Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

HTX nông nghiệp cần xây dựng phương án củng cố

Ðể hoạt động hiệu quả, các HTX nông nghiệp cần xây dựng phương án củng cố, rà soát lại vốn cổ phần xã viên, tư cách xã viên...
HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được xem là "đầu tàu" giúp nông dân phát triển kinh tế, trong đó bao gồm cả HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chăn nuôi, thủy sản và HTX bao tiêu nông sản (gọi chung là HTX nông nghiệp). Nhưng thực tế cho thấy nhiều HTX nông nghiệp hoạt động chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả, nhất là các HTX nông nghiệp kiểu cũ.

Xem thêm:  dia chi bao hanh tu lanh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , bảo hành hitachi
Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80 mẫu đất
Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm

Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh, đến hết tháng 4.2017, tất cả 608HTX còn hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tổ chức lại theo Luật HTX2012. Trong số này có 305 HTX nông nghiệp, thu hút hàng vạn xã viên tham gia. Hiện nay, số HTX yếu kém chiếm gần20%, trong đó chủ yếu là các HTX nông nghiệp kiểu cũ. Một số HTX chăn nuôi, thủy sản, HTX bao tiêu nông sản đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn chưa giải thể. Trong khi nhiều HTX nông nghiệp mới được thành lập, có tư cách pháp nhân rõ ràng, thì ở hầu hết các HTX nông nghiệp kiểu cũ, xã viên không góp vốn, tài sản của HTX chủ yếu là tài sản cố định từ thời bao cấp để lại.

Nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp chủ yếu trông chờ vào tiền cấp bù thủy lợi phí và Nhà nước hỗ trợ. Hoạt động của các HTX này cũng nghèo nàn, phạm vi bó hẹp, một số đơn vị chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Vai trò của HTX đối với xã viên mờ nhạt, mối quan hệ lợi ích không chặt chẽ. Một số HTX chỉ thực hiện các dịch vụ cơ bản, khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Doanh thu bình quân hằng năm của HTX nông nghiệp thấp nên hầu như không có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ của HTX. Thực tế cho thấy nếu HTX nào kinh doanh có hiệu quả thì thu nhập của Giám đốc HTX cũng chỉ đạt 1,5 triệu đồng/tháng, mà con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hầu hết Giám đốc HTX nông nghiệp trong tỉnh đang hưởng mức lương dưới 1triệu đồng/tháng. Nhiều cán bộ quản lý lâu năm của HTX không được đóng bảo hiểm và các chế độ xã hội khác.

Do chế độ đãi ngộ thấp nên các HTX không thu hút được cán bộ có chuyên môn tốt vào làm việc. Hiện cán bộ quản lý HTX nông nghiệp chủ yếu lớn tuổi và trình độ quản lý còn hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Phần lớn các HTX nông nghiệp không có trụ sở làm việc, phải nhờ UBND xã hoặc nhà văn hóa thôn... Do hoạt động kém hiệu quả nên tính gắn kết giữa HTX và các thành viên không cao.

Ðể hoạt động hiệu quả, các HTX nông nghiệp cần xây dựng phương án củng cố, rà soát lại vốn cổ phần xã viên, tư cách xã viên; đánh giá các hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với từng loại hình dịch vụ, làm cơ sở đề ra phương án củng cố, đổi mới HTX theo kiểu mới. Cần mạnh tay giải thể các HTX nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong thời gian dài. Ðể làm được điều này, các ngành chức năng cần rà soát lại các HTX và yêu cầu những đơn vị yếu kém giải thể. Các HTX nông nghiệp kiểu mới phải phát huy vai trò hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ gắn với quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80 mẫu đất

Thời gian gần đây, người dân thôn An Phú, xã Đức Chính (Cẩm Giàng) lại phải khổ sở giữ đất trước sự táo tợn của “cát tặc”.
Chỉ trong vòng nửa tháng, gần chục sào đất bãi màu mỡ của thôn đã biến mất dưới lòng sông. Ông Phùng Văn Học, Trưởng thôn An Phú cho biết thôn có khoảng 80mẫu đất bãi chuyên canh tác cà rốt, dưa, ngô các loại. Bao năm nay, bãi sông màu mỡ này trở thành nguồn thu nhập chính nuôi sống người dân trong thôn. Thế nhưng, bãi sông này cũng trở thành miếng mồi ngon để “cát tặc” nhòm ngó. Đặc biệt, từ giữa tháng8.2017 đến nay, tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp. Mỗi đêm có từ 2 - 4 tàu vào khai thác cát trái phép. Cá biệt có những đêm 6tàu thi nhau hút cát ngay sát bãi sông. Vài chục hộ ở đây, người nhiều đã mất vài chục mét, người ít mất vài mét đất bãi.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , sua tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành hitachi
Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm
Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh

Nhà ông Phạm Văn Điền có mảnh đất dài 62 m, sâu 17 m chuyên trồng cà rốt đã mất 20 m chiều dài, sâu vào gần 15m. Những gia đình bên cạnh như hộ ông Trần Văn Đắp, Trần Văn Từ, Trần Văn Đảo đã mất phần lớn hoặc toàn bộ diện tích đất canh tác. Cứ đà này, chẳng mấy chốc đất của nhiều hộ dân khác sẽ biến mất.

Mặc dù UBND xã Đức Chính đã đầu tư xây dựng chòi canh cao 2 tầng ngay trên bãi đê, thường xuyên cử người trông coi nhưng tình trạng mất đất do "cát tặc" vẫn diễn ra. Ông Học cho biết thêm từ ngày huyện Nam Sách xử lý nghiêm những trường hợp khai thác cát trái phép, "cát tặc" chuyển hướng sang đồng bãi màu mỡ của xã Đức Chính, trong đó có phần đất bãi của thôn An Phú. Giở quyển sổ ghi nhật ký gác đêm, ông Học cho biết từ ngày10.8, "cát tặc" bắt đầu hoành hành đoạn sông chảy qua vùng đất bãi của thôn An Phú. Mỗi đêm có từ 2 - 3tàu vào hút cát ngay sát bãi sông.

Từ đêm 10đến đêm 19.8 có 21 lượt tàu vào hút cát. Từ đêm 27 đến đêm 29 cũng có 6 lượt tàu hút cát trên đoạn sông này. Người dân thôn An Phú phản ánh các đối tượng hút cát thường tập trung từ 9 giờ đêm đến 2 giờ sáng, nhiều nhất vào khoảng 2 giờ sáng. "Cát tặc" thường sử dụng tàu từ 200 - 500 m3, lặng lẽ tiếp cận bãi sông, sử dụng máy nổ giảm thanh nhanh chóng hút cát rồi rời khỏi khu vực.

Đêm 1.9, phóng viên Báo Hải Dương cùng với người dân thôn An Phú chứng kiến 3 lượt tàu cát vào khai thác trái phép. Khi người dân ra xua đuổi, các đối tượng trên tàu còn ngang nhiên dùng đèn pha soi lên bãi như thách thức người dân. “Không hiểu vì lý do gì mà thời gian gần đây, bọn cát tặc rất lì lợm mặc cho người dân soi đèn pin, ném gạch đá, chửi bới xua đuổi. Do đêm tối, lực lượng canh gác lại mỏng nên việc xua đuổi, bắt giữ rất khó khăn. Chúng tôi đành bất lực nhìn chúng ngang nhiên đào khoét mảnh ruộng màu mỡ của mình”, ông Học nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Chư, Chủ tịch UBND xã Đức Chính thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp đúng như những gì người dân thôn An Phú phản ánh. Công tác đấu tranh chống khai thác cát trái phép của địa phương thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Lực lượng mỏng, phương tiện thiếu, sự phối hợp giữa các cấp không chặt chẽ nên tình trạng khai thác cát trái phép chưa được ngăn chặn kịp thời.

Lực lượng của xã mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, xua đuổi phương tiện khỏi địa bàn. Lực lượng liên ngành của huyện thường phản ứng khá chậm khi phát hiện các trường hợp khai thác cát trái phép, nên việc bắt giữ, xử phạt chưa thực hiện được. Tính riêng trong tháng 8, có gần 30 lượt tàu vào khai thác trái phép nhưng lực lượng liên ngành của huyện không bắt giữ được trường hợp nào.

Người dân thôn An Phú mong muốn UBND xã Đức Chính phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, đặc biệt là lực lượng công an triển khai các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép, bảo vệ diện tích đất bãi quý giá của thôn.

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm

Kiên quyết trừng trị: Từ khi thành lập chiến khu và sau khi tướng phỉ Lương Sâm bị quân Nhật giết (ngày 16.6.1945), lực lượng ta đã đi sâu vào các bản, trại để phát động quần chúng đấu tranh với thổ phỉ.  Ngày 19.6.1945, lực lượng ta bắt giữ 9 tên phỉ vừa đi cướp tài sản của người dân. Lãnh đạo chiến khu quyết định phải trừng trị bọn này để cảnh cáo quân phỉ trong vùng. Ngày 20.6.1945, ta đã xử bắn chúng, đồ đạc, thực phẩm bị chúng cướp được trả lại nhân dân.

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi, trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn

Sau Quốc khánh 2.9.1945, ta vẫn phải đấu tranh quyết liệt với nạn thổ phỉ. Trong tháng 9.1945, bọn phỉ Đường Thế Dân với khoảng 400 tay súng tràn vào Hòn Gai (Quảng Ninh) cướp bóc làm nhân dân rất hoang mang. Đại đội Hoàng Hoa Thám và đại đội Ký Con được lệnh tiêu diệt bọn này. Được lực lượng vũ trang địa phương phối hợp, hai đại đội tổ chức đánh phỉ. Cụ Vũ Đình Lai từng chiến đấu trong trận này nhớ lại: "Khi chúng tôi nhận được báo động thì đã thấy bọn phỉ tiến ra phố. Lúc đầu, ta định thương lượng để bắt sống tên cầm đầu. Chúng biết được nên bỏ chạy, rồi hai bên bắn nhau. Trận đó ta đuổi được chúng ra khỏi Hòn Gai". Trong trận này, ta đã bắt sống được 9 tên cầm đầu bọn thổ phỉ và xử tử chúng tại sân vận động Hòn Gai. Từ đó, quân phỉ khiếp sợ, không dám đến quấy nhiễu nữa.
Từ ngày 2 - 7.9.1945, lực lượng vũ trang chiến khu tiêu diệt nhiều toán phỉ ở Hoành Bồ (Quảng Ninh). Những nhóm còn sống sót thì sợ hãi, trốn đi nơi khác.
Ngày 26.9.1945, một phân đội tự vệ vũ trang Đa Cốc phối hợp với một phân đội vũ trang của chiến khu đã truy quét thổ phỉ ở Hố Sếu, diệt 20 tên, trong đó có tướng phỉ Lý Bá Mùi, phá được một ổ đặc vụ của quân Tưởng. Phía ta 6 đồng chí hy sinh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động tham mưu cho tỉnh quy hoạch hiệu quả vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và tích tụ ruộng đất.
Chiều 16.8, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Vương Đức Sáng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, đến ngày 16.8, Hải Dương vẫn chưa có khách hàng nào được vay vốn để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) và nông nghiệp sạch. Nguyên nhân do hầu hết các địa phương trong tỉnh chưa hình thành được vùng sản xuất NNCNC. Tỉnh cũng chưa có doanh nghiệp nào đủ tiêu chí để được vay vốn gói tín dụng 100.000 tỷ đồng về phát triển nông nghiệp sạch và NNCNC. Một số ngân hàng ngại cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó thu hồi vốn… Tại hội nghị đã có 9 ý kiến của các doanh nghiệp và ngân hàng liên quan đến tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các ý kiến đề cập đến những khó khăn về tài sản thế chấp, định giá tài sản trên đất để vay sản xuất NNCNC và nông nghiệp sạch, điều kiện vay vốn. Những rủi ro dễ gặp phải khi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung, NNCNC nói riêng…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Đức Sáng cho rằng phát triển NNCNC và nông nghiệp sạch là mục tiêu của nông nghiệp Hải Dương thời gian tới. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động tham mưu cho tỉnh quy hoạch hiệu quả vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và tích tụ ruộng đất để phát triển NNCNC và nông nghiệp sạch; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng. Các sở, ban, ngành liên quan cần công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là NNCNC. Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tuyên truyền, công khai các quy trình, thủ tục, trình tự cho vay đối với các gói tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp

Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh

Trong quá trình xây dựng, mở rộng chiến khu Trần Hưng Đạo, lực lượng cách mạng thường xuyên chạm trán với lũ thổ phỉ. Tùy tình hình thực tế, phía ta đã có những đối sách linh hoạt, khi thì mềm dẻo, lúc lại kiên quyết đấu tranh với chúng.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh samsung    
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn
Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể

Cùng thổ phỉ đánh đồn Chí Linh: Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, ở vùng rừng núi Chí Linh, Đông Triều có nhiều nhóm thổ phỉ, chủ yếu là người Hoa. Bọn chúng được bè lũ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc cung cấp vũ khí, khuyến khích hoạt động. Chúng tuyên bố là "Trung - Việt du kích quân" nhằm lừa bịp quần chúng, không ngừng mở rộng thế lực, chuẩn bị cho việc bành trướng của quân Tưởng sang nước ta sau này. Ở huyện Chí Linh, các toán thổ phỉ khét tiếng là Lương Sâm, Lương Đại Bân, Lý Bá Mùi. Trên đất Đông Triều có các toán thổ phỉ Âu Dương Minh, Tô Cẩm Khôn, Trương Kim Phú, Voòng Tắc Khìn, Voòng Tắc Hoàng, Voòng Tắc Số. Về sau, hầu hết lực lượng phỉ hợp nhất lại dưới sự chỉ huy của "chánh tướng" Lương Sâm và "phó tướng" Lương Đại Bân.

Nguyễn Văn Ngự (sinh năm 1918), ở thôn Đồng Châu, xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) là một nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo. Cụ Ngự từng nhiều lần đối mặt với thổ phỉ. Cụ kể: "Bấy giờ bọn thổ phỉ mạnh lắm, được trang bị nhiều súng ống. Bọn chúng đóng quân ở Đồng Châu, Hố Sếu (đều ở xã Hoàng Hoa Thám), Bắc Nội (phường Bến Tắm, Chí Linh), bắt dân làng phải nộp tiền, gạo, trâu cho chúng. Thổ phỉ còn cướp đồ đạc, tài sản của dân".

Không chỉ chặn đường, cướp của, giết người đi lẻ mà bọn thổ phỉ còn công khai đến các gia đình giàu có để tống tiền. Nhiều lần chúng đi cướp phá các làng, phố giữa ban ngày. Thiếu tướng Mạc Đình Vịnh (sinh năm 1926), hiện là Trưởng ban Liên lạc nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo tại TP Hà Nội kể lại: "Khi ấy gia đình tôi ở Mạo Khê. Nhiều đêm, gia đình tôi và nhiều người khác phải mang chăn chiếu ra ruộng sắn nằm ngủ cách nhà 100-200 m vì sợ thổ phỉ đến cướp". Các đồn lính bảo an ở Chí Linh, Đông Triều bất lực trước lũ giặc cướp này.

Không chỉ gieo rắc tội ác với nhân dân, bọn thổ phỉ còn giết hại nhiều nghĩa quân chiến khu. Ngày 1.5.1945, một đội vũ trang của chiến khu gồm 9 người lên đường làm nhiệm vụ liên lạc với chiến khu ở Bắc Giang bị lọt vào khu vực hoạt động của bọn thổ phỉ. Bọn chúng với lực lượng đông gấp bội đã sát hại cả 9 người ở khu vực Ao Vè (nay thuộc xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, Bắc Giang).

Trong thời kỳ đầu mới gây dựng chiến khu, khi lực lượng còn yếu, phía ta chủ trương tạm thời hòa hoãn, hợp tác với bọn thổ phỉ để cùng chống Nhật. Lý giải chủ trương này, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Vũ Đình Lai (hiện ở Hà Nội), một cựu nghĩa quân chiến khu cho biết: "Lúc đó Nhật còn. Ta xây dựng chiến khu ở trong rừng, phỉ cũng ở trong rừng nhưng chúng đến trước ta, có lực lượng mạnh. Cho nên khi chưa nắm được chính quyền, ta phải tạm hòa với phỉ, chứ không thể cùng lúc đánh cả phỉ và quân Nhật".

Nhằm kiềm chế và phân hóa lực lượng thổ phỉ ở Chí Linh, nhân danh Tỉnh bộ Việt Minh Hải Dương, đồng chí Trần Cung gửi thư cho Lương Sâm, Lương Đại Bân đề nghị chúng hợp tác với Việt Minh để cùng chống Nhật. Sau đó, vào đầu tháng 6.1945, Lương Sâm gửi thư trả lời, đề nghị cử đại biểu đến nơi đóng quân của chúng để đàm phán. Các đồng chí Trần Cung, Hải Thanh trực tiếp vào sào huyện của thổ phỉ để thương thuyết. Trong cuộc thảo luận giữa lãnh đạo chiến khu và thủ lĩnh thổ phỉ, hai bên thống nhất cùng đánh đồn lính bảo an ở Chí Linh (còn gọi là đồn Thiên) vào sáng 8.6.1945. Đồng chí Hải Thanh nêu rõ chủ trương của ta là phải giải thích cho nhân dân việc đánh đồn Chí Linh để lập chiến khu, động viên người dân nổi dậy chống Nhật; chiếm xong huyện lỵ phải phá hết kho thóc cứu đói nhân dân; đốt hết giấy tờ, sổ sách trong huyện đường và nếu bắt được tri huyện phải giao cho Việt Minh xử lý; cấm không được xâm phạm tài sản của nhân dân. Lúc đầu, bọn tướng phỉ chỉ đồng ý 3 yêu cầu, không đồng ý việc "cấm không xâm phạm tài sản của nhân dân". Ta kiên quyết đấu tranh nên chúng phải đồng ý. Ngày 8.6, lực lượng ta đã cùng phối hợp với thổ phỉ để đánh đồn Chí Linh và giành chiến thắng.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn khẳng định quan điểm của Hải Dương là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Ngày 16.8, Đoàn khảo sát của Văn phòng Trung ương Đảng do đồng chí Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm trưởng đoàn khảo sát tình hình phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) tại Hải Dương.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành hitachi
Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể
Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ

Các đồng chí: Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
Tại buổi làm việc với đoàn, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn khẳng định quan điểm của Hải Dương là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Tỉnh xác định đầu tư cho BVMT là đầu tư cho nền kinh tế bền vững. BVMT hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài, đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng, cơ hội cho thế hệ mai sau.
Vì vậy, tỉnh luôn khuyến khích thu hút các dự án đầu tư thứ cấp có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Ưu tiên việc ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vũ Văn Sơn đề nghị Trung ương kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và BVMT đối với các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Quan tâm tới việc xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng công nghiệp, thu gom, xử lý rác thải của KCN, CCN. Quy định rõ cơ quan đầu mối, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đầu mối quản lý KCN, CCN để tránh quản lý chồng chéo, không hiệu quả.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chính Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương trong BVMT tại các KCN, CCN. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp gắn với BVMT vẫn còn nhiều bất cập, nhất là tại các CCN.

Để có thể phát triển hài hòa lợi ích kinh tế với BVMT, Hải Dương cần cân nhắc, lựa chọn những dự án ít chất thải, hướng tới nền công nghiệp xanh. Siết chặt quản lý hoạt động xả thải của các doanh nghiệp và xử lý nghiêm những hành vi gây tổn hại tới môi trường.
Tỉnh cần nghiên cứu biện pháp xử lý chất thải đối với từng CCN để đạt hiệu quả tối ưu. Hải Dương đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng về kinh tế, nhất là công nghiệp, vì vậy Tỉnh ủy cần khẩn trương xây dựng chỉ thị, nghị quyết về BVMT với tầm nhìn chiến lược nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất công nghiệp đối với môi trường.
Trước đó, đoàn kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH IRISO Việt Nam, Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Trường (Cẩm Giàng) và CCN Tân Hồng (Bình Giang).      

Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể

Huyện Gia Lộc đã bắt tay xây dựng nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Gia Lộc” để tăng tính cạnh tranh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.
Hiệu quả bước đầu: Ông Phạm Văn Tuấn ở thôn Hống, xã Lê Lợi đang cho đất nghỉ để chuẩn bị trồng su hào, cải bắp vụ đông sớm. Năm ngoái, ông Tuấn trồng 1 ha su hào và 1 ha cải bắp theo hướng an toàn. 1 ha su hào được bao tiêu hoàn toàn với giá bán cao hơn giá thị trường. Vì vậy năm nay ông tiếp tục chuẩn bị trồng su hào, cải bắp, su lơ trắng theo hướng này.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi ha noi bảo hành tủ lạnh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung
Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ
Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác

Còn anh Phạm Văn Anh ở thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn cho biết năm nay anh quyết định tham gia tổ liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (RAT) của xã. Tổ ký hợp đồng bao tiêu 5 ha cải bắp với Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (xã Gia Tân, Gia Lộc). Các hộ tham gia tổ liên kết được mua phân bón trả chậm, được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 400.000 đồng/sào tiền vật tư nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật trồng RAT. “Thời tiết năm nay nắng mưa thất thường nên việc trồng rau màu rất vất vả. Vụ xuân vừa rồi tôi trồng dưa chuột và dưa hấu nhưng bị chết hết, thu lại được ít bầu với mướp đắng là hòa vốn, may hơn nhiều hộ bị mất trắng. Năm nay, tôi trồng 1 ha cải bắp trong tổ liên kết, thấy thông tin được hỗ trợ mọi mặt, lại được bao tiêu sản phẩm chúng tôi rất phấn khởi”, anh Anh nói.

Vụ đông năm 2016, huyện Gia Lộc có 1.774 ha rau màu tại các xã Gia Xuyên, Lê Lợi, Phạm Trấn, Gia Khánh, Đoàn Thượng được bao tiêu sản phẩm. Lợi ích của hình thức sản xuất, tiêu thụ này được thể hiện rõ ràng nên nhiều hộ muốn tham gia.

Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Lê Lợi cho biết HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 25 ha cải bắp được trồng theo hướng an toàn với Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (5 ha) và Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (20 ha).
Từ năm 2013 đến nay, xã Lê Lợi đã xây dựng được 1 vùng trồng RAT tại thôn Bùi Thượng rộng 11,4 ha với hơn 100 hộ tham gia. Vụ đông năm nay, xã tiếp tục xây dựng 3 vùng RAT tại 3 thôn Già, Lại, Bùi Hạ, mỗi vùng từ 5-10 ha. Dự kiến các hộ tham gia các vùng sản xuất RAT sẽ được hỗ trợ chi phí và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Tại xã Đoàn Thượng, việc quy vùng sản xuất tập trung cũng đang được tích cực triển khai. Ông Bùi Đức Anh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết toàn xã có 332 ha  trồng trọt. Vụ đông năm nay, xã sẽ quy hoạch tất cả 150ha rau màu thành 10 vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn. Các vùng sẽ trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao như cải bắp, su hào, su lơ... Năm nay, Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt sẽ bao tiêu 50 ha trồng su lơ xanh cho xã. Hiện các thôn đang vận động người dân đăng ký tham gia mô hình trồng su lơ xanh để được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.

Phát huy thế mạnh: Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc, hằng năm, toàn huyện gieo trồng 6.300 ha rau màu, giá trị sản xuất cây rau màu chiếm gần 60% giá trị ngành trồng trọt.

Ông Phạm Quang Hưởng, Bí thư Huyện ủy Gia Lộc cho biết để phát huy thế mạnh về sản xuất rau màu, năm 2016, Huyện ủy đã xây dựng đề án “Quy hoạch và xây dựng vùng hoa, rau quả tập trung theo hướng an toàn tiến tới sạch phù hợp với kinh tế nông nghiệp ven đô giai đoạn 2016 - 2020”. Từ nay đến năm 2020, huyện phấn đấu quy hoạch và tổ chức sản xuất 1.342 ha rau màu theo hướng an toàn. Huyện đang tập trung các nguồn lực để phấn đấu hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các vùng sản xuất tập trung, mỗi vùng có ít nhất 1 điểm tập kết nông sản, hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước cho rau màu.

Để đề án phát huy hiệu quả, huyện đã giao Hội Nông dân huyện thực hiện đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc” để sử dụng chung trong toàn huyện. Bà Vũ Thị Hải Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết đến nay hội đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc”. Hội cũng khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm RAT của huyện. Theo đó, toàn huyện có 2.114 hộ tại 13 xã, 4 tổ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và 3 doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt, HTX Tân Minh Đức và HTX Dịch vụ nông nghiệp Lê Lợi) tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể “RAT Gia Lộc”.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ

Ngoài thực hiện việc giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều tổ chức tín dụng trong tỉnh còn có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp riêng. Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông cho biết: “Không chỉ thực hiện giảm lãi suất cho vay theo đúng quy định, hiện nay chúng tôi còn triển khai nhiều gói tín dụng hấp dẫn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như gói tín dụng hơn 100 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh vay với lãi suất chỉ 5,5%”.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh samsung     
Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh P2

Nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ vốn khá hấp dẫn. Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Hải Dương đang thực hiện chương trình cho vay ngắn hạn áp dụng mức lãi suất từ 2,2%/năm trở lên đối với doanh nghiệp vay USD và 5%/năm trở lên đối với vay VNĐ; chương trình cho vay lãi suất thỏa thuận 2017 từ  2,1%/năm trở lên đối với vay USD và 5,1%/năm trở lên đối với vay VNĐ. Ngân hàng TMCP Công thương khu công nghiệp thực hiện chương trình tiếp sức thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp, ưu đãi cho khách hàng tiềm năng với lãi suất chỉ từ 6,5 - 8%/năm… Doanh nghiệp vay vốn từ các chương trình này đều được hưởng mức lãi suất thấp hơn từ  0,5-1% so với mặt bằng lãi suất thông thường.

Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương nhận định ngoài thực hiện giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng trong tỉnh còn tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ vốn để doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp có cơ hội vượt khó khăn và phát triển. Một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong tỉnh cũng có thêm cơ hội hiện thực ý tưởng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp mới đăng ký thành lập.

Lãi suất giảm cùng với những chương trình kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp đang được nhiều ngân hàng thực hiện đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, các ngân hàng cần chủ động cải cách thủ tục hành chính, nới lỏng điều kiện cho vay để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Ngược lại, được ưu đãi về vốn vay, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành để sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác

Thời gian qua, nhiều ngân hàng trong tỉnh đã giảm lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, vượt qua khó khăn trong phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tiếp sức: Vừa hỗ trợ người chăn nuôi vượt qua “bão” giá lợn xuống thấp, vừa phải chạy vạy vay vốn để đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới, anh Nguyễn Văn Nghị, Giám đốc Công ty CP Sản xuất và thương mại Đại An Tín (Nam Sách) gần như đuối sức. “Vừa nghe thông báo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông sẽ giải ngân cho vay hơn 7 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6% để đầu tư thêm một nhà máy mới, tôi như trút được một phần gánh nặng. Mức lãi suất này còn thấp hơn dự kiến trước đó của tôi tới hơn 1%”, anh Nghị cho biết.

Xem thêm: dia chi bao hanh tu lanh hitachi,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,  trung tâm bảo hành hitachi
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh P2
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh

Không chỉ có Đại An Tín mà nhiều doanh nghiệp khác cũng đón nhận thông tin giảm lãi suất cho vay với tâm lý hào hứng. Trong bối cảnh doanh nghiệp đang khát vốn để tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh giai đoạn cuối năm thì việc được hạ lãi suất vay vốn sẽ giúp họ giảm được chi phí sản xuất, tăng cơ hội cạnh tranh. Ông Lê Quốc Trung, đại diện Công ty TNHH Tung Yang Việt Nam (Cẩm Giàng) cho biết trong năm nay doanh nghiệp dự tính sẽ nâng công suất nhà máy lên mức 15.000 tấn nhôm định hình/tháng. Lãi suất cho vay giảm sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều thuận lợi. Ở thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp có thể giảm giá bán sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn với các sản phẩm nhôm thanh của Trung Quốc.
"Vừa nghe thông báo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành Đông sẽ giải ngân cho vay hơn 7 tỷ đồng với lãi suất chỉ 6% để đầu tư thêm một nhà máy mới, tôi như trút được một phần gánh nặng."


Từ giữa tháng 7, nhiều ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất, trong đó tập trung ở các lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Hải Dương đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn về mức tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hải Dương đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương cũng đã áp dụng mức lãi suất tối đa 6%/năm đối với các khách hàng vay thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, thấp hơn 0,5%/năm so với nhiều ngân hàng khác. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hải Dương cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ông Đoàn Văn Nghệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, không ít doanh nghiệp luôn phải đau đầu vì thiếu vốn mà lại phải vay vốn với lãi suất cao. Bởi vậy việc hạ lãi suất cho vay lần này giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường.

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh P2

Chưa quan tâm: Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Phạm Quang Sản, Phó Trưởng Ban đại diện Hội NCT tỉnh cho biết hiện nay toàn tỉnh có 83% số dân đã tham gia BHYT. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 sẽ có trên 90% người dân tham gia BHYT. Tuy nhiên số NCT tham gia BHYT vẫn còn quá thấp, trong khi đây là nhóm người cần thẻ BHYT nhất. Tỷ lệ NCT tỉnh ta tham gia BHYT tương đương mức bình quân chung của toàn quốc. Điều này cho thấy đây là thực trạng chung của nhiều địa phương.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi hà nội,sua tu lanh hitachi  sửa tủ lạnh hitachi

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh


Một nguyên nhân được chỉ ra chính là do nhận thức của người dân về BHYT còn hạn chế. Nhiều NCT chưa nhận thức đúng và đầy đủ về lợi ích khi tham gia BHYT nên chưa quan tâm. Việc chăm sóc sức khỏe cho NCT mới chỉ được hiểu như chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ hằng ngày mà chưa nghĩ tới việc cần có chế độ chăm sóc, nâng cao sức khỏe. Không tham gia BHYT đồng nghĩa với việc NCT ít khi được thăm khám sức khỏe định kỳ. Chỉ khi bệnh tình đã trở nặng, NCT mới được đưa vào viện chăm sóc, kéo theo  chi phí chữa trị tốn kém do phát hiện muộn.

Một trong những nguyên nhân nữa khiến cho NCT chưa tích cực tham gia BHYT bởi khó khăn về kinh tế. Theo quy định, để có một tấm thẻ BHYT tự nguyện, mỗi người sẽ phải bỏ hơn 650.000 đồng. Với những người không còn đủ khả năng lao động thì đây là số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, quy định về bắt buộc mua thẻ BHYT theo hộ gia đình cũng là một trở ngại cho NCT khi muốn mua thẻ BHYT. Bởi nhiều gia đình kinh tế không đủ dư dả để mua BHYT cho tất cả các thành viên trong gia đình trong khi quy định không cho phép chỉ mua BHYT cho 1 thành viên.

Theo ông Phạm Quang Sản, để NCT tích cực tham gia BHYT hơn, trước hết ngành bảo hiểm xã hội cần đồng hành cùng với Hội NCT trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của toàn xã hội và của NCT về những lợi ích khi tham gia BHYT. Ngành bảo hiểm xã hội cần nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ đối với NCT khi tham gia BHYT tự nguyện như giảm mức phí hoặc các địa phương hỗ trợ một phần mức phí mua thẻ BHYT cho người trên 60 tuổi, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội; chia thời gian mua BHYT trong năm để NCT có thu nhập thấp có cơ hội được tham gia BHYT tự nguyện... Ngành y tế tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT. Ngoài ra, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp có thể tặng quà bằng thẻ BHYT cho NCT.

Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh

Khi đã bước sang phía dốc bên kia của cuộc đời, sức khỏe con người cũng ngày càng giảm sút, phải tìm đến các bệnh viện, phòng khám nhiều hơn. Do vậy việc người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế sẽ giúp giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
"Tấm bùa" hộ mệnh:Theo thống kê của Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh, toàn tỉnh hiện có hơn 250.000 NCT, chiếm khoảng 14,1% số dân. Tỷ lệ dân số già của Hải Dương đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước (tỷ lệ này của cả nước là 11%). Theo quy luật tự nhiên, NCT là nhóm đối tượng phải sử dụng nhiều dịch vụ y tế. Nhưng trong thực tế, mới chỉ có 156.415 NCT (chiếm 62,5% tổng số NCT) có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong số này có trên 40.000 NCT tham gia BHYT tự nguyện, còn lại chủ yếu là cán bộ hưu trí hoặc các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Như vậy, còn trên 93.000 NCT chưa được tham gia BHYT. NCT lại hay mắc các bệnh mãn tính, bệnh sa sút trí tuệ phải điều trị trong thời gian dài và chi phí khám chữa tăng cao, thường gấp 7-10 lần người trẻ tuổi. Nếu không có thẻ BHYT thì chi phí khám chữa bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, đặc biệt là từ ngày 1.8.2017 theo quy định mới chi phí dịch vụ y tế sẽ tăng thêm 30%.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi hà nộitrung tam bao hanh tu lanh hitachi trung tâm bảo hành hitachi
Tại buổi đối thoại với người dân xã Lai Vu ngày 25.5
Một số người dân xã Lai Vu cản trở Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal

Cách đây 3 năm, bà Nguyễn Thị Măng, NCT ở xã Tân An (Thanh Hà) phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do mổ ruột thừa. Vì không có thẻ BHYT nên gia đình bà phải tự chi trả 100% chi phí từ tiền giường nằm đến tiền thuốc men... Nhà làm nông nghiệp, các con cũng không khá giả nên số tiền gần 20 triệu đồng viện phí quả thật quá lớn với gia đình bà Măng. Sau lần ấy mặc dù đã hiểu được giá trị của tấm thẻ BHYT nhưng đến nay bà Măng vẫn không tham gia, bởi với bà hơn 650.000 đồng mua thẻ BHYT mỗi năm cũng là một khoản tiền lớn. Bà Măng cho biết: "Giờ tôi già yếu rồi, chủ yếu sống dựa vào con cháu, kinh tế các con cũng chưa khá giả, lại phải nuôi các cháu ăn học nên tôi chưa có điều kiện để mua BHYT"...
"Giờ tôi già yếu rồi, chủ yếu sống dựa vào con cháu, kinh tế các con cũng chưa khá giả, lại phải nuôi các cháu ăn học nên tôi chưa có điều kiện để mua BHYT."


Khác với bà Măng, vì hiểu rõ lợi ích của BHYT nên 5 năm trở lại đây mỗi năm bà Trần Thị Tuyết, 62 tuổi ở đường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) đều dành một khoản tiền đóng BHYT. Từ ngày sử dụng thẻ BHYT, vài tháng bà Tuyết lại đi khám sức khỏe định kỳ một lần. Nhờ vậy mà bà kịp thời phát hiện mình có khối u trong gan, được chuyển lên tuyến trên chữa trị. Đã có thẻ BHYT nên mọi chi phí khám chữa bệnh của bà Tuyết đều được giảm trừ theo quy định, bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Bà Tuyết chia sẻ: "Càng cao tuổi càng cần phải có thẻ BHYT. Bỏ ra hơn 650.000 đồng một năm nhưng đổi lại mình được chăm sóc sức khỏe, đỡ lo chuyện tiền nong nếu không may mình ốm đau, phải chữa trị".

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Tại buổi đối thoại với người dân xã Lai Vu ngày 25.5

Ngày 5.6.2017, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt xã Lai Vu. Đồng chí yêu cầu Ðảng bộ, chính quyền xã Lai Vu tích cực vận động người thân và nhân dân đồng thuận với các chủ trương của tỉnh, ủng hộ dự án trong KCN Lai Vu, hiểu rõ lợi ích của dự án mang lại cho địa phương.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi

Tại buổi đối thoại với người dân xã Lai Vu ngày 25.5, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái yêu cầu Công ty Dệt Pacific phải tuyệt đối chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quan trắc tự động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động xả thải trong quá trình sản xuất. Trong thời gian tới, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm về môi trường, UBND tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa nhà máy theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, trong một cuộc kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh đã yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thu gom toàn bộ nước thải về khu xử lý tập trung, các chỉ tiêu phải đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường. Thường xuyên lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân về môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Khi có sự cố phải nhanh chóng báo cáo, phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu: Mặc dù cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã kiên quyết yêu cầu Công ty Dệt Pacific nhanh chóng triển khai các giải pháp khắc phục sự cố về môi trường trong quá trình sản xuất nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn chưa thể thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ TNMT do bị một số người dân xã Lai Vu ngăn cản.

Cho rằng Công ty Dệt Pacific xả thải gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành sản xuất, một số người dân xã Lai Vu đã tập trung trước cổng doanh nghiệp, sử dụng thang trèo qua tường rào của KCN Lai Vu, tổ chức dựng lều bạt tại vị trí ngoài đường trước cửa Công ty Dệt Pacific, chặn không cho công nhân và chuyên gia vào làm việc, ngăn cản hoạt động của doanh nghiệp. Việc này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty Dệt Pacific và các doanh nghiệp khác đang sử dụng cùng tuyến đường vào KCN, gây cản trở giao thông trên quốc lộ 5, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Sai phạm của Công ty Dệt Pacific là rõ ràng và đã bị UBND tỉnh cũng như cơ quan chuyên môn của Bộ TNMT xử phạt, yêu cầu doanh nghiệp triển khai các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, để triển khai những kết luận của Bộ TNMT, doanh nghiệp phải thực hiện hàng loạt công việc. Vì vậy, người dân cần ủng hộ, đồng thuận để UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành phối hợp cùng doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất. Thời gian tới, người dân xã Lai Vu cần chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ động tháo dỡ lều bạt, vật cản trên đường nội bộ của KCN Lai Vu cũng như trên mặt bằng do Công ty Dệt Pacific quản lý thực hiện dự án; không được ngăn cản các hoạt động khắc phục môi trường của doanh nghiệp; không gây mất an ninh trật tự. Người dân có quyền cử đại diện tham gia cùng các cơ quan chức năng giám sát việc khắc phục vi phạm của Công ty Dệt Pacific.

Những vấn đề vướng mắc liên quan đến Công ty Dệt Pacific phải được giải quyết dựa trên những quy định của pháp luật theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích cao nhất của người dân và quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Những hành vi sai phạm, cố tình chống đối sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Một số người dân xã Lai Vu cản trở Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal

Một số người dân xã Lai Vu cản trở Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal khắc phục những vi phạm về môi trường khiến tình hình khu công nghiệp Lai Vu lại mất ổn định...
Thời gian gần đây, do sự cố môi trường của Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal, tình hình khu công nghiệp (KCN) Lai Vu lại mất ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN và môi trường đầu tư của tỉnh.

Xem thêm: sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua chua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh samsung     

Kiên quyết xử lý vi phạm: Sau khi được chấp thuận đầu tư, Công ty TNHH Dệt Pacific Crystal (Công ty Dệt Pacific) đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phê duyệt. Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Tuy nhiên, ngày 24.12.2016, trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, công ty đã để xảy ra sự cố làm tràn nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép ra mương thoát nước chung của KCN Lai Vu.

Sau khi được người dân phát hiện và thông báo về việc xả nước thải của Công ty Dệt Pacific, các cơ quan chức năng đã khảo sát, xác định nguyên nhân, lập biên bản vi phạm hành chính. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xử phạt hành vi vi phạm của Công ty Dệt Pacific 672 triệu đồng.

Ngày 21.2.2017, đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với Công ty Dệt Pacific. Ðoàn kiểm tra yêu cầu công ty phải chuẩn hóa các công trình bảo vệ môi trường, có phương án ứng phó sự cố của hệ thống xử lý nước thải, hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án xong trước ngày 31.3.2017 để cơ quan chức năng thẩm định, cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Tuy nhiên, công ty đã không hoàn thiện đúng thời gian theo yêu cầu của đoàn kiểm tra nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính. Trên cơ sở đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã ra quyết định xử phạt Công ty Dệt Pacific 340 triệu đồng.

Ðồng thời với việc xử phạt vi phạm hành chính, Bộ TNMT đã có văn bản yêu cầu Công ty Dệt Pacific cải tạo, hoàn chỉnh trạm xử lý nước thải đã xây dựng theo hướng tăng cường nhiều cấp xử lý, chuẩn hóa, tối ưu hóa quy trình vận hành, quan trắc tự động thường xuyên, liên tục, truyền dữ liệu trực tiếp về Sở TNMT Hải Dương. Khuyến khích công ty công khai số liệu để người dân giám sát thường xuyên. Phối hợp với Công ty TNHH một thành viên KCN Lai Vu thống nhất phương án đấu nối, tiếp nhận nước thải sau xử lý của Công ty Dệt Pacific để tiếp tục xử lý, kiểm soát chất lượng nước thải thêm một lần trong thời gian chờ hoàn thiện hồ sự cố. Sau khi cải tạo và hoàn thiện trạm xử lý nước thải, bảo đảm nước thải sau xử lý đạt cột A theo QCVN 13-MT:2015/BTNMT và đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Lai Vu, Công ty Dệt Pacific chỉ được phép hoạt động 50% công suất dây chuyền nhuộm. Khẩn trương thiết kế, xây lắp bổ sung hồ sự cố kết hợp hồ sinh học bảo đảm lưu lượng chứa nước thải sau xử lý ít nhất 4 - 5 ngày trước khi thải ra môi trường. Công ty Dệt Pacific chỉ được phép đưa dự án đi vào hoạt động với 100% công suất khi hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và yêu cầu nêu trên, khắc phục xong hậu quả vi phạm, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã công bố điểm

Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đã công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm 2017. Theo đó, thí sinh đạt từ 18 điểm trở lên có thể nộp hồ sơ vào các ngành kỹ thuật hình ảnh y học (không tuyển nữ), xét nghiệm y học, điều dưỡng, phục hồi chức năng. Ngành y đa khoa công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển cao nhất với mức từ 22 điểm trở lên. Dự kiến đến ngày 1.8, nhà trường sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo từng ngành cụ thể.

Xem thêm:   sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi               
Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam tổ chức động thổ
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết ngành nông nghiệp đang tham mưu cho tỉnh

Năm nay, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương tuyển sinh 900 chỉ tiêu bậc đại học, tăng 280 chỉ tiêu so với năm 2016. Chỉ tiêu tuyển sinh tăng chủ yếu ở các ngành xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, điều dưỡng, phục hồi chức năng. Ngành y đa khoa giữ nguyên 50 chỉ tiêu như năm 2016.
Giải cờ vua các nhóm tuổi thiếu niên, nhi đồng tranh Cup Báo Hải Dương lần thứ V năm 2017 sẽ diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh từ ngày 21-23.7.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến chiều 17.7, đã có 10 đội cờ vua đến từ các huyện Nam Sách, Thanh Hà, Ninh Giang, Thanh Miện, thị xã Chí Linh (2 đội), TP Hải Dương (2 đội), Nhà Thi đấu thể dục thể thao và Nhà Thiếu nhi tỉnh đăng ký tham gia Giải cờ vua các nhóm tuổi thiếu niên, nhi đồng tranh Cup Báo Hải Dương lần thứ V năm 2017. Ban tổ chức đang tiếp tục vận động các địa phương còn lại cử lực lượng tham dự giải.
Giải cờ vua các nhóm tuổi thiếu niên, nhi đồng tranh Cup Báo Hải Dương lần thứ V năm 2017 sẽ diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh từ ngày 21-23.7. Giải do Báo Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức.
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Hải Dương cho biết có tới 60 - 70% số trẻ điều trị tại đây mắc các bệnh về viêm não, ho gà, sởi, thủy đậu... đều không được gia đình tiêm vaccine từ nhỏ. Những trường hợp mắc ho gà nặng có thể dẫn tới suy hô hấp, ngừng thở hoặc tử vong rất nhanh. Một số trẻ bị viêm não Nhật Bản nặng có thể hôn mê, phù não, để lại di chứng động kinh, mất trí nhớ, sống thực vật, tử vong.

Ông Nguyễn Đình Thực cho biết thêm: "Nếu như không tham gia tiêm chủng thì không những bản thân người không tiêm bị mắc bệnh mà còn có nguy cơ lây nhiễm cho cả cộng đồng".

Trên thực tế, khoảng 85 - 95% số người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.

Nhờ có chương trình TCMR, hằng năm Hải Dương có hàng chục nghìn trẻ được bảo vệ an toàn trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến; hàng chục nghìn phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa. Tỉnh ta cùng với cả nước đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005.
Thời điểm này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh như virus bại liệt, uốn ván. Đây là những bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Do vậy, việc tiêm chủng để phòng bệnh hết sức quan trọng, tránh xảy ra nguy cơ dịch bệnh bùng phát.
Hiện nay, tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có tất cả các loại vaccine trong chương trình TCMR và một số loại vaccine phục vụ nhu cầu của người dân. Ông Thực khuyến cáo người dân nên tiếp cận càng nhiều loại vaccine càng tốt.

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

ông ty TNHH Sumidenso Việt Nam tổ chức động thổ

Sáng 17.7, tại khu công nghiệp (KCN) Đại An, Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam tổ chức động thổ xây dựng nhà máy số 4. Đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachisua chua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết ngành nông nghiệp đang tham mưu cho tỉnh
Tòa án Nhân dân huyện Thanh Hà mở phiên tòa xét xử công khai vụ án hình sự

Nhà máy số 4 nằm trong dự án thứ ba của công ty được xây dựng trên diện tích gần 47.000m2 với tổng vốn đầu tư 25 triệu USD. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong tháng 5.2018 và tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động. Trước đó, dự án đầu tiên của công ty được đầu tư tại KCN Đại An với tổng vốn đầu tư trên 66 triệu USD. Tháng 6. 2010, công ty đã triển khai dự án thứ hai tại cụm công nghiệp Nghĩa An (Ninh Giang) với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương đánh giá cao sự gắn bó của Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam với Hải Dương; đồng thời khẳng định tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để công ty triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, chính quyền địa phương liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp nhà đầu tư triển khai dự án.
Hải Dương có 6 sản phẩm nông nghiệp được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam công nhận thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017.
Đó là nếp cái hoa vàng Kinh Môn, hành Kinh Môn, cà rốt Đức Chính, cải bắp của Công ty TNHH một thành viên Hưng Việt (Gia Lộc), thức ăn chăn nuôi của Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Vina (TP Hải Dương) và máy nông nghiệp của ông Phạm Văn Hát (Tứ Kỳ).
Trước đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lựa chọn 18 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh để tham gia bình chọn.
rong 2 ngày 16 và 17.7, Thị đoàn Chí Linh tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2017-2022.
Nhiệm kỳ 2017-2022, Thị đoàn Chí Linh phấn đấu mỗi năm thực hiện 1 công trình thanh niên cấp thị xã; đoàn cơ sở thực hiện ít nhất 1 công trình, phần việc thanh niên. Hằng năm giới thiệu việc làm cho 1.200-1.500 thanh niên. Thành lập mới từ 1-2 tổ chức Đoàn, Hội ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Nhiệm kỳ qua, các cấp bộ đoàn thị xã Chí Linh đã thực hiện 220 công trình, phần việc thanh niên với tổng trị giá gần 1 tỷ  đồng. Hơn 1.000 đoàn viên thanh niên đã hiến hơn 3.000 m2 đất để làm đường nông thôn mới; khám, cấp thuốc miễn phí cho hơn 5.000 đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn...

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết ngành nông nghiệp đang tham mưu cho tỉnh

Bà Vũ Thị Hà, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, ngành nông nghiệp đang tham mưu cho tỉnh tập trung đầu tư cho khoảng 10 sản phẩm chủ lực.
Chiều 11.7, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND về quy hoạch các sản phẩm chủ lực của tỉnh, bà Vũ Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết sở đã tập trung chỉ đạo để phát triển các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao giá trị sản xuất theo chuỗi giá trị.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội, sửa tủ lạnh hitachi
Tòa án Nhân dân huyện Thanh Hà mở phiên tòa xét xử công khai vụ án hình sự
Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất

Theo bà Hà, ngành nông nghiệp đang tham mưu cho tỉnh tập trung đầu tư cho khoảng 10 sản phẩm chủ lực. Để khi nhắc đến Hải Dương, mọi người nhớ ngay đến vải thiều Thanh Hà; hành tỏi Kinh Môn, Nam Sách; cà rốt Cẩm Giàng; gà đồi Chí Linh; rươi cáy Tứ Kỳ...

Đến nay, Sở NN-PTNT đã dự kiến đưa vào đề án khoảng 10 sản phẩm chủ lực để UBND tỉnh phê duyệt trước khi đầu tư để phát triển các sản phẩm trọng tâm này. Theo bà Hà, đứng đầu trong số 10 sản phẩm chủ lực là hành Kinh Môn. Mới đây, hành Kinh Môn được bình chọn Thương hiệu vàng của nông nghiệp Việt Nam.

Về chăn nuôi, sở xác định các sản phẩm chủ lực gồm lợn, gà, cá rô phi. Sau khi xác định 10 sản phẩm chủ lực, Sở NN-PTNT sẽ đề nghị UBND tỉnh tập trung đầu tư phát triển, song song với đó chú trọng bảo quản sau thu hoạch để tăng giá trị cho hàng nông sản.
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Mai (Bình Giang): “Sở có biện pháp gì tư vấn, tham mưu cho UBND tỉnh phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”, bà Hà cho biết vai trò phát hiện, tố cáo của nhân dân là rất quan trọng, mong nhân dân phối hợp, thông tin kịp thời để ngành chức năng phối hợp kịp thời kiểm tra, xử lý theo pháp luật.

Bà Hà cho biết, hiện nay chất lượng thực phẩm cũng như vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề “nóng” của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân. Ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với ngành y tế, công thương, các địa phương và đơn vị liên quan căn cứ các quy định, chỉ đạo của Trung ương quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất, lưu thông, chế biến đến tiêu thụ.
3 huyện hoàn thành kế hoạch gieo cấy là Ninh Giang, Thanh Miện, Gia Lộc; các địa phương còn lại đạt từ 50-80% kế hoạch.
Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được hơn 45.000 ha lúa mùa, tăng gần 20.000 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 3 huyện hoàn thành kế hoạch gieo cấy là Ninh Giang, Thanh Miện, Gia Lộc; các địa phương còn lại đạt từ 50-80% kế hoạch. Nguyên nhân do thời tiết thuận lợi nên tiến độ làm đất, gieo cấy được đẩy nhanh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, phấn đấu gieo cấy xong trước ngày 20.7. Tập trung bón thúc cho diện tích lúa mới cấy. Đối với lúa gieo thẳng trong điều kiện thời tiết mưa dông, phải điều tiết nước hợp lý, chỉ giữ nước láng mặt ruộng.

Tòa án Nhân dân huyện Thanh Hà mở phiên tòa xét xử công khai vụ án hình sự

Ngày 11.7, Tòa án Nhân dân huyện Thanh Hà mở phiên tòa xét xử công khai vụ án hình sự.
Tòa tuyên phạt Lê Thanh Hải (sinh năm 1975, trú tại thôn Phương La, xã Cẩm Chế, Thanh Hà) 36 tháng tù giam về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi việt nam,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi        
Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất

Khoảng 20 giờ ngày 21.1.2017, tại quán internet của anh Nguyễn Hữu Hùng (ở xóm 3, xã Việt Hồng, Thanh Hà), Lê Đức Trọng (sinh năm 1987, ở thôn Phương La, xã Cẩm Chế) đã lấy trộm xe máy điện 34MĐ1-232.07 trị giá 7,7 triệu đồng của anh Lưu Văn Quân (sinh năm 1999, ở thôn Tiên Tảo, xã Thanh An, Thanh Hà). Hải biết rõ chiếc xe máy điện do Trọng phạm tội mà có nhưng vẫn đồng ý cùng Trọng tìm nơi tiêu thụ. Trọng đã bỏ trốn và bị truy nã về tội trộm cắp tài sản.
Các địa phương phải rà soát các bến, bãi kinh doanh vật liệu xây dựng  để kiểm soát việc kinh doanh cát không rõ nguồn gốc. Quản lý chặt chẽ hoá đơn thuế và hợp thức hoá chứng từ đối với hoạt động mua bán cát sỏi xây dựng. Niêm yết công khai thông tin các mỏ được phép khai thác để người dân biết và tham gia giám sát. Xử lý nghiêm tình trạng cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, bao che, dung túng, tiếp tay cho hoạt động khai thác cát trái phép...

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái mong muốn tiếp tục nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, sự giám sát của HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh; sự phối hợp của các ban, cơ quan của Đảng, Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân; sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự giám sát, ủng hộ của cử tri và nhân dân trong tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa trên các mặt công tác, giúp UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y tỉnh đã kiểm tra đột xuất 18 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y tại huyện Thanh Hà, thị xã Chí Linh và TP Hải Dương.
Qua kiểm tra phát hiện 1 cửa hàng kinh doanh thuốc ngoài danh mục và thuốc thú y sai tem nhãn, 1 cửa hàng kinh doanh thuốc hết hạn sử dụng. Đơn vị đã ra quyết định xử phạt 17,5 triệu đồng, tiêu hủy toàn bộ số thuốc vi phạm và yêu cầu cơ sở khắc phục lỗi ghi sai tem nhãn mác.
Năm nay, vải cho thu hoạch muộn hơn từ 7-10 ngày so với mọi năm. Nhiều diện tích vải thiều không ra hoa, đậu quả.
Do vậy, để không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương chỉ đạo nông dân đốn, tỉa cành vải xong trước ngày 20.7.

Đối với những cây thường xuyên được đốn, tỉa, nông dân dùng dao phát toàn bộ mặt tán. Vị trí phát cách vết đốn năm trước từ 8 - 10 cm. Những vườn đã khép tán cần đốn sâu vào bề mặt tán ở vị trí cành có đường kính từ 1 - 2 cm, tạo tán hình mâm xôi, định hình cành mẹ, giảm độ cao của tán. Những cây vải được trồng ở khu đất cao, tiêu úng tốt cần bón thúc ngay sau khi đốn, tỉa, bón bổ sung vào giữa tháng 9. Đối với vùng trũng, khó tiêu úng, chỉ bón 1 lần vào đầu tháng 9 để tránh ngập lụt có thể xảy ra vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 gây chết cây.

Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất

Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành vì chính sách này đã gián tiếp hỗ trợ chi phí cho các tổ chức tín dụng.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Dương, đến nay, nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giảm lãi suất cho vay. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) chi nhánh Hải Dương, Vietinbank chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn về mức tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hải Dương giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh hitachi               
Đại tá Bùi Ngọc Phi cho biết lực lượng công an sẽ tăng cường trấn áp
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và mong muốn có công việc thu nhập cao

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Dương cũng đã áp dụng mức lãi suất tối đa 6%/năm, thấp hơn 0,5%/năm so với nhiều ngân hàng khác đối với các khách hàng vay thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác như Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hải Dương cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành vì chính sách này đã gián tiếp hỗ trợ chi phí cho các tổ chức tín dụng.
Ngày 11.7, Giải bóng đá U10 hè năm 2017 huyện Thanh Hà đã bế mạc, đội bóng xã Tiền Tiến giành chức vô địch.
Giải diễn ra từ ngày 6-11.7. 21 đội bóng với trên 100 cầu thủ đến từ 21 xã, thị trấn trong huyện tham gia giải.

Từ ngày 11-18.7, huyện Ninh Giang tổ chức Giải bóng đá U10 hè năm 2017 với sự tham gia 28 đội bóng đến từ các xã, thị trấn trong huyện. Các đội chia thành 4 cụm, mỗi cụm 7 đội thi đấu.
Hai con chị  Hướng đang ngồi chơi điện tử bằng điện thoại Samsung J7 và iPad thì có 1 nam thanh niên vào giật điện thoại và iPad tổng trị giá 10 triệu đồng.
Khoảng 20 giờ 30 ngày 9.7, tại gia đình chị Trần Thị Hướng (sinh năm 1984, ở phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương), hai con chị là Vũ Đồng Anh và Vũ Phương Anh đang ngồi chơi điện tử bằng điện thoại Samsung J7 và iPad, thì có 1 nam thanh niên vào giật điện thoại và iPad (tổng trị giá 10 triệu đồng). Nam thanh niên này lên xe máy của 1 đối tượng nam giới đang chờ sẵn bỏ chạy.

Giao nộp súng tự chế: Ngày 10.7, Công an TP Hải Dương tiếp nhận 2 khẩu súng (dạng súng tự chế) do anh Trần Quang Thái (sinh năm 1992, trú tại phường Nhị Châu) và anh Đỗ Văn Hạo (sinh năm 1995, trú tại phường Tứ Minh, cùng TP Hải Dương) giao nộp. Hai anh này trên đường đi làm phát hiện 2 khẩu súng tại khu vực gầm cầu Phú Lương và rìa đường Trường Chinh (cùng ở TP Hải Dương).

Đánh bạc: Ngày 10.7, Công an huyện Thanh Hà bắt quả tang 3 đối tượng đánh bạc (đánh chắn) tại nhà Hoàng Văn Nhật (sinh năm 1969, trú tại xã An Lương, Thanh Hà) thu 5.910.000 đồng. Kiểm tra trên người Nguyễn Văn Huynh (sinh năm 1989, trú tại xã Tiền Tiến, Thanh Hà) đang ngồi xem đánh bạc và túi quần Nhật, công an  thu giữ 11 gói ma túy đá (chưa xác định trọng lượng).
Minh Hảo

Đại tá Bùi Ngọc Phi cho biết lực lượng công an sẽ tăng cường trấn áp

Đại tá Bùi Ngọc Phi cho biết, lực lượng công an sẽ tăng cường trấn áp tội phạm ma túy, phấn đấu 5 năm nữa, trên địa bàn tỉnh không còn người nghiện.
Trả lời chất vấn đại biểu HĐND tỉnh chiều 11.7, đại tá Bùi Ngọc Phi, Giám đốc Công an tỉnh cho biết, lực lượng công an sẽ tăng cường trấn áp tội phạm ma túy, phấn đấu 5 năm nữa, trên địa bàn tỉnh không còn người nghiện.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,   sua tu lanh hitachi,  sua chua tu lanh hitachi
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và mong muốn có công việc thu nhập cao
Cộng Hòa (Nam Sách) thuận lợi trong phát triển kinh tế

Đại tá Bùi Ngọc Phi cho biết, 6 tháng qua, lực lượng công an tỉnh phá 836 vụ ma túy, bắt 1.021 đối tượng, tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nỗ lực của lực lượng công an trong đấu tranh phòng chống ma túy. Đại tá Bùi Ngọc Phi cho biết lực lượng công an tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt lực lượng công an các địa phương đẩy mạnh công tác trấn áp tội phạm ma túy. "Bắt nhiều thì tội phạm giảm. Cứ bắt được 1 bánh heroin sẽ được thưởng 100 triệu đồng", đại tá Phi nói.

Đại tá Bùi Ngọc Phi cho biết, lực lượng công an tỉnh đặt quyết tâm trong 5 năm tới sẽ không còn người nghiện trên địa bàn tỉnh. Sau phát biểu của đại tá Phi, cả hội trường đồng loạt vỗ tay.

Trả lời chất vấn đại biểu HĐND tỉnh về hoạt động "tín dụng đen" diễn ra ở nhiều nơi với cách hình thức, thủ đoạn tinh vi, đại tá Bùi Ngọc Phi cho biết trên địa bàn tỉnh  hiện có 500 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có đăng ký nhưng cũng có hàng trăm cơ sở hoạt động lén lút. Các cơ sở này hoạt động cho vay theo kiểu "tín dụng đen", cầm đồ với giá thấp và cho vay với điều kiện rất đơn giản nhưng lãi suất cao.

Hoạt động "tín dụng đen" diễn biến khá phức tạp, dưới các hình thức như chơi hụi, họ, cho vay đáo hạn ngân hàng, huy động vốn... Khi các đối tượng huy động vốn theo kiểu "tín dụng đen" ôm tiền bỏ trốn hoặc các con nợ mất khả năng chi trả sẽ dẫn đến tình trạng đòi nợ thuê. Từ đó có thể dẫn đến các hành vi phạm pháp hình sự như cố ý gây thương tích, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng...

Lực lượng công an tăng cường kiểm tra các cơ sở cầm đồ, phát hiện 40 cơ sở vi phạm như không vào sổ quản lý dịch vụ cầm đồ, không có hợp đồng cầm đồ, không thực hiện đầy đủ các quy định về quản an ninh trật tự đối với ngành kinh doanh có điều kiện, xử phạt trên 100 triệu đồng. Lực lượng công an đang điều tra xử lý 2 vụ gây rối trật tự công cộng có liên quan đến mâu thuẫn trong việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và mong muốn có công việc thu nhập cao

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và mong muốn có công việc thu nhập cao ở nước ngoài, một số doanh nghiệp XKLĐ đã sử dụng các chiêu trò tinh vi để “móc túi” người dân.
Mập mờ tiền phí: Gần 8 tháng nay, anh Đ.V.H. (26 tuổi) ở huyện Ninh Giang rất lo lắng vì vẫn chưa được đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Cuối năm 2016, qua môi giới của người quen, anh nộp hồ sơ cho một công ty XKLĐ có trụ sở ở Hà Nội để đi lao động tại Nhật Bản. Theo lời của anh H., công ty cử cán bộ về gia đình hướng dẫn làm hồ sơ với lời hứa trong khoảng 4 tháng sẽ được đi XKLĐ với số phí 130 triệu đồng. Số tiền trên đã bao gồm các khoản chi phí như học tiếng, hộ chiếu, vé máy bay... Tuy nhiên, để chắc chắn, anh H. được tư vấn đóng thêm 30 triệu đồng cho các khoản phí “chống trượt” khác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh H. phải thế chấp "sổ đỏ" với ngân hàng để có đủ tiền nộp cho công ty. Nhưng hết 4 tháng, công ty thông báo hồ sơ của anh vẫn chưa được duyệt. Không thể chờ đợi, anh quyết định hủy hợp đồng và đòi lại tiền thì phía công ty lại hứa một thời gian ngắn nữa anh sẽ được sang Nhật.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa chữa tủ lanh hitachitrung tâm bảo hành hitachi hà nội
Cộng Hòa (Nam Sách) thuận lợi trong phát triển kinh tế
Một con ngõ nhỏ quanh năm đẹp và xanh mát bởi hàng cây xanh

Anh H. cho biết: “Thấy họ giới thiệu công việc bên Nhật ổn định, thu nhập cao nên tôi quyết định vay tiền để đi. Đến nay đã hơn 8 tháng mà vẫn chưa được đi. Tôi đang rất lo lắng không biết có đòi lại được khoản tiền đã đóng hay không?”.
Theo tìm hiểu thì có rất nhiều khoản phí mập mờ và vô lý mà người dân phải đóng cho người môi giới hoặc công ty XKLĐ. Chẳng hạn như phí "chống trượt" để bảo đảm người lao động sẽ trúng tuyển theo đúng yêu cầu; phí chống trốn để bảo đảm người lao động sẽ không trốn ra làm cho các công ty khác; phí trúng tuyển là phí sau khi người lao động phỏng vấn mà chưa có kết quả sẽ được người môi giới thông báo… Các loại phí này đều do công ty XKLĐ tự đặt ra chứ nhà tuyển dụng không quy định. Một số lao động không hay biết và vẫn phải đóng bình thường.

Chị N.T.L. (34 tuổi) đã làm tư vấn cho một công ty XKLĐ được 7 năm cho biết: “Nhà nước đã có quy định rõ ràng về tiền phí cho các thị trường XKLĐ. Tuy nhiên, để kiếm lời, một số doanh nghiệp đã yêu cầu người lao động phải đóng thêm các khoản phí để chi hoa hồng cho người môi giới và các hoạt động khác”.

Ngoài những mánh khóe “móc túi” khách hàng của một số doanh nghiệp XKLĐ, một vài công ty, trung tâm tư vấn du học còn liên kết để tuyển người đi làm việc ở nước ngoài. Họ thu tiền đặt cọc của người dân bằng các phiếu thu không ghi rõ tên công ty, đơn vị và không có dấu xác nhận.

Theo ông Bùi Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người lao động phải đóng nhiều loại phí mập mờ là do hạn chế về nhận thức và tâm lý muốn được đi lao động thật nhanh. Vì vậy, khi được yêu cầu nộp thêm các khoản phụ phí, người dân sẵn sàng đóng để được việc.

Khó quản lý: Trên địa bàn tỉnh hiện có 25 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du học và XKLĐ. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp của Hà Nội, Hải Phòng cũng mở văn phòng hoặc cử người về tuyển lao động đi xuất khẩu. Những doanh nghiệp này không thuộc sự quản lý và báo cáo hoạt động về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Vì vậy, công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những doanh nghiệp không đăng ký hoạt động tại địa phương. Lợi dụng kẽ hở này, một số doanh nghiệp đã tự tổ chức tuyển lao động ở nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các vùng nông thôn. Thời gian qua, đã có một số trường hợp người dân bị lừa tiền khi tham gia XKLĐ.

Ngày 25.5.2017, UBND tỉnh đã có Văn bản số 1391/UBND-VP chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, các đơn vị liên quan cần tăng cường tuyên truyền, giám sát các hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và xử lý kịp thời các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. Hằng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du học và XKLĐ (có đăng ký) phải báo cáo chi tiết hoạt động của mình.

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp không đăng ký thì không thể kiểm soát được. Đề nghị các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ nhằm bảo đảm lợi ích cho người dân.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Cộng Hòa (Nam Sách) thuận lợi trong phát triển kinh tế

Với địa thế có sông Kinh Thầy, sông Lai Vu bao quanh, xã Cộng Hòa (Nam Sách) thuận lợi trong phát triển kinh tế, song cũng tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT nếu như không có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả.
Xác định bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã đã nêu cao tinh thần tiền phong gương mẫu, đi đầu trong phong trào bảo vệ ANTT tại địa phương.

Xem thêm:sửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua chua tu lanh hitachibao hanh tu lanh samsung     
 Một con ngõ nhỏ quanh năm đẹp và xanh mát bởi hàng cây xanh
Thủy đang chìm trong giấc ngủ say thì giật mình bởi tiếng

Với 5 chi hội, 546 hội viên, đầu năm 2015, Hội CCB xã đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và ra mắt mô hình “CCB bảo đảm an toàn ANTT”. Sau khi ra mắt mô hình, Hội phối hợp với Công an xã tuyên truyền, giáo dục nhiệm vụ bảo vệ ANTT tới các hội viên, nhân dân bằng nhiều hình thức như kẻ vẽ pa nô, áp phích, phát tin, bài trên loa truyền thanh. Hội còn phát động hội viên tích cực hưởng ứng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", thông tin các thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, tố giác. Các chi hội tổ chức cho tất cả hội viên ký cam kết cùng gia đình thực hiện các nội dung bảo đảm ANTT tại xóm thôn đã đề ra. Mỗi hội viên CCB bằng uy tín, kinh nghiệm của mình tiếp tục vận động người thân, nhân dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, cùng nhau đoàn kết xây dựng làng an toàn, làng văn hóa. Năm 2016, lực lượng CCB xã Cộng Hòa đã cung cấp cho công an và cơ quan chức năng 15 tin, qua đó phát giác, xử lý nhiều vụ việc vi phạm.

Hội viên CCB xã đã trở thành lực lượng nòng cốt trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Ban Chấp hành Hội CCB thường xuyên phân công các hội viên uy tín phối hợp với các đoàn thể đến nhà gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, tình cảm, động viên họ an tâm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Sự cảm hóa của các hội viên CCB đã giúp một số trường hợp tránh vi phạm pháp luật. Dịp Tết năm 2015, qua thông tin một gia đình cất giấu pháo để đốt, hội viên CCB đã đến khuyên nhủ và được người này giao nộp để tiêu hủy. Trong năm 2016 và đầu năm 2017, Hội CCB xã đã phối hợp với các đoàn thể giáo dục, cảm hóa 25 người lầm lỗi tiến bộ và tham gia hòa giải hàng chục vụ việc nổi cộm phát sinh trong cộng đồng dân cư.
Khi xã Cộng Hòa tổ chức dồn điền, đổi thửa, nhiều người dân, hội viên CCB chưa hiểu rõ lợi ích khiến tình hình phức tạp. Hội CCB xã đã đến các gia đình hội viên phân tích, tuyên truyền. Nhờ đó, mọi người nghe ra, việc dồn điền, đổi thửa được tiến hành đúng kế hoạch, tình hình ANTT xóm thôn được bảo đảm.
Trong xây dựng nông thôn mới, Hội CCB xã quán triệt các gia đình hội viên ủng hộ chủ trương chung và tích cực hiến đất làm đường, làm gương cho cộng đồng. Với các gia đình CCB không có nhân lực, Hội CCB huy động hội viên giúp tháo dỡ, xây dựng lại các công trình. Từ gương sáng của các CCB, phong trào hiến đất làm đường trên địa bàn xã diễn ra sôi nổi. Cuối năm 2016, đầu năm 2017, xã đã có 24 gia đình CCB hiến trên 1.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn.

Mô hình "CCB bảo đảm an toàn ANTT" còn phát huy hiệu quả cao khi xã tổ chức chấm dứt hoạt động của lò gạch thủ công. Ông Trần Huy Cán, Chủ tịch Hội CCB xã Cộng Hòa nhớ lại: Năm 2016, nhiều tháng liền các hội viên CCB xã đã phối hợp với các lực lượng của địa phương bố trí chốt giữ cửa lò, không cho hoạt động trở lại. Cũng theo ông Cán, gần đây, khi tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra nhức nhối trên các tuyến sông thuộc địa bàn xã, CCB xã lại trở thành lực lượng xung kích tham gia xử lý. Trong 34 thành viên Ban chỉ đạo xử lý khai thác cát trái phép của xã có 14 hội viên CCB. Các thành viên chia thành 3 ca tuần tra liên tục cả ngày lẫn đêm trên các tuyến sông. Khi phát hiện các tàu cát thì báo cho lực lượng chức năng huyện phối hợp bắt giữ. Nhờ vậy, trong tháng 5, 6 vừa qua, xã Cộng Hòa đã phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện Nam Sách phát hiện và xử lý 4 tàu khai thác cát trái phép.