lại phải nuôi các cháu ăn học nên tôi chưa có điều kiện để mua BHYT."


Khác với bà Măng, vì hiểu rõ lợi ích của BHYT nên 5 năm trở lại đây mỗi năm bà Trần Thị Tuyết, 62 tuổi ở đường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) đều dành một khoản tiền đóng BHYT. Từ ngày sử dụng thẻ BHYT, vài tháng bà Tuyết lại đi khám sức khỏe định kỳ một lần. Nhờ vậy mà bà kịp thời phát hiện mình có khối u trong gan, được chuyển lên tuyến trên chữa trị. Đã có thẻ BHYT nên mọi chi phí khám chữa bệnh của bà Tuyết đều được giảm trừ theo quy định, bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Bà Tuyết chia sẻ: "Càng cao tuổi càng cần phải có thẻ BHYT. Bỏ ra hơn 650.000 đồng một năm nhưng đổi lại mình được chăm sóc sức khỏe, đỡ lo chuyện tiền nong nếu không may mình ốm đau, phải chữa trị".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét