Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Đạt được danh hiệu trường chuẩn quốc gia đã rất khó khăn

Đạt được danh hiệu trường chuẩn quốc gia đã rất khó khăn, nhưng việc giữ vững các tiêu chí cũng gian nan không kém...
Vướng về cơ sở vật chất
Trường Mầm non Cẩm Văn (Cẩm Giàng) được công nhận trường chuẩn quốc gia từ năm 2006. Năm nay đã đến hạn kiểm tra để công nhận lại lần 3 nhưng trường hiện chưa đạt tiêu chí về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị. Cô giáo Phạm Thị Thu Bồn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Chúng tôi vốn có 3 điểm trường nhưng năm học 2016-2017, do số trẻ tăng cao nên trường phải mượn thêm 2 phòng học là nhà văn hoá thôn, khiến số điểm trường vượt quá so với quy định. Diện tích của 12 trong tổng số 17 phòng học hiện chưa bảo đảm theo chuẩn. Trường còn thiếu một số phòng như giáo dục thể chất, sinh hoạt chuyên môn, hội họp...".

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội,sửa chữa tủ lanh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung     
UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/2017

Cũng sắp đến hạn kiểm tra lại các tiêu chí, Trường Tiểu học Phú Thái (Kim Thành) lại rơi vào tình trạng thiếu diện tích do bị cắt một phần đất để làm đường và nhường sân tập thể dục cho Trường THPT Kim Thành để trường này đủ tiêu chí đạt chuẩn. Hiện trường có đủ phòng học nhưng thiếu phòng bộ môn. Ngoài ra, phòng chức năng chật hẹp và học sinh phải tập thể dục chung với trường THPT.
Thiếu thốn về cơ sở vật chất là vướng mắc phổ biến nhất của các trường trong quá trình giữ chuẩn. Vào thời điểm được công nhận đạt chuẩn, cơ sở vật chất của các trường đầy đủ nhưng qua thời gian, quy mô học sinh tăng lên trong khi số phòng học không tăng hoặc tăng ít hơn dẫn đến thiếu phòng.
Bên cạnh đó, các trường còn gặp khó khăn trong mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học. “Bây giờ các trường tiểu học đều phải dạy 2 buổi/ngày, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hóa nên cần nhiều trang thiết bị. Nhưng ngân sách giao chi thường xuyên cho nhà trường chỉ 90 triệu đồng/năm học. Riêng tiền điện đã mất 40-50 triệu đồng/năm nên kinh phí cho thiết bị không còn mấy”, cô giáo Vũ Thị Thế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cẩm Đông (Cẩm Giàng) nói.
Thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị gây khó khăn cho học sinh, giáo viên khi có những lớp phải đi học nhờ trong khu dân cư, phần nào ảnh hưởng tới chất lượng dạy, học tại một số trường đã đạt chuẩn.

Loay hoay khắc phục
Chuẩn bị bước vào năm học 2016-2017, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Cẩm Đông đã mất hàng tháng trời chạy đôn chạy đáo khắp các thôn để mượn phòng học. Tuy nhiên, các nhà văn hóa thôn đều gần sông, ao hoặc đã cũ nát, không bảo đảm yêu cầu. Cuối cùng nhà trường cũng mượn được 3 phòng của HTX Dịch vụ nông nghiệp làm phòng học. Năm học trước, trường được hỗ trợ xây phòng bán trú cho học sinh nhưng cũng phải chuyển sang làm phòng học. Dự kiến đến năm 2019, trường phải kiểm tra lại các tiêu chí chuẩn quốc gia và tổng số 26 lớp, tăng 3 lớp so với hiện tại. Việc này đồng nghĩa với nguy cơ thiếu phòng học ngày càng nhiều.
Trong số các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, tiêu chí về phòng học, số học sinh mỗi lớp học là cơ bản và dễ đo đếm nhất. Vì thế, các trường đều phải cố gắng sắp xếp sao cho có đủ phòng mà không dồn lớp. Các cách xoay xở trước mắt phổ biến nhất của các trường là chuyển phòng bộ môn, phòng chức năng làm phòng học, đi mượn phòng của thôn, khu dân cư. Về lâu dài, các trường đều đề nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây thêm phòng học nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên số phòng tăng thường chậm hơn số lớp tăng. Có những trường năm học nào cũng phải lo việc xây, sửa phòng học mà vẫn không đủ.

Phát triển cơ sở vật chất của các trường thường theo kiểu “ăn đong”, không theo kịp sự gia tăng số lớp dù quy mô của các trường đều dự báo được trước 4-5 năm. Vì vậy, nhiều trường bị động trong việc bảo đảm tiêu chí này khi kiểm tra công nhận lại sau 5 năm. Chưa có trường nào bị tước danh hiệu chuẩn quốc gia nhưng đã có những trường buộc phải xin nợ tiêu chí trên hoặc lùi thời gian kiểm tra đạt chuẩn lại 1-2 năm.

Để quá trình giữ chuẩn của các nhà trường được thuận lợi và không bị động vì thiếu cơ sở vật chất, các địa phương và ngành giáo dục cần đầu tư phù hợp với quy mô phát triển của mỗi trường. Việc xây dựng phòng học, bố trí đất cho các trường cần có tính dự báo, tránh tình trạng "ăn đong".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét