Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người chăn nuôi chuẩn bị tái đàn lợn, gà mới.

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm người chăn nuôi chuẩn bị tái đàn lợn, gà mới.
Trước khi tái đàn, các hộ cần chú ý vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chuồng trại nuôi và những vật dụng như máng ăn uống... nhằm bảo đảm tiêu diệt mầm bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi mới.

1. Sử dụng vôi bột: Vôi bột có tác dụng khử trùng chuồng trại, diệt các mầm bệnh có hại cho vật nuôi như cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn, vi khuẩn E. coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn... Ngoài ra, vôi bột còn dùng để tiêu hủy xác chết động vật mắc bệnh truyền nhiễm, trường hợp gia súc bị bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ do thiếu khoáng, có thể bổ sung nước vôi trong vào thức ăn hoặc nước uống để điều trị bệnh có kết quả tốt.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noitrung tam bao hanh tu lanh samsung  
Lam Sơn (Thanh Miện) chỉ có 2 thôn trong tổng số 5 thôn trồng rau màu vụ đông

- Cách làm: Rắc vôi bột trên nền chuồng, đường đi, cống rãnh, cổng ra vào chuồng trại, xung quanh bờ tường toàn khu vực chăn nuôi; rắc trên nền đất, sân chơi mỗi tuần 2 lần với tỷ lệ: chuồng lợn là 150 - 200 g vôi bột/m2; chuồng trâu, bò: 100 - 150 g vôi bột/m2; chuồng gà: 20 - 25 g/m2 và sử dụng vôi bột trên đệm lót chuồng, chất độn chuồng (rắc trên nền chuồng trước khi đưa chất độn chuồng vào).

Quét hoặc phun vôi: Dùng vôi bột hòa nước sạch với tỷ lệ 5 g vôi với 100 ml nước hoặc 20 g vôi với 100 ml nước quét tường chuồng, nền chuồng, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi... Sau đó để trống chuồng trại từ 7 - 15 ngày mới tái đàn.

2. Sử dụng các chất sát trùng: Các chất sát trùng chuyên dụng trong chăn nuôi thú y có thành phần i-ốt, Chloramin B, peroxygen (Potassium monopersulphate)... có tên ngoài thị trường là Iod sát trùng, RTD-iodime, Cloramin B, Virkon S, FarmFluid S, Hankon WS... bán tại các cửa hàng thuốc thú y. Những thuốc này đều có tính sát trùng nhanh, diệt được các loại vi khuẩn, virus, nấm, mốc. Thuốc có hiệu lực trong thời gian dài và an toàn cho tất cả các loài gia súc và gia cầm.

- Cách làm: Hòa thuốc với nước để phun, xịt trong chuồng trại và rửa, nhúng các dụng cụ chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc.

Lưu ý: Người chăn nuôi khi sát trùng, tiêu độc chuồng trại nuôi cần mang kính, khẩu trang, găng tay, giày/ủng và quần áo bảo hộ khi thao tác nếu bị dính thuốc phải rửa ngay chỗ tiếp xúc với nước sạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét