Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Sự im lặng xảy ra với bất kỳ lý do nào cũng là biểu hiện của sự tha hóa

Sự im lặng xảy ra với bất kỳ lý do nào cũng là biểu hiện của sự tha hóa về mặt tư tưởng ở mỗi cá nhân, sự bất ổn của xã hội.Người ta thường nói: “Im lặng là vàng”. Đó là trong những trường hợp  người ta im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác khi giao tiếp, hoặc để tập trung suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề. Đặc biệt là sự im lặng tập trung tư tưởng của các cá nhân, tập thể trong lúc học tập, quán triệt, triển khai các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, im lặng để lắng nghe các ý kiến phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo các cấp... để sau đó nhanh chóng triển khai thành hành động...

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi,sửa tủ lạnh hitachi,bao hanh tu lanh hitachi

Kim Thành chọn xã Cổ Dũng để xây dựng xã tiên tiến về y dược cổ truyền

Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, sự im lặng còn được thể hiện ra trên nhiều khía cạnh khác. Ví như khi rơi vào tâm trạng buồn phiền hoặc vừa bị một cú sốc tâm lý nào đó người ta có thể im lặng không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh. Song đáng lo ngại hơn là sự im lặng mang tính ích kỷ, bàng quan trước những sự việc tiêu cực xảy ra trước mắt mình. Chẳng hạn khi tham gia giao thông, nhìn thấy cụ già, người khuyết tật, trẻ nhỏ hay phụ nữ có thai gặp khó khăn trong việc qua đường vì xe cộ quá nhiều nhưng họ vẫn lẳng lặng lướt qua. Thậm chí có khi nhìn thấy kẻ trộm móc túi người khác hoặc kẻ cướp giật đồ của người đi đường nhưng nhiều người vẫn thờ ơ. Sợ nhất là sự im lặng trước các hiện tượng vi phạm chính sách, pháp luật, các biểu hiện về sự suy thoái chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Mục sư Martin Luther King Jr. - nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi từng đoạt giải Nobel hòa bình năm 1964 có câu nói nổi tiếng: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Người ta đau lòng trước sự im lặng của người tốt vì theo quan niệm thông thường, người tốt là những người luôn có cách ứng xử “mình vì mọi người”, muốn dẹp đi những điều “chướng tai gai mắt” trong xã hội. Vậy khi họ im lặng trước cái xấu, đó là một biểu hiện khác thường, được sinh ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bất lực khi thấy phản ứng của mình không đem lại hiệu quả, hoặc cảm thấy bị cô độc, lạc lõng, không được mọi người ủng hộ khi mình phản ứng với cái xấu.

Vấn đề đặt ra là vì sao lại có những sự im lặng ấy? Phải chăng, đây là dấu hiệu biểu hiện sự né tránh, vô cảm trước nỗi đau của người khác, bao biện với cách nghĩ đó đâu phải là việc của mình, dính vào lại thêm rắc rối, biết đâu lại chuốc họa vào thân... Bên cạnh đó còn có sự tác động của tâm lý cộng đồng. Tức là tinh thần đoàn kết nhất trí của xã hội để lên án, đấu tranh với cái xấu chưa cao, cho nên họ sợ sẽ bị trả thù khi lên tiếng bảo vệ người bị hại.

Nhìn nhận một cách khách quan, sự im lặng xảy ra với bất kỳ lý do nào cũng là biểu hiện của sự tha hóa về mặt tư tưởng ở mỗi cá nhân, sự bất ổn của xã hội. Chính sự im lặng của những người tốt là chỗ dựa cho những cái xấu phát triển, bởi nó coi đó là một sự đồng tình, dựa vào đó để lấn át, làm càn.

Cái xấu bị tiêu diệt khi nó bị toàn xã hội lên án, đấu tranh. Để mỗi công dân sẵn sàng lên tiếng bảo vệ cái tốt, lên án cái xấu, các cơ quan chức năng cần kịp thời bảo vệ, động viên khuyến khích, khen thưởng xứng đáng cho những người có hành động bảo vệ cái chân, thiện, mỹ. Hãy tạo ra dư luận xã hội phê phán cái xấu, coi đó là những hành vi thấp hèn mà con người cần xa lánh không chỉ bằng lời nói, văn bản, mà cái chính phải bằng hành động thực thi pháp luật nghiêm minh, đủ sức răn đe.

Xã hội đang phát triển theo xu thế hội nhập, các mối quan hệ cộng đồng ngày càng được mở rộng, vì thế không ai có thể tồn tại một cách cô độc, riêng lẻ. Tất cả những gì mà chúng ta cần làm là dũng cảm đấu tranh, không bao giờ thỏa hiệp làm ngơ với cái xấu, thường xuyên có những việc làm nhân lên giá trị nhân văn đích thực của con người.

Kim Thành chọn xã Cổ Dũng để xây dựng xã tiên tiến về y dược cổ truyền

Năm 2016, huyện Kim Thành chọn xã Cổ Dũng để xây dựng xã tiên tiến về y dược cổ truyền (YDCT). Từ những ưu thế vốn có cùng với nỗ lực hoàn thiện những tiêu chí còn thiếu, đến nay, Cổ Dũng là xã đầu tiên và duy nhất của Hải Dương đạt tiêu chí tiên tiến về YDCT.

Xem thêm: tram bao hanh tu lanh hitachi , sua chua tu lanh hitachi trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển - Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy


Để xây dựng xã tiên tiến về YDCT, Đảng ủy xã đã có nghị quyết và hằng năm UBND xã đều cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các đoàn thể tích cực vận động nhân dân tham gia thực hiện. Cán bộ y tế thôn đến từng gia đình khảo sát các loại cây thuốc nam được người dân trồng hoặc có sẵn trong vườn nhà; tuyên truyền về lợi ích của những loại thuốc nam phổ biến để người dân nhận biết, sử dụng. Trong quá trình khảo sát, cán bộ y tế thôn cũng bổ sung những loại cây thuốc mà vườn thuốc của Trạm Y tế chưa có. Việc khảo sát không chỉ phục vụ mục đích hoàn thiện tiêu chí xây dựng xã tiên tiến về YDCT mà còn mang lại hiệu quả thực sự khi các cán bộ, nhân viên của trạm cơ bản nắm được những hộ dân có những cây thuốc thông dụng nào để hướng dẫn họ sử dụng. Hiện nay, vườn thuốc nam của Trạm Y tế có 62 loại cây thuốc và thường xuyên được chăm sóc.

Từ lâu, việc khám chữa bệnh bằng YDCT đã không còn xa lạ với người dân xã Cổ Dũng, bởi Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nguyễn Hữu Thân là y sĩ YDCT từng được người cha truyền lại nhiều bài thuốc nam chữa bệnh. Khám chữa bệnh bằng YDCT hoặc y học hiện đại đều được các cán bộ, nhân viên của trạm thực hiện hài hòa với phương châm "lấy người bệnh làm trung tâm". Khi người dân đến khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã, nếu gặp các bệnh có thể chữa bằng phương pháp YDCT thì các y, bác sĩ đều đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân sử dụng phương pháp này bởi chi phí rẻ hơn, thường không có tác dụng phụ trong khi hiệu quả có thể tương đương với y học hiện đại.

Năm 2016, UBND xã Cổ Dũng đầu tư khoảng 30 triệu đồng để mua sắm một số trang thiết bị cho phòng khám YDCT của Trạm Y tế. Có thế mạnh với những bài thuốc tiêu độc, chữa cảm sốt, đau xương khớp, Trạm Y tế xã Cổ Dũng không chỉ thu hút người dân trong xã mà còn là địa chỉ tin cậy đối với người dân ở các địa phương khác. Trung bình mỗi năm, Trạm Y tế xã khám và điều trị cho hơn 7.000 lượt bệnh nhân, trong đó có hơn 40% số người khám chữa bệnh bằng YDCT kết hợp y học hiện đại. Trung bình mỗi tháng, trạm bốc khoảng 200-300 thang thuốc đông y cho bệnh nhân.

Bà Nguyễn Thị Thuần (48 tuổi) ở thôn Bắc cho biết: “Trước đây, tôi chưa thực sự quan tâm đến những cây thuốc có sẵn trong vườn nhà. Khi cán bộ y tế thôn tới tuyên truyền về công dụng của những loại cây thuốc này, tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu để có thể tận dụng tối đa tác dụng của chúng và sẵn sàng chia sẻ cho hàng xóm, láng giềng khi họ cần. Tôi cảm thấy yên tâm khi được điều trị các bệnh thông thường bằng phương pháp YDCT tại trạm”.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cổ Dũng cho biết,  thời gian tới trạm tiếp tục phát triển tổ chức mạng lưới y tế, dược cổ truyền từ xã đến thôn, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về YDCT, giúp họ biết cách trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển - Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy

Chiều ngày 23/5, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển - Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HÐND tỉnh đã về kiểm tra việc chấp hành quy định tháo dỡ lò gạch thủ công tại Nam Sách.
Cùng đi có đồng chí Nguyễn Anh Cương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan ở tỉnh.
Tiếp và làm việc với đoàn về phía huyện có các đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyên; Bùi Văn Thăng – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi ha noi  sua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi  

Trường THPT Nam Sách, THPT Nam Sách 2 vừa tổ chức tổng kết năm học


Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ lò gạch thủ công trên địa bàn toàn tỉnh, Nam Sách đã quyết liệt chỉ đạo các xã có lò gạch thủ công yêu cầu các chủ lò gạch chấm dứt hoạt động và thực hiện các thủ tục liên quan để thanh lý hợp đồng thuê đất, tổ chức tháo dỡ vỏ lò theo đúng yêu cầu. Do thực hiện các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, Nam Sách được đánh giá là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh hoàn thành việc tháo dỡ toàn bộ 32 cặp lò gạch thủ công trên địa bàn.
Sau khi kiểm tra thực tế việc tháo dỡ lò gạch thủ công và điểm quy hoạch Dự án sản xuất gạch tuynel tại xã Hiệp Cát, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển - Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao công tác chỉ đạo chấm dứt sản xuất và tháo dỡ lò gạch thủ công ở Nam Sách, đồng thời lưu ý huyện cần có quy hoạch tổng thể khi cho phép chuyển đổi sang lò gạch tuynel, không để chuyển đổi ồ ạt, tự phát. Khi thực hiện dự án phải gắn với vùng nguyên liệu. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ: chủ trương của tỉnh là chỉ xem xét cho chuyển đổi khi các lò gạch tuynel đáp ứng được các yêu cầu về vùng nguyên liệu và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Năm học 2016 - 2017, trường Mầm non Phú Điền đã triển khai mô hình "Nhà vệ sinh phù hợp với trẻ Mầm non". Đây là đơn vị được Phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Sách chọn làm điểm mô hình để rút kinh nghiệm chỉ đạo nhân rộng ra các trường Mầm non trong huyện.
Để triển khai hiệu quả mô hình, Ban giám hiệu trường Mầm non Phú Điền đã tích cực tham mưu với huyện và xã, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh. Sau khi rà soát thực trạng nhà vệ sinh cũ của, nhà trường đã tiến hành cải tạo, tu sửa, nâng cấp nhà vệ sinh các lớp học. Theo đó nhà vệ sinh được xây dựng cho từng nhóm tuổi, có lắp bình nóng lạnh cho các nhóm nhà trẻ. Tổng kinh phí cải tạo, tu sửa, nâng cấp nhà vệ sinh là 128 triệu đồng, trong đó huyện hỗ trợ 100 triệu đồng, phụ huynh tự nguyện đóng góp 10 triệu đồng, còn lại kinh phí của nhà trường.

Cô giáo Trần Thị Hồng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Triển khai mô hình "Nhà vệ sinh phù hợp với trẻ Mầm non" góp phần giúp cơ sở vật chất của nhà trường được nâng lên; giáo viên tổ chức chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ được thuận tiện hơn, an toàn hơn; các bậc phụ huynh thấy an tâm và tích cực ủng hộ nhà trường.

Trường THPT Nam Sách, THPT Nam Sách 2 vừa tổ chức tổng kết năm học

Trường THPT Nam Sách, THPT Nam Sách 2 vừa tổ chức tổng kết năm học 2016 - 2017 và tuyên dương khen thưởng cho những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong học tập.

Xem thêm:

Năm học 2016 – 2017, trường THPT Nam Sách tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và các cuộc vận động do ngành giáo dục và địa phương phát động. Với gần 1,5 nghìn học sinh, trường THPT Nam Sách có tới 98,5% số học sinh đạt hạnh kiểm tốt, 31,4% số học sinh đạt học lực giỏi và 64,7% số học sinh đạt học lực khá. Trường có 3 học sinh đạt giải cấp Quốc gia, 73 học sinh đạt giải cấp tỉnh và 12 học sinh được cấp chứng chỉ Quốc tế tại cuộc thi "Vô địch văn phòng thế giới MOSWC 2017". Nhiều thầy giáo, cô giáo và học sinh tiêu biểu, đạt thành tích cao như: Cô giáo Vũ thị Lưu, cô giáo Nguyễn Thị Loan, thầy giáo Nguyễn Duy Văn có thành tích tiêu biểu trong bồi dưỡng học sinh giỏi; các học sinh Vương Quỳnh Trang, Phạm Ngọc Lan lớp 11E, Trần Ngọc Khánh lớp 12A, Đoàn Minh Phương lớp 10B; Vũ Thị Trang lớp 12M xuất sắc đạt giải cao tại các cuộc thi cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Tại lễ tổng kết năm học, trường THPT Nam Sách đã trích kinh phí hàng chục triệu đồng để khen thưởng cho những tập thể, giáo viên và học sinh đạt thành tích  xuất sắc trong năm học 2016 – 2017.
Lễ tổng kết năm học 2016 - 2017 và tri ân, trưởng thành cho các em học sinh lớp 12 tại trường THPT Nam Sách 2 đã diễn ra trang trọng và trong không khí xúc động. Đây là dịp để đánh giá lại những thành tích nổi bật của thầy và trò nhà trường trong năm học 2016 - 2017, phát động thi đua trong năm học mới 2017 - 2018; đồng thời là dịp để các em học sinh khối lớp 12 tri ân đến các thầy cô giáo.

Tại buổi lễ, trường THPT Nam Sách 2 đã khen thưởng cho nhiều học sinh đạt giải tại các cuộc thi cấp Quốc gia, cấp tỉnh; đạt danh hiệu học sinh giỏi; giáo viên đạt thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi và tập thể các lớp, tổ chuyên môn đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua của nhà trường.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII)

Việc học và làm theo phong cách tiết kiệm, giản dị của Bác là nội dung đang được nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân lựa chọn.
Trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), việc học và làm theo phong cách tiết kiệm, giản dị của Bác là nội dung đang được nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân lựa chọn.
Từ việc nhỏ: Tại địa điểm đặt "Hũ gạo tình thương" của Chi hội Phụ nữ thôn Hậu Bổng (xã Quang Minh, Gia Lộc) nhiều chị em đang tíu tít đến xay xát gạo. Đã thành thói quen, sau khi xát gạo xong, mỗi chị đều xúc một vài bò gạo cho vào hũ. Xem trong sổ theo dõi, từ ngày 8.3, dịp phát động phong trào đến nay, đã có hơn 40 lượt chị ở Chi hội thôn Hậu Bổng ủng hộ gạo. Người nhiều thì 5-10 bò, người ít cũng 1-2 bò.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội ,  bảo hành tủ lạnh hitachi, trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi
Công ty TNHH một thành viên Tháp UBI (Công ty UBI) ở xã Kim Xuyên (Kim Thành) P2

15 hũ gạo tiết kiệm đã được đặt tại các gia đình hội viên làm nghề xay xát gạo để chị em trong toàn xã Quang Minh thực hành việc tiết kiệm. Là phụ nữ nông thôn không có điều kiện về kinh tế, nên chị em xã Quang Minh chọn việc tiết kiệm gạo để làm theo Bác như trước đây Bác đã từng nhịn ăn mỗi tuần một bữa để dành gạo cứu đói đồng bào.

Ở Phòng Hậu cần (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh), một trong những nội dung đột phá nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là thực hành tiết kiệm. Ở đây, việc tiết kiệm được thực hành triệt để dù đối với việc nhỏ như tiết kiệm điện, nước, đến tiết kiệm trang thiết bị, thời gian...

Để thực hành tiết kiệm điện, nước, ngay từ đầu năm, phòng gửi công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch tiết kiệm điện sử dụng hằng năm, quy định về sử dụng, thay thế, sửa chữa các trang thiết bị. Việc thực hành tiết kiệm điện, nước theo nguyên tắc: tắt hết thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc; cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng và hết giờ làm việc; tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên...; thường xuyên kiểm tra không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí nước... Phòng cũng thành lập một tổ chuyên giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các quy định trên; sáng tạo các mẫu áp phích, tranh, khẩu hiệu dán ở vị trí ổ điện, vòi nước để nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ. Ban hành quy chế xử lý vi phạm...

Toàn bộ các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đều thực hiện việc in giấy 2 mặt. Ngoài mức điện năng chi tiết được Quân khu 3 phân bổ theo cấp bậc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đều thực hành tiết giảm 10% điện năng tiêu thụ mỗi tháng theo định mức được giao. Phòng Hậu cần còn tiết kiệm chi phí bằng việc tăng gia sản xuất, khai thác tối đa diện tích canh tác, chăn nuôi, thâm canh tăng vụ, bảo đảm toàn đơn vị có đủ rau sạch, thịt lợn sạch...

Để sẻ chia: Nhận 10 kg gạo từ "Hũ gạo tiết kiệm" của Hội Phụ nữ xã, cụ Hồ Thị Nhớn (80 tuổi) ở thôn Đông Hào (xã Quang Minh) xúc động nghẹn ngào vì đúng lúc nhà vừa hết gạo ăn, hoàn cảnh của cụ lại đặc biệt khó khăn.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Công ty TNHH một thành viên Tháp UBI (Công ty UBI) ở xã Kim Xuyên (Kim Thành) P2

Những công nhân từng làm việc tại Công ty UBI nay mỗi người một nơi. Nhớ về thời gian làm việc tại đây, họ có cuộc sống khá ổn định, gần nhà. Nghĩ rằng đó là may mắn nên ai cũng tự nhủ phải cố gắng. Những lúc tăng ca, họ chỉ tranh thủ về ăn bữa cơm tối rồi lại làm cả đêm để công ty kịp giao hàng theo đơn của khách. Từ tháng 11.2011, công ty bắt đầu nợ lương công nhân. Dù cuộc sống chật vật những công nhân ở đây vẫn kiên trì bám trụ cùng doanh nghiệp vượt khó. Nhưng nỗ lực của họ cũng không cứu vãn được tình thế. Sau khi công ty dừng hoạt động, không chỉ bị nợ đọng tiền lương nhiều tháng, sổ bảo hiểm họ cũng không lấy ra được. Thậm chí đến thời điểm này, họ vẫn không biết rõ công ty đã đóng bảo hiểm cho mình đến ngày tháng năm nào, có đúng theo quy định hay không. Mỗi lần ốm đau hoặc lỡ có xảy ra tai nạn, những người công nhân này đều phải tự lo liệu.

Xem thêm: hãng bảo hành tủ lạnh hitachi,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nộibảo hành tủ lạnh hitachi     Công ty TNHH một thành viên Tháp UBI (Công ty UBI) ở xã Kim Xuyên (Kim Thành)
 
Không biết đến bao giờ: Vì cuộc sống, mỗi người tản mát một nơi nhưng anh em công nhân từng làm việc tại Công ty UBI vẫn thường xuyên giữ liên lạc. Họ có chung mong mỏi một ngày công ty hoạt động trở lại, làm ăn phát đạt để có cơ hội được trở về. "Tôi muốn có công việc ổn định, gần nhà như trước kia. Hơn nữa ở tuổi này, cơ hội để xin vào một công ty khác, phù hợp với khả năng của tôi không còn nhiều", anh Nguyễn Tuấn Đức, quê ở xã Hồng Lạc (Thanh Hà) nói.

Cùng suy nghĩ giống anh Đức, nhiều anh em khác vẫn coi Công ty UBI là mái nhà chung. Chưa lấy được lương và sổ bảo hiểm nhưng họ không bi quan mà tự nhủ rằng như thế mình vẫn còn là người của công ty, giai đoạn khó khăn chỉ tạm thời!? Mỗi lần về quê, các anh vẫn ghé qua công ty hỏi han, nghe ngóng tình hình. Họ vẫn thường xuyên gọi vào số điện thoại của lãnh đạo công ty. Dù chưa có bất kỳ một tín hiệu vui nào, song họ vẫn nuôi hy vọng, chờ đợi...
Trụ sở Công ty UBI hiện vẫn đóng cửa, chỉ có vài người bảo vệ làm nhiệm vụ trông coi. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, nguyên Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Công ty UBI đã báo cáo với UBND tỉnh xin tạm dừng hoạt động 2 năm. "Công ty tạm dừng hoạt động từ tháng 5.2016 đến tháng 5.2018. Chúng tôi cũng không nắm được sau khi hết hạn tạm dừng hoạt động, kế hoạch sản xuất của công ty như thế nào", ông Tuấn nói.

Công ty UBI là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, chuyên sản xuất cột tháp tuabin gió, đường ống áp lực, bình bồn áp lực, hệ thống kết cấu thép đặc biệt giàn khoan... Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước thời điểm đóng cửa, Công ty UBI có khoảng 230 lao động. Công ty nợ 14,8 tỷ đồng tiền lương công nhân làm việc các tháng rải rác từ năm 2011 - 2014. Ngoài ra còn khoản nợ đối với 40 công nhân nghỉ chờ việc.

Ông Tuấn cho biết thêm trước khi tạm dừng hoạt động, công ty mới thanh toán lương tháng 11.2011 cho công nhân, số còn lại vẫn nợ. Ngoài ra, sổ bảo hiểm của người lao động vẫn do công ty giữ.

Ông Vũ Đức Khiên, Trưởng Phòng Khai thác và thu nợ Bảo hiểm xã hội tỉnh xác nhận Công ty UBI là 1 trong 2 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm lớn nhất tỉnh với số tiền trên 7,5 tỷ đồng. "Năm 2014, chúng tôi đã khởi kiện doanh nghiệp này ra tòa. Phía doanh nghiệp xin rút đơn, kèm theo lộ trình trả nợ nhưng đến nay họ vẫn chưa thực hiện được", ông Khiên nói. Hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đã báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng, chờ giải quyết.
Trước những thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh và đại diện của Công ty UBI, sự chờ đợi của những công nhân trên vẫn từng ngày trôi qua trong vô vọng.

Công ty TNHH một thành viên Tháp UBI (Công ty UBI) ở xã Kim Xuyên (Kim Thành)

Công ty TNHH một thành viên Tháp UBI (Công ty UBI) ở xã Kim Xuyên (Kim Thành) đã tạm dừng hoạt động, khiến hàng trăm công nhân rơi vào tình cảnh khốn khó.
Không chỉ nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, từ tháng 5.2016 đến nay, Công ty TNHH một thành viên Tháp UBI (Công ty UBI) ở xã Kim Xuyên (Kim Thành) đã tạm dừng hoạt động, khiến hàng trăm công nhân rơi vào tình cảnh khốn khó.

Xem thêm:   trạm bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa chữa tủ lạnh hitachi ,   trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi 
Giá lợn giảm sâu không chỉ khiến người nuôi thua lỗ

Bươn chải mưu sinh: Khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được anh Nguyễn Văn Thái quê ở xã Việt Hưng (Kim Thành) trong ngày cuối tuần anh tranh thủ về thăm gia đình. Vốn là thợ hàn của Công ty UBI với mức lương 6,8 triệu đồng/tháng, nay anh trở thành thợ xây, đi theo công trình khắp các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nội...

Nhà có 6 người, bố mẹ anh Thái tuổi đã cao, quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng. Các con đến tuổi ăn học, chi tiêu tốn kém. "Vợ tôi là công nhân may ở gần nhà, thu nhập 3 triệu đồng/tháng, chỉ đủ lo bữa cơm rau mắm qua ngày cho cả nhà", anh Thái nói. Mong muốn cùng vợ gánh vác kinh tế gia đình, anh Thái đã từng tới nhiều công ty xin việc. Nhưng ở tuổi 43, anh không còn nhiều cơ hội. Vậy nên đâu có việc, anh cũng đi. "Phải xa quê làm ăn cũng là điều bất đắc dĩ. Tôi vẫn lo khi mình vắng nhà, mọi công việc đều đổ dồn lên vai vợ. Nhưng nếu cứ ở nhà không có việc làm thì tôi biết lấy gì lo cho gia đình?", anh Thái cho biết thêm.

Công việc của anh Thái rất bấp bênh, có tháng chỉ 15 ngày có việc làm, làm ngày nào hưởng công ngày đó chứ không phải đến tháng lĩnh lương như khi còn làm việc ở Công ty UBI. Mỗi ngày công của anh được khoảng 150.000-200.000 đồng. Mỗi bữa anh chỉ dám ăn 15.000 đồng. Sau khi trừ tiền ăn, chi phí đi lại, mỗi tháng anh dành dụm từ 2,5-3 triệu đồng đưa cho vợ lo bữa ăn, quyển sách cho con. Công việc dãi nắng, dầm mưa lại nguy hiểm đến tính mạng mỗi khi trèo giàn giáo... Thu nhập thấp đã đành, anh còn không được chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.

Tình cảnh của anh Nguyễn Đình Tuấn, xã Tuấn Hưng (Kim Thành) cũng không khác anh Thái là mấy. Từ ngày Công ty UBI dừng hoạt động, anh Tuấn đi làm công nhân đóng tàu cho một vài doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lúc hết việc anh nhận bắn mái tôn thuê khi ở Hải Phòng, lúc ở Hưng Yên. Theo như cách nói của anh là "đi bới việc, kiếm đồng". Việc không đều, thu nhập cũng chỉ tương đương mức thu nhập của anh Thái. "Năm ngoái, tôi có vay thêm của anh em ít tiền, đầu tư xây chuồng trại nuôi lợn. Vừa nuôi được 1-2 lứa, giá lợn đã xuống dốc không phanh khiến tôi càng thêm khó khăn", anh Tuấn ngao ngán. Có lúc anh nghĩ do vận mình đen nên làm gì cũng thất bại. Anh từng tới Công ty TNHH May Tinh Lợi xin việc nhưng chuyên môn của một thợ hàn như anh không phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp tuyển dụng.

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Giá lợn giảm sâu không chỉ khiến người nuôi thua lỗ

Giá lợn giảm sâu không chỉ khiến người nuôi thua lỗ mà còn kéo theo nhiều đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi đứng bên bờ vực phá sản.
Vắng khách: Xã Cổ Dũng (Kim Thành) là một trong những địa phương có nhiều trang trại chăn nuôi lợn của tỉnh. Thế nhưng những ngày này, các đại lý thức ăn chăn nuôi (TACN) ở đây đều trong tình trạng vắng khách. Ông Nguyễn Quý Hiển ở thôn Bắc, chủ đại lý cấp 1 chuyên cung cấp TACN cho biết: "Trước đây, trung bình mỗi tháng cửa hàng nhà tôi bán được hơn 100 tấn TACN. Nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, sản lượng sụt giảm chỉ còn 50 tấn, người mua chủ yếu là người nuôi gia cầm". Hiện tại ông Hiển chỉ dám bán cám cho khách có tiền trả ngay, còn hộ mua chịu ông đều phải từ chối do không gánh nổi nợ.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi tại hà nội , sua tu lanh hitachi tai ha noi ,  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi
Công an yêu cầu đưa xe về trạm cân để kiểm tra tải trọng

Đại lý TACN của anh Nguyễn Quý Quý cũng trong tình trạng ế ẩm, sản lượng bán ra sụt giảm 50% so với trước. "Thời điểm này, khách hàng chủ yếu mua cám dành cho lợn nái và cám tập ăn cho đàn lợn con, nhưng số lượng rất ít. Để giảm chi phí thức ăn, nhiều hộ nuôi còn mua ngô, nguyên liệu về tự xay, trộn nên lượng khách giảm đáng kể", anh Quý nói.

Các đại lý TACN ở xã Thái Dương (Bình Giang) cũng rơi vào cảnh lao đao do không thu được nợ. Theo anh Phạm Văn Miên, chủ đại lý TACN cấp 1 ở thôn Hà Đông thì hiện nay, các đại lý TACN đều vắng khách. "Hiện tôi vẫn cung cấp cám cho 130 hộ có số nợ không quá lớn để duy trì số đàn trong trang trại. Trong lúc này chúng tôi cũng phải chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi", anh Miên nói.

Nguy cơ phá sản: Hải Dương là tỉnh xếp thứ 4 khu vực đồng bằng sông Hồng về tổng đàn lợn, nên có hàng nghìn đại lý TACN. Khi giá lợn giảm sâu, các đại lý cũng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phá sản. Bởi phần lớn các đại lý đều bán cám cho người nuôi theo hình thức trả chậm từ 6 tháng đến 1 năm. Trong khi đó, để trở thành đại lý cho các công ty sản xuất, chế biến TACN thì thông thường các đại lý phải có ít nhất 2 tỷ đồng vốn lưu động.

Ông Nguyễn Hữu Tá, một trong những đại lý kinh doanh TACN lớn nhất huyện Kim Thành cho biết mỗi tháng đại lý của gia đình ông cung cấp ra thị trường khoảng 400 tấn cám, với số vốn hơn 4 tỷ đồng. Từ Tết Nguyên đán tới nay, giá lợn giảm, sản lượng cám bán ra chỉ còn 300 tấn/tháng. Từ cuối năm 2016 đến nay, số vốn của gia đình ông Tá còn mắc kẹt trong các trang trại chưa thể thu hồi lên tới gần 10 tỷ đồng. "Người nuôi thua lỗ nên họ không có tiền để trả chúng tôi. Tình trạng này cứ kéo dài có lẽ tôi cũng phá sản. Mỗi tháng tôi phải chạy vạy khắp nơi để có gần 2 tỷ đồng lấy cám", ông Tá than thở.
Không chỉ ông Tá mà đại lý cám của anh Miên ở thôn Hà Đông cũng lâm vào cảnh cụt vốn. "Đại lý bán hàng trả chậm cho người chăn nuôi, nhưng khi nhập hàng chúng tôi đều phải trả tiền ngay. Vì thế, có thời điểm, tôi phải vay ngân hàng tiền tỷ, thậm chí là vay nóng để trả cho công ty cung cấp cám", anh Miên nói.
Trước tình cảnh đó, Nhà nước và các công ty sản xuất, chế biến TACN cần có những giải pháp để giúp người chăn nuôi và đại lý TACN vượt qua khó khăn này.

Công an yêu cầu đưa xe về trạm cân để kiểm tra tải trọng

Công an yêu cầu đưa xe về trạm cân để kiểm tra tải trọng nhưng lái xe không đồng ý mà còn yêu cầu lực lượng CSGT phải mang cân xách tay cân tại chỗ.
Sáng 19.5, Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Hải Dương phối hợp với Thanh tra giao thông (Sở Giao thông vận tải) phạt hành chính Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Vina (cụm công nghiệp Nam Sách) 4 triệu đồng về việc xếp hàng hóa vượt quá tải trọng.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi tai ha noi , sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bao hanh tu lanh hitachi
Giải bóng bàn vô địch toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35

Trước đó, hồi 15 giờ 45 ngày 17.5, tại Km 34+800 quốc lộ 5đoạn qua cửa hàng bán lẻ xăng dầu Quán Gỏi (Bình Giang), tổ công tác Trạm CSGT Hải Dương phát hiện ô tô tải 19C-066.55 do Nguyễn Văn Hai (sinh năm 1987, ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) lái đang lưu thông hướng Hải Dương - Hà Nội có dấu hiệu chở hàng hóa quá tải.

Công an yêu cầu đưa xe về trạm cân để kiểm tra tải trọng nhưng Hai không đồng ý mà còn yêu cầu lực lượng CSGT phải mang cân xách tay cân tại chỗ. Do CSGT của tỉnh không được trang bị cân xách tay nên tổ công tác đã giải thích, vận động, thuyết phục Hai đưa xe về trạm cân của Thanh tra giao thông nhưng lái xe không hợp tác. Sau đó, Hai bỏ lên cabin đóng cửa xe lại và liên tục gọi điện thoại, quay chụp, đòi xem kế hoạch kiểm tra xe quá tải…

Đến 22 giờ 50 cùng ngày, lực lượng chức năng lập biên bản niêm phong phương tiện và đề nghị Thanh tra giao thông hỗ trợ đưa xe về trạm cân. Đến 3 giờ 20 ngày 18.5, Hai mới đưa xe về trạm cân để kiểm tra. Kết quả cho thấy xe chở quá tải 67%.
Đây không phải lần đầu Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Vina xếp hàng hóa vượt quá tải trọng lên các phương tiện. Tháng 3 vừa qua, doanh nghiệp này cũng bị Thanh tra giao thông xử phạt 3 triệu đồng về hành vi trên.
Chiều 19.5, Hội Phụ nữ (HPN) huyện Ninh Giang đánh giá kết quả 5 năm thực hiện các mô hình "Phụ nữ Ninh Giang làm theo lời Bác".  
Trong 5 năm qua, các cấp HPN huyện Ninh Giang đã tổ chức và phối hợp tổ chức 211 buổi tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, học tập các Chỉ thị, chuyên đề làm theo Bác cho12.771 lượt phụ nữ. Có 97 trong tổng số 110 Chi hội Phụ nữ tổ chức sinh hoạt chuyên đề về tấm gương Bác Hồ, thu hút 36.733 lượt hội viên, phụ nữ tham gia.
Các cấp HPN huyện Ninh Giang đã xây dựng nhiều mô hình học tập theo gương Bác. Thực hiện mô hình "Tiết kiệm làm theo Bác giúp nhau giảm nghèo bền vững”, HPN huyện đã tiết kiệm 98 triệu đồng cho 12 phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế; 100% số tổ chức hội cơ sở đã vận động 33.935 cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia tiết kiệm gần 24 tỷđồng, cho 1.366 lượt phụ nữ vay vốn.
   
Từ các hình thức tiết kiệm như "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm", "Hũ gạo tiết kiệm", "Tiết kiệm của cán bộ hội", "Tiết kiệm tại chi, tổ hội", "Tiết kiệm tại các tổ, nhóm phụ nữ góp vốn quay vòng", "Tiết kiệm từ Ngân hàng Chính sách xã hội", "Tiết kiệm từ thu gom phế liệu"... các cấp HPN huyện Ninh Giang đã thu hơn 16 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hơn 1.300 lượt hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế, giúp đỡ 246 lượt phụ nữ nghèo, khuyết tật, phụ nữ cao tuổi.
   
Thực hiện phong trào “Phụ nữ xây dựng đời sống mới”, toàn huyện xây dựngđược 167 mô hình “5 trong 1” với 575 chị tham gia, đã giúp 54 chị có điều kiện tăng gia sản xuất, 21 chịxây dựng gia đình hạnh phúc,17 chị tích cực tham gia công tác xã hội,43 gia đình thực hiện ăn ở vệ sinh.
Tại hội nghị, HPN huyện tổ chức tọa đàm "Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ Hội Phụ nữ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Các ý kiến tập trung sửa đổi các chuẩn mực để sát với chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện...

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Giải bóng bàn vô địch toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35

Giải bóng bàn vô địch toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35 đang đi đến hồi kết nên hầu hết các trận đấu đều diễn ra gay cấn, hấp dẫn.
Kịch tính trận đấu của Nguyễn Văn Ngọc: Tối 19.5, các trận đấu nội dung đôi nam, đôi nữ, đơn nam, đơn nữ tiếp tục diễn ra tại Nhà Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hải Dương. Các tay vợt mạnh đều dành quyền đi tiếp.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi ,  sua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi                
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại thị trấn Chư Sê

Không nằm ngoài dự đoán, ở tứ kết nội dung đôi nam, 2 tay vợt được xếp hạng hạt giống Đoàn Bá Tuấn Anh - Nguyễn Hoàng Chung (Vicem Hoàng Thạch Hải Dương) đã không mấy khó khăn khi hạ cặp đôi Đặng Trần Phú - Đặng Trần Duy (TP Hồ Chí Minh) 3 - 1 (tỷ số các séc: 9 - 11, 11 - 9, 11 - 6 và 11 - 5).
Không có được niềm vui như Tuấn Anh – Hoàng Chung, 2 tay vợt Vũ Quang Hiền - Nguyễn Xuân Hiện của đội chủ nhà đã thua Phan Huy Hoàng – Tạ Hồng Khánh (liên quân Vĩnh Long - Hà Nội T&T) 1 - 3. Ở trận đấu này, cặp đôi của Vicem Hoàng Thạch Hải Dương tưởng như sẽ có một trận đấu thuận lợi khi thắng cách biệt đối thủ 11 - 2 trong séc đầu tiên. Nhưng tinh thần hưng phấn của bộ đôi này đã không được thể hiện sau đó khi để đối thủ thắng liền 3 séc sau với các tỉ số 11 – 6, 11 – 4 và 11 – 7.

Tại tứ kết nội dung đôi nữ, Vicem Hoàng Thạch Hải Dương chỉ có 1 đôi góp mặt ở bán kết, đó là Vũ Thị Hà - Đinh Thị Huệ. Cặp đôi này thắng Nguyễn Thị Nga – Phạm Dạ Thảo (Hà Nội) 3 – 0 ở tứ kết. Hai cặp đôi của chủ nhà phải dừng bước tại tứ kết là Trần Minh Ánh – Bùi Ngọc Lan thua Hồ Phương Uyên – Nguyễn Ngọc Yến Nhi (TP Hồ Chí Minh) 0 – 3; Đinh Thị Hằng – Trần Ngọc Hân thua Phạm Thị Thiên Kim – Phan Hoàng Tường Giang (Công an) 2 – 3.
Tại vòng 3 nội dung đánh đơn, hầu hết các tay vợt mạnh của đội chủ nhà đều giành quyền đi tiếp. Ở nội dung đơn nam: Vũ Quang Hiền thắng Hà Hữu Khang (Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh) 4 – 1; Đoàn Bá Tuấn Anh thắng Vũ Ngọc (TP Hồ Chí Minh) 4 – 0; Nguyễn Hoàng Chung thắng Nguyễn Văn Huấn (Hà Nội) 4 – 1; Nguyễn Đức Tuân thắng Phan Huy Hoàng (Hà Nội T&T) 4 – 0.

Đáng chú ý nhất trong loạt trận đấu nội dung đơn nam tối 19.5 là cuộc đối đầu giữa tay vợt Nguyễn Văn Ngọc (Vicem Hoàng Thạch Hải Dương) và Dương Văn Nam (Quân đội).

Trận đấu này kéo dài hơn 1 giờ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tay vợt chủ nhà được đánh giá yếu hơn nhưng đã thắng séc đầu với cách biệt 11 - 6. Ở các séc 2,3 và 4,Văn Ngọc đã liên tiếp để thua đối thủ 11 - 8, 11 - 9, 11 - 4. Sau đó, Văn Ngọc lấy lại bình tĩnh và triển khai lối chơi đa dạng nên đã thắng liền 3 séc còn lại với tỉ số 11 - 5, 15 - 13 và 12 - 10. Chung cuộc, Văn Ngọc thắng kịch tính Văn Nam với tỉ số 4 - 3
Thêm một séc đấu có tỉ số cao kỷ lục: Ở nội dung đơn nữ, các tay vợt mạnh của chủ nhà Vicem Hoàng Thạch Hải Dương đều giành quyền đi tiếp. Đáng chú ý nhất là trận đấu giữa Đinh Thị Huệ gặp Hồ Phương Uyên (TP Hồ Chí Minh). Đối thủ được đánh giá mạnh hơn nên dễ hiểu sau 2 séc đầu tiên, Huệ để thua Uyên cùng với tỉ số 5 - 11. Séc thứ 3 then chốt, tay vợt chủ nhà nhen nhóm cơ hội san bằng cách biệt khi thắng lại 11 - 9. Trên đà thi đấu hưng phấn nhưng Huệ lại thi đấu kém may mắn và để đối phương thắng 11 - 8 trong séc 4. Séc thứ 5 - séc đấu quyết định trận đấu, Huệ đánh như “lên đồng” và khiến đối thủ gác vợt với tỷ số 5 - 11. Séc 6 chứng kiến 2 thay vợt thi đấu giằng co, quyết liệt và trong thời khắc quyết định, Huệ đã giành chiến thắng 20 - 18. Séc thứ 7, Phương Uyên xuống sức và bị tâm lý nên dễ dàng bị tay vợt chủ nhà đánh bại với tỷ số 11 - 6. Chung cuộc, Đinh Thị Huệ thắng Phương Uyên 4 – 3.
Xét về góc độ nội dung thi đấu dành cho nữ thì Huệ và Uyên đã tạo ra kỷ lục séc đấu có điểm số cao nhất từ trước tới nay ở một giải cấp quốc gia”, bà Lê Kinh Hạnh, Thư ký Giải bóng bàn vô địch toàn quốc báo Nhân dân cho biết.
 Kết quả một số nội dung đơn nữ có sự góp mặt của các tay vợt chủ nhà Vicem Hoàng Thạch Hải Dương: Đinh Thị Hằng thắng Vũ Hoài Thanh (Quân đội) 4 – 0; Bùi Ngọc Lan thắng Tăng Lệnh Kiều (Vĩnh Long) 4 – 0. 3 tay vợt chủ nhà bị loại là Trần Ngọc Hân, Vũ Thị Thu Hà, Trần Minh Ánh.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại thị trấn Chư Sê

Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (Gia Lai) ngày 7.5 đã cướp đi sinh mạng của 13 người tính đến 19 giờ cùng ngày và làm 32 người bị thương. Thông tin lan truyền trên báo chí cho hay lái xe tải đã chạy với tốc độ hơn 100km/giờ trên 20 km trước khi lao vào xe khách.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành tủ lạnh samsung
Người ta thường có ấn tượng "khái nhau là chị em dâu"

Những tai nạn kinh hoàng như thế đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người tham gia giao thông. Người ta thường gọi những chiếc xe chạy quá tốc độ, mất lái là xe "điên”. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2016 cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. Trong đó có 9% số vụ TNGT xảy ra do lái xe chạy quá tốc độ cho phép. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng nhận định TNGT đường bộ liên quan đến vi phạm quy định về tốc độ đang có xu hướng gia tăng mà nguyên nhân chính, trực tiếp là ý thức của người điều khiển phương tiện. Tại Hải Dương cũng đã có nhiều vụ TNGT thương tâm xảy ra khi xe "điên” lao thẳng vào người đi xe máy, người đi bộ hay lao lên vỉa hè. Gần đây nhất là vụ tai nạn xảy ra lúc 15 giờ ngày 30.4 tại Quảng trường Độc Lập (TP Hải Dương). Xe ô tô 34A-169.47 của anh Đặng Văn Khoa (sinh năm 1962, trú tại phố Tuệ Tĩnh, TP Hải Dương) đi trên đường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) theo hướng ngã tư Đông Thị - Quảng trường Độc Lập do không làm chủ được tốc độ đã va chạm với 3 xe mô tô, 1 xe máy điện và chỉ dừng lại khi đâm vào bùng binh. Vụ tai nạn khiến 2 người điều khiển xe mô tô đang phải điều trị tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trong đó có một người bị thương khá nặng.

Có nhiều lý do khiến người điều khiển phương tiện vi phạm. Có lái xe vì áp lực tăng chuyến, bảo đảm tiến độ giao hàng. Có người vì sử dụng rượu bia, ma túy nên không làm chủ được tốc độ. Cũng có người vì coi thường pháp luật, muốn thể hiện “máu anh hùng”, cố tình phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng. Và cũng có khi do hệ thống biển báo giới hạn tốc độ bị che khuất, đoạn đường bị giới hạn tốc độ không hợp lý khiến nhiều lái xe vô tình vi phạm. Thực tế, số người vi phạm vẫn tăng còn do việc xử lý chưa nghiêm. Tình trạng “gọi điện thoại cho người thân” nhờ can thiệp để miễn hoặc giảm số tiền xử phạt hành chính do vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến, trong đó có lỗi vi phạm về tốc độ. Thậm chí không loại trừ trường hợp cán bộ các cơ quan thực thi pháp luật cũng vi phạm, không nêu gương trước quần chúng nhân dân vì cho rằng mình sẽ không bị xử lý.

“Chỉ cần giảm 5% tốc độ xe chạy trung bình, chúng ta có thể giảm 30% số vụ tai nạn chết người”, một chuyên gia trong lĩnh vực an toàn giao thông cho biết. Vấn đề ở chỗ trong khi nhiều người luôn ý thức làm chủ tốc độ, làm chủ tay lái của mình khi điều khiển xe ô tô, xe máy vì an toàn tính mạng của bản thân và người đi đường thì cũng có một bộ phận không nhỏ chưa coi trọng việc này. Tuần lễ An toàn đường bộ lần thứ 4 do Liên hợp quốc phát động có chủ đề “Tốc độ” diễn ra từ ngày 8 đến 14.5 năm nay với các thông điệp “Nhanh một phút - chậm cả đời” hay “Tuân thủ tốc độ quy định khi lái xe”. Để không còn cảnh xe "điên” gây tai nạn thảm khốc trên các tuyến đường, cướp đi sinh mạng của hàng chục người mỗi vụ, việc tuân thủ quy định về tốc độ phải luôn được đặt lên hàng đầu, chứ không riêng trong tuần lễ an toàn đường bộ. Đã đến lúc cần kiểm soát nghiêm ngặt việc lái xe sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia, chạy quá tốc độ quy định. Kiên quyết tước bằng lái với người cố tình vi phạm. Về lâu dài cần rà soát việc cắm các biển báo giới hạn tốc độ, bảo đảm biển đặt ở vị trí dễ quan sát, tốc độ giới hạn đưa ra phù hợp với từng tuyến đường và quy định của pháp luật.

Người ta thường có ấn tượng "khái nhau là chị em dâu"

Người ta thường có ấn tượng "khái nhau là chị em dâu", nhưng tình cảm giữa chị Lan và Huệ thì không thế. Lan về làm dâu trưởng từ cách đây bốn năm. Chồng yêu chiều đã đành, Lan còn được lòng cả mẹ chồng và chú em trai còn đang tuổi bay nhảy. Ngày ngày Lan cơm dẻo canh ngọt, nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Tưởng như trong nhà êm ấm, không một điều tiếng gì. Kỳ thực, Lan có mối khổ tâm riêng. Mẹ chồng đôi lúc nhìn con dâu, chép miệng thở dài.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi o dausua chua tu lanh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi
Huyện Nam Sách có kế hoạch gieo cấy 4.527 ha lúa, giảm 50,4 ha

Cho đến khi chú em chồng cưới Huệ về thì Lan tựa như có bạn. Hai chị em dâu quấn túm lấy nhau. Lan mới bộc bạch nỗi lòng: "Chị đi khám đủ các bệnh viện rồi! Chị không thể..." Huệ chỉ biết động viên chị: "Thế nào cũng có".
Một năm sau, Huệ sinh cậu con trai kháu khỉnh. Từ bà nội đến hai bác và bố mẹ rất yêu quý, cứ luôn mồm gọi "cu Bi". Bác trai và bác Lan cứ rỗi rãi là ôm lấy cu Bi. Bà nội nhìn cu Bi, lại liếc mắt qua cô con dâu trưởng... Bố cu Bi thì phởn phơ, suốt ngày đi với bạn bè, lúc nào cũng say sưa... Huệ mừng vì có con trai, nhưng lại lo lo khi nghĩ về chồng. Rồi cái lo ấy lại thành sự thật phũ phàng: chồng cô bị tai nạn giao thông tử vong. Thật không ngờ, tấm khăn tang oan nghiệt lại sớm quấn lên đầu người vợ còn đang mơn mởn xuân xanh.

Chính những giây phút đau buồn ấy, Lan trở thành người an ủi lớn nhất đối với Huệ. Lan ôm lấy cu Bi, dỗ dành: "Ngoài mẹ Huệ, cu Bi còn có mẹ Lan. Bác trai cũng là bố cu Bi". Những ngày tháng đó, quả nhiên người anh chồng rất quan tâm đến cả hai mẹ con Huệ, làm người em dâu bỗng thấy khó xử. Đôi lúc, cứ nhìn thấy ông anh chồng bồng bế con mình, Huệ lại đảo mắt đi nơi khác. Cho đến một hôm, Lan tâm sự thật lòng: "Nếu em thấy được thì chị sẽ thưa với mẹ để em danh chính ngôn thuận... Em thay chị, sinh cho anh một đứa con, cho cu Bi có anh có em. Như thế, chị khỏi áy náy suốt đời...".

Nghe chị dâu nói, Huệ đỏ bừng mặt. Huệ ôm lấy chị Lan, vừa thương chị, lại vừa cảm phục chị. Nhưng Huệ thấy cần phải suy nghĩ lại. Mấy hôm sau, Huệ xin phép mẹ chồng và anh chị để về bên nhà mẹ đẻ ít ngày. Lan đưa Huệ ra cổng, nói với theo: "Em nghĩ cho kỹ... Em thương chị, em nhé!".

Hai mẹ con Huệ cứ líu ríu, mãi mới chia tay được. Thực lòng Huệ đã có quyết định rồi: Chị Lan là người tốt, cô không thể xen vào hạnh phúc vợ chồng của chị ấy.

Huyện Nam Sách có kế hoạch gieo cấy 4.527 ha lúa, giảm 50,4 ha

Vụ mùa năm nay, huyện Nam Sách có kế hoạch gieo cấy 4.527 ha lúa, giảm 50,4 ha so với vụ mùa năm trước.
Nguyên nhân do huyện chuyển một phần đất cấy lúa sang trồng rau màu và đất giãn dân...
Hơn 50% diện tích vụ này gieo cấy các giống lúa chất lượng cao như nếp 97, nếp DT22, Bắc thơm số 7 KBL, Nàng xuân, RVT... Huyện quy hoạch 38 vùng sản xuất các giống lúa chất lượng cao, mỗi vùng từ 10 ha trở lên với tổng diện tích 380 - 400 ha; quy hoạch 2 vùng quy mô 30 ha trở lên có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi ,sua tu lanh hitachi tai ha noibảo hành tủ lạnh hitachi                
UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng, chống úng
 
Vụ mùa năm nay, Nam Sách chủ trương gieo cấy trà sớm chiếm từ 30 - 35% diện tích cả vụ, còn lại là trà trung; tỷ lệ mạ sân và gieo vãi chiếm trên 96%; toàn bộ diện tích làm đất bằng máy.
Huyện cũng phấn đấu gieo trồng từ 535 ha  rau màu hè thu trở lên, trong đó trên 84% là các cây có giá trị kinh tế cao như cà chua, bí xanh, dưa, hành.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1.800 ha lúa xuân nhiễm bệnh khô vằn với tỷ lệ bệnh từ 5-25% số dảnh.
Cá biệt có diện tích nhiễm 50% số dảnh, tập trung tại các huyện Bình Giang, Nam Sách, Cẩm Giàng. Mức độ bệnh hại và phạm vi gây hại cao hơn cùng kỳ năm trước. Bệnh phát sinh trên những diện tích lúa cấy dày, xanh tốt, bón phân không cân đối và thường xuyên mất nước.

Để không ảnh hưởng tới năng suất lúa, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi mức độ bệnh hại. Khi tỷ lệ bệnh đạt từ 10-15% số dảnh trở lên phải phun trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Trong ngày đầu ra quân, ngoại trừ đội nữ Hải Dương 2, các đội nữ Hải Dương 1, nam Hải Dương 1 và nam Hải Dương 2 đều thi đấu thành công.
Ngày 15.5, lượt trận đầu tiên Giải vô địch bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35 năm 2017 tranh Cúp PetroVietNam – Đạm Cà Mau đã diễn ra tại Nhà Thi đấu thể dục thể thao Hải Dương.

Trong ngày đầu ra quân, chỉ có đội nữ Hải Dương 2 nhận thất bại 0 - 3 trước Quân đội, còn lại các đội nữ Hải Dương 1, nam Hải Dương 1 và nam Hải Dương 2 đều thi đấu thành công.

Buổi sáng, đội nữ Hải Dương 1 dễ dàng đánh bại nữ Lâm Đồng với tỷ số 3 - 0. Các tay vợt mang về chiến thắng cho đội chủ nhà là Vũ Thị Thu Hà, Đinh Thị Huệ và Đinh Thị Hằng. Đội nam Hải Dương 2 cũng giành chiến thắng 3 - 0 trước đội nam Lâm Đồng với sự xuất sắc của các tay vợt Nguyễn Xuân Hiện, Vũ Quang Hiền và Bùi Việt Long
Chiều cùng ngày, đội nam Hải Dương 1 với sự góp mặt của 3 tay vợt là Đoàn Bá Tuấn Anh, Nguyễn Đức Tuân và Nguyễn Văn Ngọc cũng không gặp mấy khó khăn khi giành thắng lợi chung cuộc 3 - 0 trước đối thủ Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Trận đấu còn lại giữa đội nam Hải Dương 2 và Đà Nẵng gặp đôi chút khó khăn khi tay vợt chủ nhà Nguyễn Xuân Hiện để thua Võ Hữu Quốc với tỷ số 2 - 3. Tuy nhiên, hai đồng đội của anh là Bùi Việt Long, Vũ Quang Hiền đã giành được chiến thắng với cùng tỷ số 3 - 2 trước đối thủ, qua đó giúp đội nam Hải Dương 2 vượt qua Đà Nẵng với tỷ số chung cuộc 4 - 1.
Sáng 16.5, lượt trận thứ 2 Giải vô địch bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 35 tiếp tục diễn ra. Buổi sáng, nam Hải Dương 1 gặp Hải Phòng, nữ Hải Dương 2 gặp Hà Nội T&T. Buổi chiều, nam Hải Dương 2 gặp Hà Nội T&T 2, nữ Hải Dương 1 gặp Bộ Công an.

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng, chống úng

Chiều ngày 10/5, UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng, chống úng và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra năm 2017; kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2017 và vụ đông 2017 – 2018. Đồng chí Nguyễn Tiến Khắc - Phó Chủ tịch UBND huyện dự chỉ đạo hội nghị.

Xem thêm:  sửa tủ lạnh hitachi ,bao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh samsung
Đoàn công tác của Ban an toàn giao thông tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Quang

Trên cơ sở dự báo về thời tiết mưa bão năm 2017, UBND huyện đã triển khai kế hoạch phòng chống úng nội đồng với những nhiệm vụ và biện pháp cụ thể: Thành lập Ban chỉ huy phòng, chống úng nội đồng năm 2017, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; xây dựng kế hoạch phòng, chống úng và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra với phương châm chủ động phòng, chống úng đạt hiệu quả cao trong mọi tình huống, thực hiện phải nghiêm túc, đúng phương án tiêu úng đề ra, đảm bảo kịp thời và an toàn hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do úng ngập gây ra đối với sản xuất và đời sống. Tiến hành tu sửa các công trình phục vụ chống úng, chuẩn bị sẵn sàng máy móc thiết bị, vật tư kịp thời tiêu úng trong mọi tình huống. Kế hoạch chống úng vụ mùa được phân làm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 từ ngày 15/5 đến 9/6 giai đoạn bắt đầu thu hoạch vụ chiêm; giai đoạn 2 từ ngày 10/6 đến 15/7 giai đoạn gieo cấy vụ mùa; giai đoạn 3 từ ngày 16/7 đến 15/9 giai đoạn trọng điểm của tiêu úng; giai đoạn 4 từ ngày 16/9 đến 31/10 giai đoạn lúa mùa trỗ và vào hạt chủ động phòng, tiêu úng các trận mưa gây úng cuối vụ. Biện pháp tiêu phải khoanh vùng, chủ yếu là dùng biện pháp tiêu động lực kết hợp tháo tự chảy qua các cống dưới đê và cống Tiền Trung.
Về kế hoạch sản xuất vụ mùa năm nay, huyện tập trung chỉ đạo nhân dân gieo cấy 4.527 ha, giảm 50,4 ha so với vụ mùa năm trước. Diện tích giảm này do chuyển sang trồng rau mầu và chuyển sang mục đích sử dụng khác như đất giãn dân… Trong đó có trên 50% lúa chất lượng cao gồm Nếp 97, Nếp DT22, Bắc thơm số 7 KBL, Nàng xuân, RVT, Thiên ưu 8,… Năng suất bình quân phấn đấu đạt 60 tạ/ha. Thực hiện quy hoạch 38 vùng sản xuất quy mô 10 ha trở lên /vùng với tổng diện tích 380 - 400 ha các giống lúa giá trị kinh tế cao; quy hoạch 2 vùng quy mô 30 ha trở lên có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Xây dựng mô hình sản xuất một số giống lúa mới chất lượng mới quy mô 2 ha/vùng để đánh giá, làm cơ sở cho việc tiếp thu và đưa ra đại trà ở các vụ tiếp theo. Vụ mùa năm nay, huyện có chủ trương gieo cấy từ 30 - 35% diện tích trà mùa sớm còn lại là diện tích trà mùa trung, kiên quyết chỉ đạo không gieo vãi bằng giống lúa ngắn ngày xuống vùng bãi trũng; tỷ lệ mạ sân và gieo vãi trên 96%, 100% diện tích làm đất bằng máy.
Đối với rau màu hè thu, huyện phấn đấu gieo trồng từ 535 ha trở lên, trong đó trên 84% cây có giá trị kinh tế cao gồm cà chua, bí xanh, dưa, hành mủa…

Đoàn công tác của Ban an toàn giao thông tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Quang

Chiều 11/5, Đoàn công tác của Ban an toàn giao thông tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Quang - Giám đốc Đài PTTH tỉnh làm trưởng đoàn đã về kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020” tại huyện Nam Sách

Xem thêm:sua tu lanh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Hồ Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng một số thành viên Ban an toàn giao thông huyện
Tại buổi làm việc, sau khi nghe Ban an toàn giao thông huyện báo cáo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện thời gian qua và việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020”, đồng thời kiểm tra thực tế tại một số điểm nút giao thông trên địa bàn huyện Nam Sách, Đoàn kiểm tra của tỉnh đã đánh giá: Trong thời gian qua, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được cấp ủy, chính quyền từ huyện Nam Sách quan tâm chỉ đạo; công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả, nhất là tuyên truyền qua hệ thống phát thanh- truyền thanh; công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông của lực lượng chức năng được tăng cường; huyện đã tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020”, Nam Sách đã kiện toàn lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời xây dựng kế hoạch và phân công rõ trách nhiệm cho từng ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn nhằm từng bước thực hiện tốt mục tiêu của Đề án trên địa bàn huyện.

Đoàn kiểm tra của tỉnh đề nghị trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, từng bước kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, bởi an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh

Chiều 11/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 4/2017. Tham dự có đại diện các cơ quan báo chí của tỉnh, báo chí trung ương thường trú tại tỉnh Hải Dương và khu vực.
Theo báo cáo tại hội nghị, trong tháng 4, các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động. Nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin địa chúng đã có nhiều đổi mới, đúng trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả hơn. Các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn và tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đã được các cơ quan báo chí bám sát để tuyên truyền đúng định hướng.  Tuy nhiên, công tác phối hợp tuyên truyền giữa các cơ quan báo chí và các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ tin, bài phản ánh mặt tích cực, nêu gương người tốt có xu hướng giảm, trong khi tin bài phản ánh mặt tiêu cực, tồn tại, hạn chế ngày càng tăng tạo dư luận không tốt

Xem thêm:địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachi sua tu lanh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi                Thanh Hà đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch vải sớm

Tại hội nghị, đại diện Ban An toàn giao thông (ATGT) của tỉnh đã báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự ATGT quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II. Đồng thời, đề nghị các cơ quan trong khối tuyên truyền đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và ý thức chấp hành của người tham gia giao thông cũng như huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT. Trong đó, phát huy thế mạnh cảu hệ thống Đài Phát thanh cấp huyện và Đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn để tuyên truyền sâu rộng tới tất cả người dân. Báo Hải Dường và Đài Truyền hình tỉnh thường cuyên đăng tải các thông điệp, video clip hoặc các tiểu phẩm của UB ATGT quốc gia, cập nhật các tin tức về tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được phối hợp với các cơ quan như Ban Tuyên giáo các cấp, Đoàn Thanh niên, ngành giáo dục…để tuyên truyền tới các chi, đảng bộ, các trường học…

Trong khuôn khổ hội nghị, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông tin về tiến độ và kết quả công tác tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao 2 cấp(huyện, xã) lần thứ VIII năm 2017 và công tác chuẩn bị đăng cai tổ chức giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2017. Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan báo chí phối hợp để tuyên truyền tốt các hoạt động, đặc biệt là giải đấu mang tính quốc tế như giải Bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2017 với số lượng các đoàn vận động viên, trọng tài, khách mời lên tới 1.000 người. Giải dự kiến được khai mạc vào tối 8/7/2017 và thi đấu đến hết ngày 15/7/2017.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan báo chí cần phối hợp tốt với các địa phương, tăng cường tuyên truyền về các mặt tích cực, các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực nhằm nhân rộng các cách làm hay, cổ vũ người dân tích cực học tập, lao động sản xuất. Về các vấn đề trọng tâm trong công tác tuyên truyền báo chí tháng 5, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan trong khối tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung như: Việc triển khai, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của trung ương và của tỉnh về phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công tác cải cách thủ tục hành chính, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tuyên truyền chào mừng các sự kiện, các ngày kỷ niệm lớn của quốc gia, ngành, địa phương; tuyên truyền việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh năm 2017…

Thanh Hà đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch vải sớm

Những ngày này, huyện Thanh Hà đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch vải sớm. Vải đầu vụ bán được giá, sản lượng cao hơn trung bình các năm nên người dân rất phấn khởi.
Gia đình chị Bùi Thị Tin ở thôn Phúc Giới (xã Thanh Bính) có hơn 1 mẫu vườn trồng vải,  chủ yếu là các giống vải sớm. Năm nay, thời tiết không thuận đối với trà vải thiều và tàu lai nên tỷ lệ ra hoa và đậu quả đạt rất thấp, nhưng bù lại, các trà vải sớm lại sai quả hơn. Chị Tin cho biết: “Cách đây vài hôm, gia đình tôi bán cho thương lái hơn 2 tạ vải u trứng với giá 50.000 đồng/kg, thu được trên 10 triệu đồng. Mức giá này cao hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với năm ngoái. Hiện nay, trong vườn nhà tôi còn khoảng 2 - 3 tạ vải u trứng, thương lái hẹn mấy hôm nữa vải chín họ sẽ đến mua nốt”.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu ,sua chua tu lanh hitachibao hanh tu lanh hitachi


Với kinh nghiệm trên 30 năm trồng vải, ông Nguyễn Xuân Thình ở thôn Ngọc Điểm (xã Trường Thành) chia sẻ: “Đây là năm mà vườn vải u trứng của gia đình tôi được mùa nhất trong vòng 16 năm trở lại đây. Những năm trước, tỷ lệ đậu quả của trà vải này chỉ đạt trung bình từ 30 - 40%, thậm chí có năm còn mất trắng, nhưng năm nay tỷ lệ đậu quả đạt từ 80 - 90%”.

Ông Thình cho rằng, năm nay thời tiết ấm và ít mưa, tạo thuận lợi cho giống vải u trứng ra hoa, đậu quả. Gia đình ông Thình có trên 1 mẫu trồng vải, trong đó 75% diện tích là vải u trứng và u hồng. Tuy vải tàu lai và vải thiều mất mùa nhưng tổng sản lượng vải của gia đình ông năm nay cũng đạt trên 3 tấn, trong đó khoảng 2 tấn là vải u trứng, dự kiến gần 1 tuần nữa sẽ cho thu hoạch rộ.
Theo các nhà vườn, vải đầu mùa tiêu thụ rất thuận lợi, lại có giá bán cao. Vải chủ yếu được xuất đi Hà Nội, Hải Phòng. Đối với những hộ có vải u trứng như gia đình ông Thình, khi vải mới bắt đầu báo mã đã có người đến đặt mua, chỉ chờ vải chín là thương lái đến thu hoạch. Năm nay, dự kiến ông Thình thu được từ 70 - 80 triệu đồng từ vải sớm.

Anh Nguyễn Văn Vũ, một thương lái ở xã Thanh Xuân đã có nhiều năm thu mua vải sớm tiêu thụ tại thị trường Hà Nội cho biết: “Mặc dù hiện đã có nhiều nơi trồng được vải sớm, nhưng vải sớm của huyện Thanh Hà vẫn có giá cao và được khách hàng ưa chuộng nhất, vì quả to, mẫu mã đẹp, có vị ngọt đượm và không bị chát. Hằng năm, cứ vào thời điểm vải u trứng chuẩn bị thu hoạch là chúng tôi lại tìm đến các nhà vườn để đặt mua, đặc biệt là vào các dịp rằm, mùng 1”.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, toàn huyện hiện có hơn 1.000 ha vải sớm các loại, tập trung chủ yếu ở các xã của khu Hà Đông như Thanh Bính, Thanh Cường, Trường Thành, Hợp Đức... Hiện nay, trà vải u trứng đang cho thu hoạch, giá bán từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, cao hơn từ 5.000-7.000 đồng/kg so với năm ngoái. Hiện trà vải u hồng cũng đang trong giai đoạn đẫy cùi, một số diện tích đã báo mã, dự kiến sẽ cho thu hoạch sau gần 1 tháng nữa. Theo đánh giá, tổng sản lượng vải sớm năm 2016 của huyện đạt khoảng 13.000 tấn, thì năm nay có thể cao hơn khoảng 30%.

Để bảo đảm năng suất và chất lượng quả vải, các cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân chỉ nên thu hoạch vải khi đã đủ độ chín. Thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, tích cực phòng trừ các loại sâu bệnh hại bằng các loại thuốc đặc hiệu và ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 14 ngày.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Hiện nay Cẩm Khê có 87 hồ đập và 7 tuyến đê chính nhưng một số hồ đập

Là huyện có sông Thao, sông Bứa chạy qua, nhiều hệ thống kênh, ngòi, ao hồ trũng thấp, hiện tượng ngập, úng thường xuyên xảy ra vào mùa mưa bão nên để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai bão lũ gây ra, huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ( PCTT, TKCN ) thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các phương án phòng chống thiên tai bão lũ đã đề ra.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,sửa tủ lạnh hitachi,, sửa tủ lạnh samsung
Nhà máy Gạch tuynel ở xã Lê Lợi (Gia Lộc) đang được chủ đầu tư khẩn
Năm 2016, do ảnh hưởng của thiên tai,một số tuyến đê đã bị hư hại như vị trí đê hữu Ngòi Giành đoạn qua xã Tiên Lương bị sạt lở 24m đê, tuyến đê bối sông Bứa, xã Đồng Lương do ảnh hưởng cơn bão số 3 đã gây sạt lở 189m đê. Tuy vậy, do công tác xử lý, khắc phục kịp thời nên đã hạn chế hậu quả thiên tai, ước tính giá trị thiệt hại trong năm vừa qua do thiên tai gây ra trên địa bàn toàn huyện là gần 14 tỷ đồng.
Hiện nay Cẩm Khê có 87 hồ đập và 7 tuyến đê chính nhưng một số hồ đập đang thiếu sự đầu tư, cải tạo, nâng cấp, khả năng chống chịu bão lũ kém, tiêu biểu như hồ Ban, xã Tiên Lương với dung tích 1,7 triệu m3 nằm ở vị trí cao đang bị xuống cấp trầm trọng.Hệ thống đê ngòi Me, ngòi Giành, các tuyến đê bối tại xã Phương Xá, Tình Cương, Đồng Lương thường xuyên chịu ảnh hưởng của các đợt lũ sông gây nguy cơ mất an toàn đến hệ thống đê điều, tình trạng sạt lở bờ, vở sông vẫn còn diễn ra ở một số vị trí thuộc bờ hữu sông Thao, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, đe dọa đến tài sản và tính mạng của nhân dân.
Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa mưa bão năm nay đến sớm hơn trung bình nhiều năm, lũ ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện nhiều hơn, đỉnh lũ tương đương với năm 2016. Bước vào mùa mưa bão 2017, Cẩm Khê đã chủ động chỉ đạo các phòng, ban, địa phương và các đơn vị tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm “ Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, trong đó lấy phòng tránh là chủ yếu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, giao cơ quan thường trực là Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức trực 24/24 trong mùa mưa bão.
Ngay từ thời điểm này, từng thành viên trong Ban chỉ huy PCTT, TKCN của huyện phụ trách địa bàn các xã, thường xuyên nắm tình hình, kiểm tra các điểm đồi, núi có nguy cơ sạt lở, xảy ra lũ quét, các tuyến đê, hồ chứa xung yếu, nguy hiểm, tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm đối với các công trình hồ chứa có dấu hiệu bị hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn. Với những công trình đang thi công yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng để đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão, còn các công trình chưa có ngồn vốn để tu sửa thì lên phương án di dời, đảm bảo an toàn cho nhân dân nếu có lũ tràn về, thực hiện tốt công tác ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh theo phương châm “4 tại chỗ”. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT, TKCN huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho nhân dân, triển khai thực hiện Luật phòng chống thiên tai nhằm từng bước nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống thiên tai, tổ chức tập huấn, luyện tập cho các lực lượng tham gia hộ đê, đập và tìm kiếm cứu nạn.
Diễn biến của thời tiết, thiên tai luôn khó lường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, vì vậy, công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đã và đang tiếp tục được huyện Cẩm Khê chỉ đạo sát sao, chống tư tưởng lơ là, chủ quan nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản khi có thiên tai xảy ra.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định P3

Ở tỉnh, ngoài việc chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt, đúng quy định, có hiệu quả những quy định của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã quan tâm ban hành chính sách riêng vừa đúng với quy định của Trung ương, vừa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi    Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định P2

Tuy vậy, trên thực tế cũng còn những hạn chế nhất định như: công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cán bộ chưa kịp thời. Công tác chỉ đạo, điều hành, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức của một số địa phương chưa phù hợp, tình trạng người nhiều việc, người ít việc vẫn còn xảy ra, chưa thực sự tạo được động lực cho cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phát huy hết năng lực của mình trong công tác. Những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố chất lượng chưa đồng đều, dẫn đến người nhiều, hiệu quả công việc thấp.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố, Sở Nội vụ đã đề xuất một số kiến nghị với trung ương, với tỉnh để việc thực hiện các quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND tỉnh đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đạt kết quả hơn nữa, cụ thể: Đề nghị trung ương sửa đổi Nghị định 92 ngày 20/12/2009 của Chính phủ cho phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đề nghị Quốc hội xem xét một số tiêu chí riêng đối với cấp xã có điều kiện đặc thù (quy mô dân số, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội...) để được bố trí tăng thêm 1 Phó Chủ tịch UBND, đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc; cần thống nhất chỉ định một cơ quan quy định về người hoạt động không chuyên trách, tránh tình trạng cơ quan, đơn vị, bộ, ngành nào cũng ban hành chức danh người hoạt động không chuyên trách như hiện nay, dẫn đến có quá nhiều người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; đề nghị HĐND tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc UBND các huyện, thành phố ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn của công chức cấp xã...
Với tinh thần thẳng thắn, dân chủ, trách nhiệm, các thành viên trong đoàn giám sát đã trao đổi, làm rõ hơn một số vấn đề: Việc tham mưu giúp tỉnh bố trí cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; việc đánh giá xếp loại đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố; chính sách thu hút cán bộ, công chức cấp xã; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố...
Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Trần Hồng Quảng, TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát khẳng định: Sở Nội vụ đã làm tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai thực hiện Luật, Nghị định và các văn bản của Trung ương, đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. 

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định P2

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Trần Hồng Quảng, TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá thành phố đã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật và Nghị quyết của HĐND tỉnh về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân dân phố trên địa bàn thành phố Ninh Bình.
Trong đó việc quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và các chế độ chính sách cho họ được thành phố thực hiện nghiêm túc.
Xem thêm:  tram bao hanh tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh cũng cho rằng hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân dân phố trên địa bàn thành phố Ninh Bình đông nhưng chưa thực sự mạnh, còn một số ít cán bộ, công chức tinh thần, trách nhiệm làm việc chưa cao; việc bố trí cán bộ kiêm nhiệm chức danh còn ít; việc bố trí cán bộ, công chức ở một số chức danh có chuyên môn đào tạo chưa thật sự phù hợp, đúng vị trí công tác... Do đó việc tinh giản bộ máy là cần thiết, đề nghị thành phố tiếp tục quan tâm thực hiện tốt vấn đề này.

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát cũng trao đổi làm rõ hơn một số kiến nghị của thành phố. Ghi nhận các ý kiến phát biểu giải trình làm rõ của các đại biểu đại diện lãnh đạo ngành chức năng của thành phố; tiếp thu các ý kiến kiến nghị của các thành phố, Đoàn tổng hợp để báo cáo HĐND tỉnh.
• Chiều cùng ngày, HĐND tỉnh đã có buổi giám sát tại Sở Nội vụ về việc thực hiện các quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND tỉnh đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số biên chế cán bộ, công chức cấp xã toàn tỉnh là 3.129 người, so với quy định của tỉnh, hiện còn thiếu 43 người, tuy nhiên lại thừa 20 phó chủ tịch UBND cấp xã do thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đến nay chưa bố trí chuyển đổi được.

Số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh là 7.492 người. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cả cấp xã và thôn, tổ dân phố còn cao, nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định Trung ương và của tỉnh giao.

Trong những năm qua, Đảng , Nhà nước đã có nhiều quan tâm thông qua việc ban hành hàng loạt những văn bản quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, người làm việc không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Điều quan trọng là những văn bản sau khi ban hành có nội dung quy định chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và có chính sách chế độ cởi mở và quan tâm hơn.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định

Sáng ngày 10/5, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện các quy định của Pháp luật và Nghị quyết của HĐND tỉnh về cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân dân phố trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Đồng chí Trần Hồng Quảng, TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn.
Cùng tham gia đoàn giám sát có đồng chí Lê Hữu Quý, TVTU, Bí thư Thành ủy Ninh Bình, Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh tại thành phố Ninh Bình, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Nội vụ; đại diện một số Ban của HĐND tỉnh.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung
Xã Cẩm Vũ đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện nhiều giải pháp P2

Theo báo cáo của UBND thành phố Ninh Bình: Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 149 cán bộ, 154 công chức cấp xã; 2.768 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố, trong đó có 66 người kiêm nhiệm chức danh.
Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân phố được thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của trung ương, của tỉnh.
Thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh đối với những người hoạt đông không chuyên trách theo Nghị quyết 34 của HĐND tỉnh.

Thực hiện Đề án thí điểm thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh những người hoạt động không chuyên trách tại phường Thanh Bình, phường Tân Thành. Kết quả, 2 đơn vị trên đã giảm được 70 người hoạt động không chuyên trách. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Từ thực tế thực hiện các quy định của pháp luật và Nghị quyết của HĐND tỉnh về cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, tổ dân dân phố trên địa bàn, thành phố Ninh Bình nhận thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó thành phố kiến nghị với tỉnh một số vấn đề để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Tại buổi giám sát, các thành viên trong đoàn đã trao đổi làm rõ hơn một số vấn đề về: việc đánh giá xếp loại đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; số lượng từng chức danh công chức; hiệu quả của việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về quy định số lượng, chức danh và mức phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; chính sách riêng của thành phố về việc thí điểm mức phụ cấp được hưởng cho những chức danh kiêm nhiệm...

Xã Cẩm Vũ đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện nhiều giải pháp P2

Tháo gỡ khó khăn: Chia sẻ về những khó khăn khi thực hiện các tiêu chí còn thiếu, ông Đào Đức Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Vũ cho biết: "Khó khăn lớn nhất hiện nay là chúng tôi phải huy động được khoảng 27 tỷ đồng cho việc thực hiện các công trình. Đây là số tiền rất lớn so với khả năng thực tế của địa phương".

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,  sửa chữa tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh samsung
Xã Cẩm Vũ đang tập trung mọi nguồn lực thực hiện nhiều giải pháp

Để có kinh phí xây dựng các công trình trên, Cẩm Vũ đã đề ra nhiều giải pháp, không chỉ phát huy nội lực mà còn phải biết dựa vào ngoại lực. Xã đã quy hoạch được 57 suất đất ở 2 khu vực là Cầu Mang và sau Trường THPT Tuệ Tĩnh để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, xã cũng thống kê hàng nghìn m2 đất dôi dư, xen kẹp để xử lý lấy tiền xây dựng các công trình.

Hiện nay, xã đã đề nghị các đơn vị thi công ứng trước vốn xây dựng các công trình. Đại diện Công ty TNHH Phúc Thành (Ninh Giang), đơn vị thi công Trường Mầm non Cẩm Vũ cho biết: "Chúng tôi biết địa phương đang khó khăn về nguồn vốn nên đã tự bỏ vốn ra xây thêm phòng học để trường đạt chuẩn. Xã đã có thỏa thuận về việc trả nợ cho phù hợp với điều kiện của địa phương".

Ngoài các nguồn vốn trên, Cẩm Vũ còn lồng ghép việc xây dựng công trình vào các dự án hỗ trợ. Để nâng cấp, cải tạo chợ trung tâm, xã đã tranh thủ sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Theo đó, dự án sẽ hỗ trợ địa phương 50% kinh phí (khoảng 750 triệu đồng) và nhân công, kỹ thuật cải tạo chợ. Các công trình khác như sân vận động, nhà văn hóa trung tâm xã cũng được địa phương lồng ghép trong các chương trình hỗ trợ của tỉnh để giảm bớt khó khăn về kinh phí. Bên cạnh đó, xã cũng tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân để họ có điều kiện  đóng góp xây dựng NTM.
Theo tổng hợp của Cục Chăn nuôi, hiện giá thịt lợn hơi đã tăng trung bình 5.000-7.000 đồng/kg; giá bán thịt lợn giảm 10-30%.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nhờ những giải pháp cụ thể hỗ trợ người chăn nuôi lợn, giá thức ăn chăn nuôi cũng đã giảm bình quân 200 đồng/kg; lãi suất tín dụng giảm và ngân hàng tiếp tục cho vay mới.
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các Sở NN&PTNT khẩn trương tổng hợp kết quả triển khai các giải pháp giải cứu ngành chăn nuôi lợn; thống kê nhanh số lượng lợn nái và lợn thịt trong sản xuất, giá bán lợn hơi, công suất giết mổ, hệ thống kho lạnh, các chuỗi sản xuất thịt lợn…