Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Nhà máy Gạch tuynel ở xã Lê Lợi (Gia Lộc) đang được chủ đầu tư khẩn p2

Muộn còn hơn không  
Tháng 11.2009, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Lê Lợi đã họp và nhất trí cho Công ty TNHH Thương mại xây dựng và Xuất nhập khẩu Đồng Tâm thuê gần 24,4 ha đất để đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel. Ngày 14.12.2009, UBND huyện Gia Lộc có Tờ trình số 176/TT-UBND về việc đề nghị bổ sung quy hoạch sản xuất gạch tuynel trên địa bàn huyện Gia Lộc gửi Sở Xây dựng. Ngày 28.12.2009, Sở Xây dựng có công văn số 380/SXD-QLCL đồng ý với đề nghị của UBND huyện Gia Lộc bổ sung hơn 24,4ha đất nông nghiệp thuộc xã Lê Lợi vào quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng trong quy hoạch chung của tỉnh đến năm 2020.

Xem thêm:   trung tam bao hanh hitachi ha noi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội bao hanh tu lanh hitachi

Nhà máy Gạch tuynel ở xã Lê Lợi (Gia Lộc) đang được chủ đầu tư khẩn p2


Để thực hiện dự án này, xã Lê Lợi và huyện Gia Lộc đều đã có văn bản đề nghị cơ quan chuyên môn phê duyệt, nhưng đến thời điểm này lãnh đạo huyện Gia Lộc đã nhận thấy lò gạch tuynel xây dựng ngay giữa vùng sản xuất nông nghiệp không còn phù hợp. Ông Phạm Quang Hưởng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Lộc cho rằng có thể chấp nhận cho doanh nghiệp xây nhà xưởng, bãi tập kết gạch thành phẩm trên diện tích gần 6,4 ha, còn việc quy hoạch hơn 18 ha làm vùng nguyên liệu cần phải xem xét lại.

Theo ông Hưởng, nếu cứ để dự án đi vào hoạt động, hậu quả sau này sẽ rất nặng nề, có thể tiền thu được từ sản xuất gạch không bù lại được nguồn tài nguyên đất cũng như hậu quả về môi trường. “Gia Lộc đất chật người đông, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Nếu để khai thác vùng nguyên liệu trên đất nông nghiệp thì cái mất sẽ nhiều hơn cái được”, ông Hưởng nói.

Ông Hưởng cho biết thêm, hồ sơ dự án không đề cập tới việc sau khi hết thời hạn thuê 50 năm, khu quy hoạch trên sẽ được làm gì. Đất nông nghiệp sau khi bị đào xới, làm nguyên liệu sản xuất gạch chỉ còn lại thùng, vũng, mất khả năng phục hồi để trồng lúa, rau màu. Lớp đất màu dày chỉ khoảng 30-40 cm, dưới toàn cát, sỏi, phèn chua không thể chuyển sang nuôi thủy sản. “Hết thời gian thuê đất 50 năm, doanh nghiệp trả lại có thể toàn hồ ao, người dân biết làm gì trên diện tích đó?”, ông Hưởng lo lắng.

Việc xây dựng một nhà máy gạch tuynel, nhất là vùng nguyên liệu được quy hoạch ngay trên đất nông nghiệp ở Gia Lộc - một trong những địa phương sản xuất rau màu lớn nhất tỉnh có nguy cơ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bối cảnh trước đây, lãnh đạo huyện Gia Lộc đồng ý cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất gạch vì cho rằng dự án sẽ mang lại công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đến thời điểm này, tình hình đã thay đổi khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để dành cho phát triển công nghiệp cũng như quá trình đô thị hóa nhanh.

Theo quan điểm của chúng tôi, băn khoăn về dự án nhà máy gạch tuynel của lãnh đạo huyện Gia Lộc là có cơ sở bởi hậu quả để lại sau này có thể sẽ rất lớn. Quan điểm của lãnh đạo huyện Gia Lộc dừng dự án lò gạch tuynel được cho là dũng cảm, thà muộn còn hơn không. Để bảo đảm quyền lợi cho chủ đầu tư, UBND tỉnh nên xem xét việc di dời toàn bộ hệ thống nhà máy gạch và vùng nguyên liệu đến vị trí phù hợp hơn, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét