Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Làm giàu kho hiện vật bảo tàng

Làm giàu kho hiện vật bảo tàng
Trong những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã làm tốt việc vận động hiến tặng hiện vật góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Xã hội hóa hiến tặng hiện vật
Bảo tàng tỉnh được thành lập năm 1988, là nơi lưu giữ, bảo quản nhiều tài liệu, hiện vật quý về lịch sử, xã hội của tỉnh và đất nước từ thời kỳ dựng nước đến nay. Đáng chú ý là trống đồng Hữu Chung đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015, tiền cổ các triều đại, hệ thống mộ cổ từ đầu công nguyên đến thế kỷ 18, súng thần công có niên đại năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), gốm Chu Đậu…

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung , sửa cửa cuốn

Nông dân lao đao vì trời ấm


Trong những năm qua, việc sưu tầm làm giàu kho tư liệu luôn được Bảo tàng tỉnh coi trọng. Theo ông An Văn Mậu, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, trước kia, các đơn vị, địa phương, cá nhân có hiện vật nhiệt tình ủng hộ khi bảo tàng sưu tầm. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, các hiện vật, đặc biệt là các cổ vật có giá trị lịch sử, mỹ thuật và kinh tế thường được những người sở hữu quy ra tiền, khiến việc sưu tầm gặp rất nhiều khó khăn do kinh phí hạn hẹp. Ngoài sưu tầm theo cách thông thường, có lúc Bảo tàng tỉnh phải tự làm giàu thêm kho tàng hiện vật thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học.

Trước thực trạng trên, Bảo tàng tỉnh đã phát động, kêu gọi xã hội hóa (XHH) việc hiến tặng hiện vật. Đây là cách làm mới, đi đầu trong hệ thống các bảo tàng khảo cứu địa phương. Năm 2012, nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bảo tàng tỉnh phát động đợt hiến tặng các kỷ vật lịch sử. Chỉ sau hơn một tháng, đơn vị đã nhận được gần 100 đơn vị tài liệu, hiện vật có giá trị như kỷ vật kháng chiến, ảnh, sách, báo, tư liệu, các đồ dùng cá nhân của các đồng chí lão thành cách mạng, cựu tù chính trị tại nhà tù Phú Quốc, Côn Đảo, Hải Dương, các cựu chiến binh. Nhiều cá nhân tặng cổ vật có giá trị thời Hậu Lê, thời Nguyễn như tiền xu, đồ gốm.

Từ kết quả ban đầu, công tác XHH hiến tặng hiện vật được Bảo tàng tỉnh duy trì và ngày càng phát huy hiệu quả. Thông qua các cuộc trưng bày gắn với các sự kiện lịch sử, văn hóa của đất nước, của tỉnh vào dịp ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2, Quốc khánh 2-9, khởi lập Thành Đông, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23-11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12... Bảo tàng tỉnh phát động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hiến tặng hiện vật. Đơn vị cũng tổ chức trang trọng việc tiếp nhận và trao giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân hiến tặng khi tổ chức trưng bày.

Nâng trách nhiệm bảo tồn di sản

Từ khi triển khai, công tác XHH hiến tặng hiện vật tại Bảo tàng tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của người có hiện vật và các tầng lớp nhân dân. Khi được đơn vị đặt vấn đề, những người nắm giữ hiện vật đều sẵn sàng giúp đỡ, trao tặng. Theo thống kê, từ năm 2013 đến nay, mỗi năm Bảo tàng tỉnh nhận được hàng trăm hiện vật. Cụ thể, năm 2013, các tổ chức, cá nhân trao tặng gần 100 hiện vật, hiến tặng 137 hiện vật gốm và 1.000 đồng tiền xu cổ và năm 2015 hiến tặng gần 200 hiện vật… Tiêu biểu như cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng cờ Tổ quốc đã treo trên các điểm đảo của quần đảo Trường Sa; sư thầy Thích Diệu Mơ, trụ trì chùa Nhẫm Dương (Kinh Môn) hiến tặng 1.000 đồng tiền cổ và 5 lọ gốm...

Có người dân đào được hiện vật đã chủ động mang đến trao tặng. Năm 2000, gia đình ông Bùi Hồng Hải ở làng Vũ La, xã Nam Đồng (TP Hải Dương) đào thùng vôi phát hiện một gương đồng cổ có niên đại khoảng vào thời Lê (thế kỷ 15-16). Theo ông Hải, bước đầu gia đình xác định đó là một vật có giá trị nên đã đem đặt trang trọng trong tủ. Năm 2013, nghe tin Bảo tàng tỉnh phát động hiến tặng kỷ vật kháng chiến, ông đem trao tặng. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh phát hiện gương đồng cổ.

Đáng chú ý, tháng 12-2014, đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trao tặng Bảo tàng tỉnh lá cờ treo trên cột cờ Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang), điểm cực bắc của Tổ quốc. Lá cờ có diện tích 54 m2 (dài 9 m, rộng 6 m), tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang tặng tỉnh Hải Dương.

Nhờ làm tốt công tác XHH hiện vật, những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã thu thập được hàng nghìn đơn vị hiện vật do các tổ chức, cá nhân hiến tặng, làm giàu kho tàng lưu trữ. Nếu năm 2012, Bảo tàng tỉnh mới có trên 45.000 hiện vật các loại thì đến nay, kho lưu trữ đã có trên 48.000 đơn vị tài liệu, hiện vật, hình ảnh. Từ các tài liệu, hiện vật trên, những năm gần đây, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức những cuộc trưng bày, triển lãm chuyên đề mới lạ và hấp dẫn, thu hút hơn 10.000 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu mỗi năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét