Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Tăng cường kiểm soát tải trọng xe

Tăng cường kiểm soát tải trọng xe
Những năm qua, các lực lượng chức năng của tỉnh mà nòng cốt là Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã kiên quyết xử lý ô tô chở quá tải trọng.
Có một số ý kiến cho rằng việc kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) đã làm tăng chi phí vận tải, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cần có cái nhìn khách quan, đầy đủ về KSTTX, nhất là trong việc góp phần bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn giao thông đường bộ.

Xem thêm:  trung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi , sua tu lanh hitachi tai ha noisửa cửa cuốn     

Nhiều hộ chăn nuôi "ủ hàng" chờ tăng giá


Việc vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay chủ yếu thực hiện bằng đường bộ, với phương tiện chính là ô tô. Để giảm giá, nhiều chủ xe cố tình chở quá tải trọng. Ô tô bị cơi nới thành thùng, độn thêm nhíp, khung sườn xe được gia cố thêm… Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh đã từng xử lý một chủ phương tiện chở quá tải đến 600%. Hậu quả là đường nhanh chóng xuống cấp, thị trường vận tải bị méo mó do giá không phản ánh hết chi phí. Ngoài ra, tai nạn giao thông tăng, cả năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 268 vụ tai nạn và va chạm giao thông làm 193 người chết, 151 người bị thương. So với năm 2015, tai nạn giao thông tăng 32 vụ (20,1%), tăng 31 người chết (19,1%) và tăng 8 người bị thương (6%).

Trong khi vận tải đường bộ phát triển nóng thì vận tải đường thủy, đường sắt gần như "dậm chân tại chỗ". Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ trước với khổ ray 1 m đã lỗi thời. Hệ thống bến cảng, luồng lạch chưa được đầu tư bài bản. Vận tải đường thủy, đường sắt phát triển chậm một phần do sự cạnh tranh không lành mạnh của vận tải đường bộ.

Nhà nước không phải lúc nào cũng đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ cho vận tải ô tô, nên phải kêu gọi các nguồn lực khác. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến phát triển đường bộ để xây các trạm thu phí nhằm hoàn vốn làm đường. Nếu cứ tiếp tục thu hồi đất làm thêm đường thì đến một lúc nào đó sẽ không còn đủ đất để phát triển kinh tế, nông nghiệp, xây dựng nhà máy, nhà ở... Để làm 40 km đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua tỉnh Hải Dương đã phải thu hồi trên 400 ha đất nông nghiệp, tương đương diện tích đất nông nghiệp của một xã loại trung bình. Giá vận tải đường bộ nếu không phản ánh đúng chi phí sẽ không có nhà đầu tư quan tâm bỏ vốn vào đường sắt, đường thủy.

Có thể thấy, nếu KSTTX tốt sẽ góp phần giúp Nhà nước không cần đầu tư cấp tập để xây dựng các tuyến đường, dành kinh phí xây dựng các công trình thiết yếu khác. KSTTX còn giúp khai thác tốt khả năng lưu thông hàng hóa của đường sắt và đường thủy. Qua đó sẽ góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vốn đang bị xuống cấp nhanh chóng. Tỉnh cần tạo điều kiện hơn nữa để ngành giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt việc KSTTX. Về lâu dài, việc KSTTX sẽ làm giá vận tải bằng đường bộ về đúng chi phí bỏ ra, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Khi đó, chỉ những doanh nghiệp, chủ xe có năng lực quản trị tốt, giảm chi phí thì mới giảm được giá vận chuyển, chứ không thể giảm giá vận chuyển bằng cách chở quá tải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét