Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Gốm Chu Đậu hồi sinh và phát triển (*)

Gốm Chu Đậu hồi sinh và phát triển (*)
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sau hơn bốn trăm trăm năm thất truyền, nghề gốm Chu Đậu lại được những con người đất gốm gây dựng, hồi sinh.

Gốm Chu Đậu đã và đang phát triển lên tầm cao mới gắn với sự phát triển của doanh nghiệp gốm Chu Đậu. Mang đậm nét văn hóa thuần Việt với những đặc trưng tinh xảo, gốm Chu Đậu đã trở thành biểu trưng của Nam Sách nói riêng, của tỉnh Hải Dương và của đất nước Việt Nam nói chung.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,    bảo hành tủ lạnh hitachi , , sửa tủ lạnh samsung

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân vận 2016


Chu Đậu là một trong những cái nôi của nghề Gốm Việt Nam. Theo các nhà khảo cổ học, gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 17, sau đó bị thất truyền. Sự kiện đặc biệt ghi dấu sự trở lại của dòng gốm nổi tiếng một thời, đó là bức thư của Tùy viên văn hóa Nhật Bản Makoto Anabuki gửi Tỉnh ủy Hải Dương nhờ thẩm định nguồn gốc chiếc bình gốm cổ lưu giữ tại Viện Bảo tàng Topkapi Saray (Istambul - Thổ Nhĩ Kỳ). Bình dáng hình củ tỏi, cao 54 cm, được trang trí hoa sen và cúc dây. Trên vai bình có ghi 13 chữ Hán “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”, nghĩa là “Năm Thái Hòa thứ tám (1450), tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý vẽ”.
Điều này đã giúp các cơ quan chức năng thúc đẩy việc sưu tầm những dấu vết về làng gốm cổ tại khu vực Nam Sách. Cụ Nguyễn Văn Thăng ở thôn Chu Đậu (xã Thái Tân), năm nay 84 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn khi kể về những lần cụ được tham gia đón tiếp, được chứng kiến các đoàn khảo cổ trong và ngoài nước, các nguyên thủ quốc gia về Chu Đậu những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước để tìm lại dòng gốm cổ bị vùi sâu trong lòng đất. Hàng trăm đế lò gốm và nhiều cổ vật gốm đã được khai quật. Năm 1992, “khu sản xuất Gốm cổ Chu Đậu” đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đến năm 2001, với sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh Hải Dương, của huyện Nam Sách, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã thành lập Xí nghiệp Gốm Chu Đậu (nay là công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu) nhằm phục hồi và phát triển gốm Chu Đậu. Nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định gắn bó với công việc truyền nghề gốm ngay từ ngày đầu công ty thành lập kể lại: Những ngày đầu, ông Nguyễn Văn Quế, khi ấy là chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện cùng ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Hapro) - một người con của quê hương Nam Sách đã rất tâm huyết để công ty được thành lập và đi vào hoạt động. Ban đầu ông Thắng đảm nhận vai trò lãnh đạo công ty, kế tiếp đó những người đứng đầu công ty không phải ai khác mà cũng chính là những người con quê hương Nam Sách: ông Nguyễn Văn Lưu và nay là ông Nguyễn Hữu Thức. Người thợ làm gốm cũng chủ yếu là con em Nam Sách được tuyển chọn và đào tạo. Họ là những người có trái tim đầy nhiệt huyết, lòng yêu nghề và bàn tay tài hoa đã thổi hồn vào đất hóa thành các sản phẩm gốm mang hồn thiêng xứ sở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét