Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và mong muốn có công việc thu nhập cao

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và mong muốn có công việc thu nhập cao ở nước ngoài, một số doanh nghiệp XKLĐ đã sử dụng các chiêu trò tinh vi để “móc túi” người dân.
Mập mờ tiền phí: Gần 8 tháng nay, anh Đ.V.H. (26 tuổi) ở huyện Ninh Giang rất lo lắng vì vẫn chưa được đi xuất khẩu lao động (XKLĐ). Cuối năm 2016, qua môi giới của người quen, anh nộp hồ sơ cho một công ty XKLĐ có trụ sở ở Hà Nội để đi lao động tại Nhật Bản. Theo lời của anh H., công ty cử cán bộ về gia đình hướng dẫn làm hồ sơ với lời hứa trong khoảng 4 tháng sẽ được đi XKLĐ với số phí 130 triệu đồng. Số tiền trên đã bao gồm các khoản chi phí như học tiếng, hộ chiếu, vé máy bay... Tuy nhiên, để chắc chắn, anh H. được tư vấn đóng thêm 30 triệu đồng cho các khoản phí “chống trượt” khác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh H. phải thế chấp "sổ đỏ" với ngân hàng để có đủ tiền nộp cho công ty. Nhưng hết 4 tháng, công ty thông báo hồ sơ của anh vẫn chưa được duyệt. Không thể chờ đợi, anh quyết định hủy hợp đồng và đòi lại tiền thì phía công ty lại hứa một thời gian ngắn nữa anh sẽ được sang Nhật.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa chữa tủ lanh hitachitrung tâm bảo hành hitachi hà nội
Cộng Hòa (Nam Sách) thuận lợi trong phát triển kinh tế
Một con ngõ nhỏ quanh năm đẹp và xanh mát bởi hàng cây xanh

Anh H. cho biết: “Thấy họ giới thiệu công việc bên Nhật ổn định, thu nhập cao nên tôi quyết định vay tiền để đi. Đến nay đã hơn 8 tháng mà vẫn chưa được đi. Tôi đang rất lo lắng không biết có đòi lại được khoản tiền đã đóng hay không?”.
Theo tìm hiểu thì có rất nhiều khoản phí mập mờ và vô lý mà người dân phải đóng cho người môi giới hoặc công ty XKLĐ. Chẳng hạn như phí "chống trượt" để bảo đảm người lao động sẽ trúng tuyển theo đúng yêu cầu; phí chống trốn để bảo đảm người lao động sẽ không trốn ra làm cho các công ty khác; phí trúng tuyển là phí sau khi người lao động phỏng vấn mà chưa có kết quả sẽ được người môi giới thông báo… Các loại phí này đều do công ty XKLĐ tự đặt ra chứ nhà tuyển dụng không quy định. Một số lao động không hay biết và vẫn phải đóng bình thường.

Chị N.T.L. (34 tuổi) đã làm tư vấn cho một công ty XKLĐ được 7 năm cho biết: “Nhà nước đã có quy định rõ ràng về tiền phí cho các thị trường XKLĐ. Tuy nhiên, để kiếm lời, một số doanh nghiệp đã yêu cầu người lao động phải đóng thêm các khoản phí để chi hoa hồng cho người môi giới và các hoạt động khác”.

Ngoài những mánh khóe “móc túi” khách hàng của một số doanh nghiệp XKLĐ, một vài công ty, trung tâm tư vấn du học còn liên kết để tuyển người đi làm việc ở nước ngoài. Họ thu tiền đặt cọc của người dân bằng các phiếu thu không ghi rõ tên công ty, đơn vị và không có dấu xác nhận.

Theo ông Bùi Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người lao động phải đóng nhiều loại phí mập mờ là do hạn chế về nhận thức và tâm lý muốn được đi lao động thật nhanh. Vì vậy, khi được yêu cầu nộp thêm các khoản phụ phí, người dân sẵn sàng đóng để được việc.

Khó quản lý: Trên địa bàn tỉnh hiện có 25 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực du học và XKLĐ. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp của Hà Nội, Hải Phòng cũng mở văn phòng hoặc cử người về tuyển lao động đi xuất khẩu. Những doanh nghiệp này không thuộc sự quản lý và báo cáo hoạt động về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Vì vậy, công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những doanh nghiệp không đăng ký hoạt động tại địa phương. Lợi dụng kẽ hở này, một số doanh nghiệp đã tự tổ chức tuyển lao động ở nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các vùng nông thôn. Thời gian qua, đã có một số trường hợp người dân bị lừa tiền khi tham gia XKLĐ.

Ngày 25.5.2017, UBND tỉnh đã có Văn bản số 1391/UBND-VP chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, các đơn vị liên quan cần tăng cường tuyên truyền, giám sát các hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và xử lý kịp thời các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. Hằng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du học và XKLĐ (có đăng ký) phải báo cáo chi tiết hoạt động của mình.

Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp không đăng ký thì không thể kiểm soát được. Đề nghị các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ nhằm bảo đảm lợi ích cho người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét