Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Ban Chỉ huy quân sự huyện Kinh Môn bàn giao nhà đồng đội tặng đại úy Trần Văn Bình

Mỗi ngôi nhà có diện tích từ 110 - 250 m2. Tổng vốn đầu tư 500 - 700 triệu đồng/nhà, trong đó mỗi Ban Chỉ huy quân sự hỗ trợ 70 triệu đồng/nhà.
Ngày 22-2, Ban Chỉ huy quân sự huyện Kinh Môn bàn giao nhà đồng đội tặng đại úy Trần Văn Bình (ở xã Long Xuyên), nhân viên Ban Chính trị, Ban Chỉ huy quân sự huyện; Ban Chỉ huy quân sự huyện Gia Lộc bàn giao nhà đồng đội tặng thượng úy Phạm Văn Trụ (ở thị trấn Gia Lộc), nhân viên Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy quân sự huyện. Cả hai người đều có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Mỗi ngôi nhà có diện tích từ 110 - 250 m2. Tổng vốn đầu tư 500 - 700 triệu đồng/nhà, trong đó mỗi Ban Chỉ huy quân sự hỗ trợ 70 triệu đồng/nhà.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi tai ha noi ,sua tu lanh samsung
33 công trình đoạt giải tại Giải thưởng Khoa học-Công nghệ Côn sơn lần thứ IV


Đến nay 5 trong số 6 ngôi nhà đồng đội được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phát động hỗ trợ xây dựng nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Tỉnh đội và 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ đã được hoàn thiện và trao tặng các gia đình.
TS. Trần Đình Ngôn (SN 1942, quê ở xã An Bình, Nam Sách) là một trong 10 tác giả vừa được Chủ tịch nước ký quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Được mệnh danh là "vua chèo", TS. Trần Đình Ngôn đã sáng tác hơn 100 vở chèo, trong đó 100 vở đã được dàn dựng và công diễn. Những tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh của ông là 3 kịch bản sân khấu: "Duyên nợ ba sinh", "Nàng chúa ong", "Những vần thơ thép". Năm 2007, ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

TS. Trần Đình Ngôn đã sáng tác và tham gia dàn dựng cho Nhà hát Chèo tỉnh hàng loạt vở chèo về các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa là người Hải Dương hoặc gắn bó với quê hương Hải Dương như: “Vạn Kiếp truyền thư” (về Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo), “Côn Sơn hiền sĩ” (về Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi), “Nam Dược thánh nhân” (về Đại danh y-thiền sư Tuệ Tĩnh), “Nữ sĩ Ngọc Toàn” (về Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ), “Lưỡng quốc trạng nguyên” (về Mạc Đĩnh Chi)...
Trong bối cảnh hiện nay, thiết tưởng nhắc lại lời dạy của Bác là hết sức cần thiết. "Sẵn lòng công ích" chính là sống có ý thức vậy.
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, từ thời tiết đến đời sống, cây trồng, vật nuôi... đã và đang đòi hỏi mỗi người cần nâng cao ý thức sống hơn nữa, hãy bảo vệ môi trường từ việc làm nhỏ nhất.

Ngoài nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu, có lỗi do chính con người góp phần gây ra. Lỗi lớn là do quản lý và phát triển kinh tế thiếu quy hoạch. Còn các lỗi nhỏ do từng người hằng ngày, hằng giờ ngang nhiên gây ra. Chỉ nói riêng về túi nilon, mỗi ngày một gia đình nước ta sử dụng khoảng 10 cái, nào túi đựng rau, túi đựng thịt... tạo nên một đống rác khổng lồ và rất khó tiêu hủy. Rác thải, mẩu thuốc lá vứt đầy công viên, bệnh viện. Người ta khạc nhổ bừa bãi, tiểu tiện ngay bên vệ đường...

Để khắc phục các hiện tượng trên, nhiều tổ chức đã coi trọng việc tuyên truyền, vận động mọi người "sống ý thức", nhất là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đã hình thành một số hình mẫu được báo chí nêu gương. Ở Hà Nội, có Câu lạc bộ "Tình nguyện trẻ" ở Hồ Gươm, Câu lạc bộ "Thắp sáng niềm tin" ở hồ Thiền Quang, chia nhau lượm nhặt túi nilon, ve chai. Một số sinh viên đã lập nhóm "biến ve chai, giấy vụn thành học phí", rất có ý nghĩa. Đi du lịch thì hết sức coi trọng việc thân thiện với đồng bào địa phương, cảnh quan thiên nhiên. Họ khẳng định: đi là để khám phá đất nước, phong cảnh, phong tục tập quán, nhưng "không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân". Một tờ báo nêu gương cụ Nguyễn Văn Minh (khu tập thể Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, quận Thanh Xuân, Hà Nội), trong mười năm ròng rã đi bộ tổng cộng 4 vạn km để bóc các biển quảng cáo dán suốt chiều dài đường Nguyễn Trãi... "Rác" loại này lại do người đứng đầu một số công ty, doanh nghiệp, tổ chức nghĩ ra, phát tờ rơi khắp phố, dán quảng cáo kín các cột điện, bức tường. Thật đáng trách!

Thực ra, sống ý thức là một đòi hỏi của thực tiễn, Bác Hồ là người sớm nhắc nhở chúng ta về việc này. Ngay trong những năm còn kháng chiến chống Pháp, nhiều gian nan, thiếu thốn, Bác đã viết bài "Đời sống mới", ký bút danh Tân Sinh. Bài báo không dài quá 350 chữ, nêu nhiều vấn đề lớn của cuộc sống lúc đó, nhưng đã coi trọng về ý thức sống: Một là, sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì có lợi cho nước phải ra sức làm. Việc gì hại cho nước phải hết sức tránh. Hai là, sẵn lòng công ích. Bất cứ việc to, việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm. Thí dụ, thấy một nhành gai nằm giữa đường, ta lượm vứt đi cho người khác khỏi dẫm phải. Thế cũng là công ích. Cuối bài, Bác nhấn mạnh: Ai cũng làm như thế thì tự nhiên nước Việt Nam ta trở thành một nước mới, một nước văn minh.

Trong bối cảnh hiện nay, thiết tưởng nhắc lại lời dạy của Bác là hết sức cần thiết. "Sẵn lòng công ích" chính là sống có ý thức vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét