Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Đảng bộ các xã An Châu (TP Hải Dương)

Ngày 24-2, Đảng bộ các xã An Châu (TP Hải Dương), Thanh Hồng (Thanh Hà) kỷ niệm 70 năm ngày thành lập.
Ngày 1-3-1947, Chi bộ Đảng xã An Châu được tách ra từ Chi bộ khu IV (huyện Nam Sách). Từ khi ra đời đến nay, Đảng bộ xã An Châu luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, lãnh đạo nhân dân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đảng bộ xã hiện có 9 chi bộ với 233 đảng viên. Hằng năm, đảng bộ đều đạt trong sạch, vững mạnh.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi ,trung tam bao hanh tu lanh samsung

Đạt được danh hiệu trường chuẩn quốc gia đã rất khó khăn


* Ngày 25-2-1947, tại chùa Bầu, thôn Nhan Bầu, Chi bộ Đảng xã Thanh Hồng được thành lập với 3 đảng viên. Đến nay, đảng bộ có 305 đảng viên sinh hoạt tại 7 chi bộ, trong đó có 160 người được tặng Huy hiệu Đảng. Đảng bộ nhiều năm đạt trong sạch, vững mạnh và có 6 năm liền được Tỉnh uỷ khen thưởng.
Sáng 24-2, Tòa án Nhân dân TP Hải Dương tuyên phạt Trần Ngọc Tuấn (sinh năm 1976, ở 4/85 phố Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương) 24 tháng tù giam vì tội buôn bán ma túy.
Khoảng 15 giờ 45 ngày 21-11-2016, tại số nhà 36/129 Nguyễn Chí Thanh (TP Hải Dương), Tuấn cất giấu trái phép 0,239 gam ma túy tổng hợp để sử dụng và bán kiếm lời. Khi Tuấn đang bán 0,065 gam ma túy cho một đối tượng tự khai là Nguyễn Quốc Đệ (ở xã Tân Hưng, TP Hải Dương) thì bị Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP Hải Dương) bắt quả tang.
Sáng 24-2, Chi đoàn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017-2019. Đây là đại hội điểm cấp cơ sở của Đoàn Khối các cơ quan tỉnh.

Nhiệm kỳ vừa qua, 100% số đoàn viên thanh niên của chi đoàn thực hiện tốt những nội dung của phong trào “Thanh niên Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương với văn hóa công sở”. Chi đoàn tích cực vận động các đoàn viên thanh niên ủng hộ đồng bào vùng cao, các loại quỹ nhân đạo, từ thiện với số tiền hơn 75 triệu đồng, 945 bộ quần áo và 3 xe lăn. Các đoàn viên cũng đã tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 39 quy trình thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho khách hàng.
Theo Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), Hải Dương có 5 doanh nghiệp đạt danh hiệu HVNCLC năm 2017.

Đó là: Công ty CP Bánh đậu xanh Minh Ngọc, Công ty TNHH Long Hải, Công ty CP Sứ Hải Dương, Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch và Công ty TNHH Điện cơ Trần Hưng Đạo.
Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu của Hải Dương có sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao. Sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt chuẩn chất lượng theo quy định của Nhà nước. Trước đó, 16.000 gia đình tại 12 tỉnh, thành phố đã tham gia bình chọn để tìm ra doanh nghiệp đạt danh hiệu này.
Lễ trao giải cho các doanh nghiệp đạt danh hiệu HVNCLC sẽ diễn ra vào tối 2-3-2017 tại TP Hồ Chí Minh.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Đạt được danh hiệu trường chuẩn quốc gia đã rất khó khăn

Đạt được danh hiệu trường chuẩn quốc gia đã rất khó khăn, nhưng việc giữ vững các tiêu chí cũng gian nan không kém...
Vướng về cơ sở vật chất
Trường Mầm non Cẩm Văn (Cẩm Giàng) được công nhận trường chuẩn quốc gia từ năm 2006. Năm nay đã đến hạn kiểm tra để công nhận lại lần 3 nhưng trường hiện chưa đạt tiêu chí về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị. Cô giáo Phạm Thị Thu Bồn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Chúng tôi vốn có 3 điểm trường nhưng năm học 2016-2017, do số trẻ tăng cao nên trường phải mượn thêm 2 phòng học là nhà văn hoá thôn, khiến số điểm trường vượt quá so với quy định. Diện tích của 12 trong tổng số 17 phòng học hiện chưa bảo đảm theo chuẩn. Trường còn thiếu một số phòng như giáo dục thể chất, sinh hoạt chuyên môn, hội họp...".

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội,sửa chữa tủ lanh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     
UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/2017

Cũng sắp đến hạn kiểm tra lại các tiêu chí, Trường Tiểu học Phú Thái (Kim Thành) lại rơi vào tình trạng thiếu diện tích do bị cắt một phần đất để làm đường và nhường sân tập thể dục cho Trường THPT Kim Thành để trường này đủ tiêu chí đạt chuẩn. Hiện trường có đủ phòng học nhưng thiếu phòng bộ môn. Ngoài ra, phòng chức năng chật hẹp và học sinh phải tập thể dục chung với trường THPT.
Thiếu thốn về cơ sở vật chất là vướng mắc phổ biến nhất của các trường trong quá trình giữ chuẩn. Vào thời điểm được công nhận đạt chuẩn, cơ sở vật chất của các trường đầy đủ nhưng qua thời gian, quy mô học sinh tăng lên trong khi số phòng học không tăng hoặc tăng ít hơn dẫn đến thiếu phòng.
Bên cạnh đó, các trường còn gặp khó khăn trong mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học. “Bây giờ các trường tiểu học đều phải dạy 2 buổi/ngày, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hóa nên cần nhiều trang thiết bị. Nhưng ngân sách giao chi thường xuyên cho nhà trường chỉ 90 triệu đồng/năm học. Riêng tiền điện đã mất 40-50 triệu đồng/năm nên kinh phí cho thiết bị không còn mấy”, cô giáo Vũ Thị Thế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cẩm Đông (Cẩm Giàng) nói.
Thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị gây khó khăn cho học sinh, giáo viên khi có những lớp phải đi học nhờ trong khu dân cư, phần nào ảnh hưởng tới chất lượng dạy, học tại một số trường đã đạt chuẩn.

Loay hoay khắc phục
Chuẩn bị bước vào năm học 2016-2017, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Cẩm Đông đã mất hàng tháng trời chạy đôn chạy đáo khắp các thôn để mượn phòng học. Tuy nhiên, các nhà văn hóa thôn đều gần sông, ao hoặc đã cũ nát, không bảo đảm yêu cầu. Cuối cùng nhà trường cũng mượn được 3 phòng của HTX Dịch vụ nông nghiệp làm phòng học. Năm học trước, trường được hỗ trợ xây phòng bán trú cho học sinh nhưng cũng phải chuyển sang làm phòng học. Dự kiến đến năm 2019, trường phải kiểm tra lại các tiêu chí chuẩn quốc gia và tổng số 26 lớp, tăng 3 lớp so với hiện tại. Việc này đồng nghĩa với nguy cơ thiếu phòng học ngày càng nhiều.
Trong số các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, tiêu chí về phòng học, số học sinh mỗi lớp học là cơ bản và dễ đo đếm nhất. Vì thế, các trường đều phải cố gắng sắp xếp sao cho có đủ phòng mà không dồn lớp. Các cách xoay xở trước mắt phổ biến nhất của các trường là chuyển phòng bộ môn, phòng chức năng làm phòng học, đi mượn phòng của thôn, khu dân cư. Về lâu dài, các trường đều đề nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây thêm phòng học nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên số phòng tăng thường chậm hơn số lớp tăng. Có những trường năm học nào cũng phải lo việc xây, sửa phòng học mà vẫn không đủ.

Phát triển cơ sở vật chất của các trường thường theo kiểu “ăn đong”, không theo kịp sự gia tăng số lớp dù quy mô của các trường đều dự báo được trước 4-5 năm. Vì vậy, nhiều trường bị động trong việc bảo đảm tiêu chí này khi kiểm tra công nhận lại sau 5 năm. Chưa có trường nào bị tước danh hiệu chuẩn quốc gia nhưng đã có những trường buộc phải xin nợ tiêu chí trên hoặc lùi thời gian kiểm tra đạt chuẩn lại 1-2 năm.

Để quá trình giữ chuẩn của các nhà trường được thuận lợi và không bị động vì thiếu cơ sở vật chất, các địa phương và ngành giáo dục cần đầu tư phù hợp với quy mô phát triển của mỗi trường. Việc xây dựng phòng học, bố trí đất cho các trường cần có tính dự báo, tránh tình trạng "ăn đong".

UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/201

Sáng 23/2,  UBND tỉnh tổ chức phiên họp  thường kỳ tháng 2/2017 để nghe và cho ý kiến về các tờ trình quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của một số đơn vị; Tờ trình về Quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2017 . Đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì phiên họp.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , sửa tủ lạnh hitachisua tu lanh samsung
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội thảo "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng P2
Qua nghe báo cáo và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch – Đầu tư; Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tài Chính; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản nhất trí với nội dung các tờ trình trên.

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở KH-ĐT được thực hiện theo đúng Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV. Về cơ cấu tổ chức, Sở KH-ĐT gồm Văn phòng, Thanh tra và 07 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 02 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở.

Đối với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế được thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV. Về các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế gồm 14 đơn vị tuyến tỉnh. Trong đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật được thành lập mới trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Thành lập mới Bệnh viện Nhiệt đới và Trung tâm Pháp y; Tuyến huyện được thành lập trên cơ sở sáp nhập các Trung tâm Y tế cấp huyện và Bệnh viện đa khoa cấp huyện. Các phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các mô hình tổ chức y tế tuyến huyện cần thực hiện theo đúng Thông tư mới nhất.

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài chính được thực hiện theo đúng Thông tư Liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV. Về cơ cấu tổ chức gồm Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc, Văn phòng, Thanh tra và 06 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 01 đơn vị sự nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí lưu ý tại các Sở, Phó Giám đốc sẽ không kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở không quá 02 người, số lượng phó trưởng phòng cần tuân thủ theo đúng quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh  cũng cơ bản nhất trí với nội dung do Sở Tài chính trình bày Về Quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2017. Sở Tài chính cần cập nhật, bổ sung thêm một số quy định mới được ban hành đồng thời tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa hoàn thiện Quy định. Đề nghị các ngành Tài chính, Tài nguyên – Môi trường, Cục thuế kịp thời đề xuất, tham mưu cho tỉnh để việc thực hiện hệ số điều chỉnh giá đất đảm bảo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh.

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội thảo "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng P2

Các đại biểu đã tham gia đóng góp 15 ý kiến xoay quanh các vấn đề: nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HĐND các cấp trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Cụ thể như: thực hiện chức năng quyết định, chức năng giám sát, chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương … để phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác tổ chức, cán bộ đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác lãnh đạo của Đảng đối với HĐND trong việc thực hiện các mối quan hệ công tác của HĐND, các Ban HĐND với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị như với UBND,  Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác nhằm chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước....

Xem  thêm: sua chua tu lanh hitachi ,  sua tu lanh hitachi ,sửa cửa cuốn    
Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội thảo "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Kết luận hội thảo, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng cần xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với HĐND các cấp phải trên cơ sở quán triệt, cụ thể hóa các quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và kế hoạch của Tỉnh ủy về đổi mới phương thức lãnh đạo và xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Các đại biểu HĐND các cấp cần tiếp tục dành thời gian thỏa đáng để thực hiện nhiệm vụ, chức trách người đại biểu, đặc biệt đối với các đại biểu kiêm nhiệm vừa giữ các chức vụ chủ chốt trong công tác Đảng, hoặc lãnh đạo UBND các cấp. Cấp ủy các cấp cần thực hiện tốt sự phối hợp giữa HĐND với UBND, Ủy  ban MTTQ và các đoàn thể nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các nghị quyết của các cấp ủy đảng. Bên cạnh đó, phải quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát của HĐND các cấp. Để làm tốt điều này, đòi hỏi đội ngũ đại biểu HĐND phải có trình độ, am hiểu sâu về lĩnh vực, chương trình được phân công giám sát. Muốn vậy, không chỉ trông chờ vào đại biểu chuyên trách mà phải phối hợp với MTTQ, các chuyên gia, một số đoàn thể, hội nhằm bảo đảm chất lượng công tác giám sát. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng tiếp tục quan tâm, bảo đảm điều kiện để HĐND các cấp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động...

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội thảo "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Chiều 23/2, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội thảo "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy HĐND các cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thanh Mai, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội thảo. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ, các Ban xây dựng Đảng, Sở Nội vụ, các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố,

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nộisua cua cuon
Trường Cao đẳng Hải Dương triển khai thực hiện chương trình trải nghiệm cho sinh viên

trưởng các ban HĐND cấp huyện, đại diện Chủ tịch HĐND một số xã, phường, thị trấn dự hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: trong những năm qua, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với HĐND đã không ngừng đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, từng bước khẳng định vai trò là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động chuyên trách của HĐND ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động của HĐND vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Nhận thức của một số cấp uỷ, cán bộ đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND chưa đầy đủ; việc tăng cường lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng đối với HĐND chưa kịp thời, thường xuyên. Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng cho đại biểu HĐND, đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND còn hạn chế. Hoạt động của HĐND các cấp mặc dù có đổi mới về nội dung, phương thức song chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa phát huy đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và vai trò đại diện của người đại biểu nhân dân.  Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy HĐND đảm bảo tinh gọn nhưng hoạt động hiệu lực, hiệu quả là hết sức cần thiết và cấp bách. Đồng chí yêu cầu các  đại biểu tham dự hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận đóng góp làm rõ những vấn đề từ thực tiễn, chỉ ra những khó khăn, hạn chế và đề ra những giải pháp cụ thể.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Trường Cao đẳng Hải Dương triển khai thực hiện chương trình trải nghiệm cho sinh viên

Từ năm học 2015-2016, Trường Cao đẳng Hải Dương triển khai thực hiện chương trình trải nghiệm cho sinh viên.
Tất cả sinh viên (kể cả các khóa không liên quan đến công nghiệp như mầm non, tiểu học, nhạc họa…) sẽ lần lượt được nhà trường tổ chức cho đi làm công nhân tại 2 khu công nghiệp (KCN) Tân Trường (Cẩm Giàng) và Nam Sách trong thời gian từ 5-7 tuần. Trung bình mỗi đợt có 50 sinh viên. Mục đích giúp sinh viên học tác phong, kỷ luật và môi trường làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài. “Quan trọng hơn là giáo dục cho sinh viên biết quý trọng giá trị của đồng tiền, cách kiếm tiền và trân trọng sức lao động của mình”, tiến sĩ Vũ Hoài An, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải Dương cho biết.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noi  , trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Điều tôi quan tâm nhất trong mỗi giờ lên lớp

Đang trải công nhân tại Công ty TNHH Việt Nam Toyo Denso (100% vốn của Nhật Bản, KCN Nam Sách), bạn Trần Thị Ngát, sinh viên năm thứ hai Khoa Mầm non cho biết: "Mặc dù mới được một nửa thời gian nhưng chúng em đã học được rất nhiều điều bổ ích như cách sắp xếp thời gian hợp lý, tinh thần làm việc khẩn trương. Môi trường làm việc tại công ty rất chuyên nghiệp và sạch sẽ giúp em có ý thức hơn về bảo vệ môi trường". Theo bạn Ngát, chế độ tiền lương, khen thưởng của công ty luôn bảo đảm. Dù chỉ làm việc 7 giờ mỗi ngày nhưng công ty đã trả 2,6 triệu đồng cho 11 ngày làm việc. Nếu làm tốt, kết thúc 1 tháng làm việc mỗi sinh viên có thể nhận được hơn 6 triệu đồng.

Qua tìm hiểu, hầu hết sinh viên đã được làm công nhân trong 4 đợt trước đó đều rất hào hứng với chương trình này. "Nhà trường tích cực đổi mới chương trình giảng dạy để có thể đào tạo ra những sinh viên kiểu mới, có năng lực thực sự và toàn diện, giúp các em sau khi ra trường có thể vững vàng hòa nhập cùng thời cuộc. Nhà trường xác định đây là hướng đi đột phá nên sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các đợt trải nghiệm cho sinh viên trong những năm học tiếp theo", tiến sĩ Vũ Hoài An cho biết thêm.
Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Hải Dương đã xây dựng mô hình trường học đa cấp. Trường đã thành lập trường học ở 3 cấp học gồm: Mầm non Hoa Sen, Tiểu học Chu Văn An, THCS Chu Văn An và sắp tới sẽ xin chủ trương thành lập Trường THPT Chu Văn An. Đây là hệ thống những trường thực hành chất lượng cao của nhà trường. Sinh viên của trường sẽ được đứng lớp giảng dạy một số tiết học tại các trường học này. Giảng viên tại Trường Cao đẳng Hải Dương cũng chính là giáo viên của các trường thực hành. Do đó, không chỉ sinh viên, các giảng viên của nhà trường cũng được trực tiếp đứng lớp chăm sóc các cháu mầm non, dạy học sinh tiểu học, THCS. Quá trình trải nghiệm này cũng tạo ra thu nhập thêm ngoài lương cho các giáo viên. “Đây là quá trình trải nghiệm kép thú vị và hiệu quả cho cả giảng viên và sinh viên”, tiến sĩ Nguyễn Thị Hòa, giảng viên Trường Cao đẳng Hải Dương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An nói.

Để lồng ghép có hiệu quả chương trình trải nghiệm, ở mỗi cấp học Trường Cao đẳng Hải Dương tổ chức đa dạng các hình thức trải nghiệm phù hợp với các lứa tuổi. Đối với hệ thống trường thực hành, nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử văn hóa, vẽ tranh ngoài trời, các học kỳ quân đội, thăm và tìm hiểu tại các làng nghề truyền thống... Trường Cao đẳng Hải Dương đang hoàn thiện cơ sở vật chất cơ sở 2 tại huyện Nam Sách. Ở đây có Trung tâm Nông nghiệp, Trung tâm Chuyển giao và giới thiệu các sản phẩm khoa học - công nghệ... nên sẽ có thêm môi trường trải nghiệm cho sinh viên.

Điều tôi quan tâm nhất trong mỗi giờ lên lớp

"Điều tôi quan tâm nhất trong mỗi giờ lên lớp là phải tạo tâm lý thoải mái để các em mạnh dạn trình bày ý kiến, tìm tòi kiến thức mới".
Đó là chia sẻ về nghề của thầy giáo Vũ Đình Mạnh (ảnh), giáo viên Trường Tiểu học Toàn Thắng (Gia Lộc).
Sinh ra và lớn lên tại xã Yết Kiêu (Gia Lộc), chàng thanh niên Vũ Đình Mạnh ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo từ khi còn nhỏ. Năm 1988, sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm Bạc Liêu, thầy giáo Mạnh được điều động về công tác tại Trường Tiểu học thị trấn Năm Căn (Cà Mau). Từ năm học 2007 - 2008 đến nay, thầy Mạnh về quê và công tác tại Trường Tiểu học Toàn Thắng (Gia Lộc).

Xem thêm: trung tam bao hanh hitachi ha noi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa cửa cuốn    
Từ năm 2014, thực hiện Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ

Không truyền thụ kiến thức một chiều theo kiểu "thầy giảng, trò ghi", thầy Mạnh luôn hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, tổ chức cho các em học tập theo nhóm, thảo luận, hỏi đáp lẫn nhau và trình bày bài tập trên lớp để khám phá kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Nhờ vậy, các giờ học của thầy luôn sôi nổi, hấp dẫn, thu hút học sinh. Cũng qua quá trình giảng dạy, thầy Mạnh đã đúc rút nhiều kinh nghiệm và triển khai thành công các đề tài: “Nâng cao chất lượng cho học sinh chưa hoàn thành môn học”, “Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua hình ảnh, phim”, “Thiết kế bài giảng E-Learning cho học sinh tiểu học”… được lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao.

Với chuyên môn vững vàng và kỹ năng truyền đạt kiến thức thuyết phục, thầy Mạnh được nhà trường tin cậy giao nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ chuyên môn 4-5. Thầy thường xuyên tham mưu giúp Ban Giám hiệu nhà trường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. Phụ trách mảng bồi dưỡng học sinh tham gia các cuộc thi trên mạng internet, thầy Mạnh luôn tìm tòi, học hỏi từ internet và bạn bè đồng nghiệp biên soạn nhiều tài liệu giúp học sinh ôn tập tốt. Nhờ vậy, năm học 2015 - 2016 vừa qua, Trường Tiểu học Toàn Thắng tiếp tục nằm trong tốp đầu cấp tiểu học của huyện do có 2 em đoạt giải khuyến khích Olympic toán cấp tỉnh, 4 em đoạt giải ba Olympic toán cấp huyện. Đội tuyển giao lưu "Em yêu tiếng Việt" có 3 em đoạt giải khuyến khích cấp tỉnh, 1 em đoạt giải ba, 2 em đoạt giải khuyến khích cấp huyện.

Bên cạnh đó, thầy Mạnh cũng có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ... Qua đó giáo dục học sinh truyền thống yêu nước và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" .

26 năm dạy học thì có tới 20 năm thầy Mạnh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, nhiều năm liền có sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện. Thầy Mạnh đã vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh tặng bằng khen, Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen... Cô giáo Đỗ Thị Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Toàn Thắng cho biết: “Qua 9 năm công tác tại trường, bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề, thầy Mạnh đã góp phần đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đạt thành tích cao. Thầy Vũ Đình Mạnh luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin tưởng, quý mến”.

Từ năm 2014, thực hiện Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ

Trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, các y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm nên ngày càng có nhiều người bệnh đến khám, chữa bệnh tại BVĐK huyện Ninh Giang.
Từ năm 2014, thực hiện Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng (do Ngân hàng Thế giới tài trợ), Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Ninh Giang đã có những thay đổi rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Qua đợt kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện của Sở Y tế năm 2016, BVĐK huyện Ninh Giang xếp thứ nhất trong các BVĐK tuyến huyện trong tỉnh.  

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nộitrung tam bao hanh tu lanh samsung lắp đặt cửa cuốn
Công ty TNHH Nam Yang Delta (khu công nghiệp Đại An) đã đi làm

Tháng 12-2015, BVĐK huyện Ninh Giang đã kiện toàn Hội đồng Quản lý chất lượng bệnh viện với 19 thành viên. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng bệnh viện. Qua đó, bệnh viện đã từng bước bố trí sắp xếp lại các khoa, phòng, cải tạo cơ sở vật chất, trồng thêm cây xanh trong khuôn viên nhằm tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp; làm mới, bổ sung các bảng biển chỉ dẫn đa chiều, biển chỉ dẫn trên mặt đất, sơ đồ, quy trình khám bệnh.

Bệnh viện đã sửa chữa, mở rộng Khoa Khám bệnh và mua bổ sung trang thiết bị cải tiến khu đón tiếp, lắp đặt hệ thống rút số tự động, bố trí thêm các buồng khám bệnh, bàn đón tiếp... nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi của người bệnh. Ngoài ra, đơn vị còn lắp hệ thống điều hòa, bố trí đủ chỗ ngồi phục vụ người bệnh tại một số khoa. Bệnh viện còn triển khai thực hiện phần mềm quản lý bệnh viện, lắp hệ thống camera an ninh, máy chiếu tại các hội trường, màn hình giao ban trực tuyến ở các khoa, phòng, hệ thống màn hình gọi người bệnh tại cửa các phòng khám, phòng cận lâm sàng.

Những năm gần đây, bệnh viện chú trọng nâng cao chất lượng khám và điều trị. Đơn vị đã thực hiện được hơn 64% số danh mục phân tuyến kỹ thuật của bệnh viện tuyến huyện và 191 kỹ thuật của tuyến tỉnh, Trung ương. Bệnh viện luôn thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Sau khi được đầu tư hơn 4 tỷ đồng, đầu năm 2017, khu chạy thận nhân tạo tại bệnh viện đã đi vào hoạt động, điều trị cho 38 bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh viện còn tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Cuối năm 2015, sau khi đi học tập kinh nghiệm tại bệnh viện của một số tỉnh bạn, lãnh đạo BVĐK huyện đã bố trí các nhóm nhân viên chăm sóc của từng khoa ngồi làm việc tại các bàn đặt ngay ngoài hành lang của phòng bệnh điều trị nội trú. Khi ngồi làm việc ở đây, các y, bác sĩ có thể theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh và kịp thời xử lý, hỗ trợ khi bệnh nhân cần giúp đỡ. Hệ thống chuông bấm cấp cứu, giường cấp cứu đa năng cũng trợ giúp đắc lực cho việc chăm sóc bệnh nhân. "Ngồi làm việc ở ngay phía cửa phòng bệnh, chúng tôi không mất nhiều thời gian đi lại, bệnh nhân và người nhà cũng không mất thời gian đi tìm các y, bác sĩ", nữ hộ sinh Dương Thị Lệ Quyên cho biết.

Bệnh viện còn công khai số điện thoại đường dây nóng tại các khoa, phòng; thành lập tổ tiếp nhận, xử lý, giải quyết các ý kiến phản ánh qua đường dây nóng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Thay vì phải viết tay những thông tin lặp đi lặp lại của bệnh nhân vào hồ sơ bệnh án như trước kia thì nay việc nhập thông tin trên máy tính đơn giản, tiết kiệm thời gian và bảo đảm chính xác hơn.

Trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, các y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm nên ngày càng có nhiều người bệnh đến khám, chữa bệnh tại BVĐK huyện Ninh Giang. Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) cho biết: "Đến BVĐK huyện Ninh Giang, tôi rất ấn tượng vì bệnh viện sạch đẹp, các y, bác sĩ phục vụ tốt. Vì thế mỗi lần phải khám, chữa bệnh tôi đều chọn nơi này".

Công ty TNHH Nam Yang Delta (khu công nghiệp Đại An) đã đi làm

Nghe tin ông Thành, người bạn cùng phố nằm cấp cứu tại bệnh viện, ông Hòa đi thăm ngay.
Vào đến buồng bệnh, thấy ông Thành đang nằm tiếp nước, ông Hòa đánh tiếng:
- Tôi về quê có chút việc chiều qua mới lên, nghe tin ông ốm liền vào thăm ông ngay.
Ông Thành cố ngồi dậy chào, ông Hòa nhanh tay đỡ ông Thành và bảo:
- Ông còn yếu cứ nằm xuống anh em mình nói chuyện. Thế đã đỡ chưa.
Ông Thành thều thào:

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi hà nội , bao hanh tu lanh hitachi  lắp đặt cửa cuốn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo hiện nay

- Tôi vào viện được ba hôm rồi, hôm nay thấy đỡ hơn một chút.
- Thế bác sĩ bảo ông bị bệnh gì?
- Thấy bo tôi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đi ngoài nhiều mất nước. Bệnh này do mình cả ông ạ!
Ngừng một lát ông Thành kể tiếp:
- Hôm trước tôi về quê chơi, thấy các cháu nó bảo năm nay ở quê giá lợn rẻ nên mấy anh em trong xóm tập trung mua con lợn về giết thịt. Thời trẻ, tiết canh, lòng lợn là món khoái khẩu của mình. Cũng lâu rồi tôi không dám dùng món tiết canh. Hôm đó, các cháu nhiệt tình mời, bảo lợn sạch ông cứ yên tâm. Tặc lưỡi, tôi có ăn một bát tiết canh. Tối đó tôi đi ngoài nhiều lần. Sáng hôm sau tôi bị choáng, các cháu cho ngay vào viện cấp cứu.

Ông Hòa phàn nàn:
- Báo chí nói nhiều sao mình không loại được món này ra khỏi mâm cỗ. Cùng ăn hôm đó với ông có ai bị làm sao không?
- Từ hôm đó đến nay tôi cũng không dám gọi điện về sợ các cháu biết chúng nó ân hận, chỉ vì nhiệt tình mời ông mới bị như thế này.
- Bệnh qua loa như vậy là tốt rồi. Chẳng may con lợn hôm đó bị bệnh liên cầu khuẩn thì không biết hậu quả như thế nào. Ðây cũng là bài học cho anh em mình.
- Ðúng là chỉ vì cả nể mà mang họa vào thân đấy ông ạ!
Sáng 22-2, hầu hết công nhân Công ty TNHH Nam Yang Delta (khu công nghiệp Đại An) đã đi làm trở lại sau 3 ngày đình công đòi quyền lợi.
Ngoài việc thỏa thuận về cách chi trả mức lương cơ bản, cải thiện quan hệ lao động, lãnh đạo công ty cũng cam kết sẽ trả lương đầy đủ trong 3 ngày công nhân nghỉ làm để đình công.

* Mặc dù đã có văn bản thông báo trả lời các kiến nghị của công nhân nhưng đến sáng 22-2, vẫn còn khoảng 200 công nhân Công ty TNHH May mặc Phú Nguyên (Thanh Miện) đình công trước đó chưa trở lại làm việc. Nguyên nhân do công nhân vẫn chưa hài lòng với cách giải quyết của công ty.
*  Gần 200 công nhân Công ty TNHH Tân Long đình công
Chiều 22-2, công nhân Công ty TNHH Tân Long ở xã Hồng Đức (Ninh Giang) vẫn chưa đi làm trở lại sau khi tổ chức đình công từ hôm 21-2.
Gần 200 công nhân ở công ty trên đã đình công phản đối việc công ty chậm trả lương tháng 1-2017; yêu cầu lãnh đạo công ty xóa bỏ quy định bấm thời gian khoán sản lượng theo mã hàng và trả tiền làm thêm giờ cho người lao động theo quy định; khi công nhân nghỉ không được trừ tiền chuyên cần… Chiều 21-2, Liên đoàn Lao động huyện Ninh Giang phối hợp với lãnh đạo Công ty TNHH Tân Long tổ chức đối thoại với người lao động. Công ty cam kết sẽ sớm khắc phục tình trạng trả lương chậm cho người lao động. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty không đồng ý bỏ quy định bấm thời gian khoán năng suất, sản lượng và vẫn trừ 50% tiền chuyên cần đối với những công nhân nghỉ nửa ngày và trừ 100% tiền chuyên cần đối với lao động nghỉ cả ngày.
Chiều 22-2, Công ty TNHH Tân Long đã trả tiền lương tháng 1-2017 cho công nhân. Tuy nhiên, do chưa được lãnh đạo công ty giải quyết dứt điểm các kiến nghị nêu trên nên công nhân công ty chưa đi làm trở lại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo hiện nay

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo hiện nay các cơ sở chăn nuôi không nên tăng thêm đàn lợn nái mà tập trung tăng chất lượng lợn nái.
Các hộ nên lựa chọn các giống lợn nái ngoại có chất lượng cao để tạo ra đàn lợn con có năng suất, sinh trưởng, phát triển tốt. Nguyên nhân do các cơ sở chăn nuôi lợn đã phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch, cung vượt cầu dẫn đến giá lợn hơi không ổn định.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , sửa chữa tủ lạnh hitachi , sua cua cuon
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người chăn nuôi chuẩn bị tái đàn lợn, gà mới.

Đến nay, toàn tỉnh có gần 83.000 con lợn nái, một số cơ sở chăn nuôi quy mô lớn từ 300-800 con nái ngoại. Nếu tính bình quân năng suất sinh sản lợn nái khoảng 20 lợn con/năm thì mỗi năm có khoảng 1,6 triệu lợn giống.
Đến ngày 19-2, huyện Bình Giang đã hoàn thành kế hoạch gieo cấy 6.050 ha lúa chiêm xuân, sớm hơn khung thời vụ 6 ngày, nhanh hơn so với năm ngoái.

Nguyên nhân do trước đó huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực nạo vét kênh mương, tranh thủ nguồn nước hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải dâng cao để chủ động đổ ải sớm. Vụ chiêm xuân năm nay, huyện đã bỏ hẳn phương thức cấy mạ dược, nông dân gieo thẳng và cấy mạ sân, trong đó có đến 80% diện tích lúa chất lượng cao.
Ngoài tiêu thụ tại thị trường trong nước, hiện hơn 20% số sản phẩm của các hộ làm nghề cơ khí ở xã Tráng Liệt (Bình Giang) được xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á.

Do giá cả phải chăng, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân các nước này nên máy xay xát, máy nghiền thức ăn chăn nuôi và một số nông cụ được tiêu thụ tốt.

Do giá trị sản phẩm xuất khẩu cao hơn từ 20-30% so với tiêu thụ trong nước nên số hộ sản xuất sản phẩm xuất khẩu của làng nghề ngày càng tăng. Hết năm nay, toàn xã phấn đấu có khoảng 30% số sản phẩm cơ khí được xuất khẩu và mở rộng thị trường sang các nước khu vực Nam Á.
heo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 4.400 ha rau màu vụ xuân, đạt 52% kế hoạch, tăng hơn 1.700 ha so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân do thời tiết hanh khô, thuận lợi cho việc làm đất, gieo trồng. Những địa phương có tiến độ gieo trồng nhanh là thị xã Chí Linh (1.050 ha) và các huyện Gia Lộc (920 ha), Nam Sách (350 ha)...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương mở rộng diện tích gieo trồng rau màu vụ xuân, chuyển một phần đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, bí xanh, dưa hấu, ngô ngọt...

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người chăn nuôi chuẩn bị tái đàn lợn, gà mới.

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người chăn nuôi chuẩn bị tái đàn lợn, gà mới.
Trước khi tái đàn, các hộ cần chú ý vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chuồng trại nuôi và những vật dụng như máng ăn uống... nhằm bảo đảm tiêu diệt mầm bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi mới.

1. Sử dụng vôi bột: Vôi bột có tác dụng khử trùng chuồng trại, diệt các mầm bệnh có hại cho vật nuôi như cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn, vi khuẩn E. coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn... Ngoài ra, vôi bột còn dùng để tiêu hủy xác chết động vật mắc bệnh truyền nhiễm, trường hợp gia súc bị bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ do thiếu khoáng, có thể bổ sung nước vôi trong vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị bệnh có kết quả tốt.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noitrung tam bao hanh tu lanh samsung  
Lam Sơn (Thanh Miện) chỉ có 2 thôn trong tổng số 5 thôn trồng rau màu vụ đông

- Cách làm: Rắc vôi bột trên nền chuồng, đường đi, cống rãnh, cổng ra vào chuồng trại, xung quanh bờ tường toàn khu vực chăn nuôi; rắc trên nền đất, sân chơi mỗi tuần 2 lần với tỷ lệ: chuồng lợn là 150 - 200 g vôi bột/m2; chuồng trâu, bò: 100 - 150 g vôi bột/m2; chuồng gà: 20 - 25 g/m2 và sử dụng vôi bột trên đệm lót chuồng, chất độn chuồng (rắc trên nền chuồng trước khi đưa chất độn chuồng vào).

Quét hoặc phun vôi: Dùng vôi bột hòa nước sạch với tỷ lệ 5 g vôi với 100 ml nước hoặc 20 g vôi với 100 ml nước quét tường chuồng, nền chuồng, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi... Sau đó để trống chuồng trại từ 7 - 15 ngày mới tái đàn.

2. Sử dụng các chất sát trùng: Các chất sát trùng chuyên dụng trong chăn nuôi thú y có thành phần i-ốt, Chloramin B, peroxygen (Potassium monopersulphate)... có tên ngoài thị trường là Iod sát trùng, RTD-iodime, Cloramin B, Virkon S, FarmFluid S, Hankon WS... bán tại các cửa hàng thuốc thú y. Những thuốc này đều có tính sát trùng nhanh, diệt được các loại vi khuẩn, virus, nấm, mốc. Thuốc có hiệu lực trong thời gian dài và an toàn cho tất cả các loài gia súc và gia cầm.

- Cách làm: Hòa thuốc với nước để phun, xịt trong chuồng trại và rửa, nhúng các dụng cụ chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc.

Lưu ý: Người chăn nuôi khi sát trùng, tiêu độc chuồng trại nuôi cần mang kính, khẩu trang, găng tay, giày/ủng và quần áo bảo hộ khi thao tác nếu bị dính thuốc phải rửa ngay chỗ tiếp xúc với nước sạch

Lam Sơn (Thanh Miện) chỉ có 2 thôn trong tổng số 5 thôn trồng rau màu vụ đông

Trước đây, xã Lam Sơn (Thanh Miện) chỉ có 2 thôn trong tổng số 5 thôn trồng rau màu vụ đông với diện tích gần 20 ha. Người dân phải tự mang rau, quả đi tiêu thụ ở các chợ.
Giá trị sản xuất chỉ đạt 5-6 triệu đồng/sào/năm nên nhiều hộ không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Trong năm, ngoài cấy 2 vụ lúa, phần lớn diện tích đất bị nông dân bỏ không.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi tai ha noi , sua chua tu lanh hitachi, sửa chữa cửa cuốn
Ban Chỉ huy quân sự huyện Kinh Môn bàn giao nhà đồng đội tặng đại úy Trần Văn Bình

Cuối năm 2015, sau khi hoàn thành dồn điền, đổi thửa, các ô ruộng lớn được hình thành, xã đã có chủ trương khôi phục lại vùng chuyên canh rau màu ở thôn Kim Trang Đông. Bởi trước kia thôn này từng có truyền thống trồng màu và chất đất phù hợp với cây rau màu. Ban đầu, hầu hết các hộ đều lo lắng về đầu ra của sản phẩm. Nhưng khi biết tỉnh hỗ trợ 100% hệ thống tưới tiêu tự động và được cán bộ thôn tuyên truyền, phân tích về lợi ích của việc trồng rau màu tập trung thì các hộ đều nhất trí.

Từ 20 ha ban đầu, đến nay thôn Kim Trang Đông đã có vùng chuyên canh rau màu rộng gần 40 ha, được UBND tỉnh đầu tư hệ thống tưới tự động, giúp tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân. Bà Lê Thị Thu ở thôn Kim Trang Đông phấn khởi cho biết: Sau khi dồn điền, đổi thửa xong, nhà bà chỉ còn 1 ô ruộng rộng 7 sào, bà trồng xen canh các loại rau, dưa, ngô, khoai lang... Trước đây, trên cánh đồng này chỉ có vài hộ trồng nên việc chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn. Bây giờ, cả thôn cùng làm, nên chỉ cần gọi điện thoại, thương lái đã đến thu mua tận ruộng, không lo đầu ra như trước nữa. Mỗi năm gia đình bà thu lãi gần 20 triệu đồng/sào, cao gấp 4-5 lần so với cấy lúa.

Đến nay, toàn xã đã có 45 ha rau màu, trong đó có vùng chuyên canh rau màu gần 40 ha ở thôn Kim Trang Đông. Mỗi năm, nông dân trồng 4 vụ rau màu nên hiệu quả sản xuất tăng. Năm 2016, giá trị sản xuất của vùng này đạt 11 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng so với năm 2015. Xã đang tiếp tục vận động các hộ ở thôn Kim Trang Tây hình thành vùng chuyên canh rau màu. UBND tỉnh có kế hoạch hỗ trợ 50% kinh phí để xây dựng hệ thống tưới nước tự động, phần còn lại sẽ do người dân đóng góp.

Ông Phạm Văn Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Lam Sơn cho biết: Lam Sơn là xã có truyền thống trồng rau màu. Với những hộ thiếu lao động không thể làm, xã vận động họ đổi ruộng cho nhau để tạo thành khu sản xuất tập trung, tránh lãng phí đất. Xã giao cho HTX Dịch vụ nông nghiệp tìm giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đồng đất như su hào, cải bắp, khoai lang, ngải cứu, dưa lê... Mỗi sào nông dân thu lãi 12-13 triệu đồng/năm, tăng gấp đôi so với trước.

Ban Chỉ huy quân sự huyện Kinh Môn bàn giao nhà đồng đội tặng đại úy Trần Văn Bình

Mỗi ngôi nhà có diện tích từ 110 - 250 m2. Tổng vốn đầu tư 500 - 700 triệu đồng/nhà, trong đó mỗi Ban Chỉ huy quân sự hỗ trợ 70 triệu đồng/nhà.
Ngày 22-2, Ban Chỉ huy quân sự huyện Kinh Môn bàn giao nhà đồng đội tặng đại úy Trần Văn Bình (ở xã Long Xuyên), nhân viên Ban Chính trị, Ban Chỉ huy quân sự huyện; Ban Chỉ huy quân sự huyện Gia Lộc bàn giao nhà đồng đội tặng thượng úy Phạm Văn Trụ (ở thị trấn Gia Lộc), nhân viên Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy quân sự huyện. Cả hai người đều có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Mỗi ngôi nhà có diện tích từ 110 - 250 m2. Tổng vốn đầu tư 500 - 700 triệu đồng/nhà, trong đó mỗi Ban Chỉ huy quân sự hỗ trợ 70 triệu đồng/nhà.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noi ,sua tu lanh samsung
33 công trình đoạt giải tại Giải thưởng Khoa học-Công nghệ Côn sơn lần thứ IV


Đến nay 5 trong số 6 ngôi nhà đồng đội được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phát động hỗ trợ xây dựng nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Tỉnh đội và 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ đã được hoàn thiện và trao tặng các gia đình.
TS. Trần Đình Ngôn (SN 1942, quê ở xã An Bình, Nam Sách) là một trong 10 tác giả vừa được Chủ tịch nước ký quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Được mệnh danh là "vua chèo", TS. Trần Đình Ngôn đã sáng tác hơn 100 vở chèo, trong đó 100 vở đã được dàn dựng và công diễn. Những tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh của ông là 3 kịch bản sân khấu: "Duyên nợ ba sinh", "Nàng chúa ong", "Những vần thơ thép". Năm 2007, ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

TS. Trần Đình Ngôn đã sáng tác và tham gia dàn dựng cho Nhà hát Chèo tỉnh hàng loạt vở chèo về các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa là người Hải Dương hoặc gắn bó với quê hương Hải Dương như: “Vạn Kiếp truyền thư” (về Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo), “Côn Sơn hiền sĩ” (về Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi), “Nam Dược thánh nhân” (về Đại danh y-thiền sư Tuệ Tĩnh), “Nữ sĩ Ngọc Toàn” (về Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ), “Lưỡng quốc trạng nguyên” (về Mạc Đĩnh Chi)...
Trong bối cảnh hiện nay, thiết tưởng nhắc lại lời dạy của Bác là hết sức cần thiết. "Sẵn lòng công ích" chính là sống có ý thức vậy.
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, từ thời tiết đến đời sống, cây trồng, vật nuôi... đã và đang đòi hỏi mỗi người cần nâng cao ý thức sống hơn nữa, hãy bảo vệ môi trường từ việc làm nhỏ nhất.

Ngoài nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu, có lỗi do chính con người góp phần gây ra. Lỗi lớn là do quản lý và phát triển kinh tế thiếu quy hoạch. Còn các lỗi nhỏ do từng người hằng ngày, hằng giờ ngang nhiên gây ra. Chỉ nói riêng về túi nilon, mỗi ngày một gia đình nước ta sử dụng khoảng 10 cái, nào túi đựng rau, túi đựng thịt... tạo nên một đống rác khổng lồ và rất khó tiêu hủy. Rác thải, mẩu thuốc lá vứt đầy công viên, bệnh viện. Người ta khạc nhổ bừa bãi, tiểu tiện ngay bên vệ đường...

Để khắc phục các hiện tượng trên, nhiều tổ chức đã coi trọng việc tuyên truyền, vận động mọi người "sống ý thức", nhất là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đã hình thành một số hình mẫu được báo chí nêu gương. Ở Hà Nội, có Câu lạc bộ "Tình nguyện trẻ" ở Hồ Gươm, Câu lạc bộ "Thắp sáng niềm tin" ở hồ Thiền Quang, chia nhau lượm nhặt túi nilon, ve chai. Một số sinh viên đã lập nhóm "biến ve chai, giấy vụn thành học phí", rất có ý nghĩa. Đi du lịch thì hết sức coi trọng việc thân thiện với đồng bào địa phương, cảnh quan thiên nhiên. Họ khẳng định: đi là để khám phá đất nước, phong cảnh, phong tục tập quán, nhưng "không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân". Một tờ báo nêu gương cụ Nguyễn Văn Minh (khu tập thể Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, quận Thanh Xuân, Hà Nội), trong mười năm ròng rã đi bộ tổng cộng 4 vạn km để bóc các biển quảng cáo dán suốt chiều dài đường Nguyễn Trãi... "Rác" loại này lại do người đứng đầu một số công ty, doanh nghiệp, tổ chức nghĩ ra, phát tờ rơi khắp phố, dán quảng cáo kín các cột điện, bức tường. Thật đáng trách!

Thực ra, sống ý thức là một đòi hỏi của thực tiễn, Bác Hồ là người sớm nhắc nhở chúng ta về việc này. Ngay trong những năm còn kháng chiến chống Pháp, nhiều gian nan, thiếu thốn, Bác đã viết bài "Đời sống mới", ký bút danh Tân Sinh. Bài báo không dài quá 350 chữ, nêu nhiều vấn đề lớn của cuộc sống lúc đó, nhưng đã coi trọng về ý thức sống: Một là, sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì có lợi cho nước phải ra sức làm. Việc gì hại cho nước phải hết sức tránh. Hai là, sẵn lòng công ích. Bất cứ việc to, việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm. Thí dụ, thấy một nhành gai nằm giữa đường, ta lượm vứt đi cho người khác khỏi dẫm phải. Thế cũng là công ích. Cuối bài, Bác nhấn mạnh: Ai cũng làm như thế thì tự nhiên nước Việt Nam ta trở thành một nước mới, một nước văn minh.

Trong bối cảnh hiện nay, thiết tưởng nhắc lại lời dạy của Bác là hết sức cần thiết. "Sẵn lòng công ích" chính là sống có ý thức vậy.