Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Hải Dương không thể có nền nông nghiệp công nghệ cao

Hải Dương không thể có nền nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) phát triển bền vững nếu việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao không được chú trọng.
Nhân lực chưa thể đáp ứng
Nhân lực cho nền NNCNC không cần đào tạo ồ ạt mà cần phải “tinh”. Người lao động có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các dịch vụ, quản lý hoạt động và vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm NNCNC. Có thể chia nguồn nhân lực NNCNC thành 2 nhóm. Nhóm cấp cao gồm các nhà khoa học, nghiên cứu viên, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên và nhóm phổ thông là những công nhân nông nghiệp. Hiện tại, Hải Dương chưa hình thành khu NNCNC mà mới là những mô hình của NNCNC quy mô nhỏ. Vì thế, cả 2 nhóm nhân lực trên cũng chỉ ở mức sơ khai. Tuy nhiên, để NNCNC tỉnh ta định hình và phát triển bền vững thì bài toán đào tạo nguồn nhân lực cần phải đặt ra và triển khai đồng bộ, bài bản. Đào tạo nhân lực NNCNC phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn. Chúng ta không thể đợi đến khi hình thành những khu NNCNC mới vội vàng đào tạo nguồn nhân lực. Công tác quy hoạch tổng thể nguồn nhân lực NNCNC cần phải đi trước một bước.

Xem thêm: địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachi,   bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh samsung
Lịch sử vẫn ghi dấu về mảnh đất và con người Nam Sách

Bác sĩ thú y, giảng viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) Phạm Thị Hương đã có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy kiến thức về chăn nuôi, thú y cho nông dân. Cô Hương thừa nhận hiện đào tạo nghề cho nông dân chỉ dừng lại ở những buổi hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt hay cách phòng bệnh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Nếu tỉnh cần một đội ngũ công nhân nông nghiệp làm việc cho các khu NNCNC thì chưa thể đáp ứng được. Do đó, giải pháp then chốt vẫn là phải đào tạo kiến thức NNCNC cho nông dân.

Phần lớn nông dân chỉ có kinh nghiệm, còn điều kiện  được tiếp xúc với NNCNC thì chưa có nhiều. Tuy nhiên, họ sẵn sàng học hỏi và hào hứng với việc chuyển giao, ứng dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất. “Nhà tôi đang nuôi tới 2.000 con gà chọi, mỗi năm đầu tư 400 triệu đồng cũng thu lãi về 200 triệu đồng. Nhưng tôi muốn chăn nuôi lớn hơn nên rất cần học hỏi các kiến thức khoa học kỹ thuật. Vì thế cứ có đơn vị nào về thôn mở hội thảo, hay mở lớp dạy nghề liên quan đến chăn nuôi là tôi đều đi học”, ông Dương Văn Lượng ở thôn Lũy Dương, xã Gia Lương (Gia Lộc) cho biết.

Không học hỏi qua các lớp dạy nghề, ông Nguyễn Văn Đàm ở thôn Đỗ Xá, xã Cao An (Cẩm Giàng) phải tự học trên mạng internet và đến Viện Cây lương thực và cây thực phẩm Việt Nam để nhờ cán bộ viện hướng dẫn công nghệ làm nhà lưới trong trồng trọt. Sau đó, ông Đàm là người đầu tiên ứng dụng thành công mô hình nhà lưới để trồng hoa và rau màu tại huyện Cẩm Giàng. “Hiện tại, tỉnh chưa có cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề trong NNCNC nên chúng tôi phải tự học rất vất vả”, ông Đàm chia sẻ.

Không chỉ thiếu cơ chế đào tạo nhóm công nhân nông nghiệp, hiện tại việc đào tạo nhóm chuyên gia NNCNC ở Hải Dương cũng thiếu và yếu. Một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh có đào tạo chuyên ngành nông nghiệp nhưng NNCNC thì chưa có. Trường Cao đẳng Hải Dương có Trung tâm Nông nghiệp với nhà màng, nhà lưới, hệ thống nước tưới tự động khá bài bản nhưng cũng chỉ là môi trường để sinh viên trải nghiệm chứ chưa có kế hoạch đào tạo kỹ sư NNCNC.

Đào tạo gắn với nhu cầu việc làm
Để triển khai đào tạo nguồn nhân lực NNCNC, tỉnh cần có quy hoạch tổng thể chương trình đào tạo nguồn nhân lực NNCNC. Hiện cả nước đã có 29 khu NNCNC tại 12 tỉnh, thành phố. Hải Dương có thể học hỏi kinh nghiệm quy hoạch đào tạo NNCNC từ một số tỉnh, thành này. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực NNCNC được đào tạo trong và ngoài nước về làm việc tại Hải Dương. Khuyến khích một số trường có thể đào tạo thêm chuyên ngành NNCNC.
Đối với nhóm đào tạo công nhân nông nghiệp cần gắn đào tạo với chuyển giao khoa học NNCNC. Tổ chức cho nông dân tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những mô hình NNCNC kiểu mẫu.
Được biết, hằng năm Hội Nông dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ đều tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân. Sau mỗi khóa học, nông dân được cấp chứng chỉ. Trên nền tảng này, Hải Dương nên lựa chọn để xây dựng những lớp đào tạo về NNCNC dài hạn và bài bản hơn. Song song với đó là cải tiến, nâng cao phương pháp giảng dạy, trình độ cho chính đội ngũ giảng viên. Tỉnh cũng nên bố trí nguồn ngân sách dài hạn c

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét