Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Lịch sử vẫn ghi dấu về mảnh đất và con người Nam Sách

Trong dòng chảy của thời gian, lịch sử vẫn ghi dấu về mảnh đất và con người Nam Sách. Trong đó có những vùng đất nổi danh với truyền thống cách mạng, mang nét văn hóa đặc sắc. Làng Đầu (xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách) là mảnh đất như vậy.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi hà nộisửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Sở VHTTDL đã điều tra diễn xướng liên quan tín ngưỡng đạo Mẫu p2

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, người dân làng Đầu xưa nay vẫn sáng danh truyền thống anh hùng cách mạng trong chiến đấu, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày một đổi mới phát triển. Nơi vùng đất linh thiêng này còn có di tích lịch sử văn hóa Đình Đầu - Một "địa chỉ đỏ cách mạng", một di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Làng Đầu hình thành cách đây trên dưới 600 năm, lúc đầu có tên là làng Đào thuộc xã Tạ Xá, Phủ Nam Sách, Tổng Cao Đôi. Làng Đầu có Đình Đầu - một Di tích Lịch sử Văn hóa được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng cấp Quốc gia năm 1992. Nơi đây được ghi dấu là một vùng cơ sở cách mạng của những năm 40 thế kỉ XX. Từ những năm 1940, Tạ Xá cũng như Đình Đầu trở thành cơ sở cách mạng quan trọng của liên tỉnh B. Là nơi ra đời của chi bộ đảng đầu tiên vào ngày 19/5/1940, là nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời Hải Dương, thành lập phủ ủy Nam Sách - hạt nhân lãnh đạo thành công Cách mạng ở Nam Sách cũng như tỉnh Hải Dương. Đơn vị tự vệ vũ trang của tỉnh cũng được thành lập tại đây và chính tại gầm sàn đình Đầu là kho vũ khí của đội tự vệ - lực lượng chủ công tham gia cách mạng ở Nam Sách giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Có thể nói cho đến nay, Đình Đầu luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân làng Đầu, xã Hợp Tiến nói riêng, người dân huyện Nam Sách nói chung bởi nơi đây là "Một địa chỉ đỏ cách mạng".

Về làng Đầu hôm nay, mỗi chúng ta đều cảm nhận rõ về sự đổi thay của vùng đất linh thiêng này. Người dân làng Đầu vẫn luôn phát huy truyền thống cách mạng, phát huy tinh thần đoàn kết chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển. Từ chỗ chỉ có 3 dòng họ, vài nóc nhà, hơn 5 chục nhân khẩu, đời sống khó khăn, đến nay làng Đầu đã phát triển trên 500 hộ gia đình với 1.600 nhân khẩu, gần 30 dòng họ lớn nhỏ về đây quần tụ gây dựng cơ nghiệp. Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu khi xưa, nay là phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, dân làng Đầu đã tích cực chuyển đổi các mô hình thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao. Những cánh đồng lúa lai, lúa chất lượng cao thẳng cánh cò bay, hay những cánh đồng mầu xanh mướt với hành, mủa, bí xanh đem lại giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng. Phong trào chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Từ một làng nghèo khó năm xưa nay, làng Đầu nay đã vươn mình trỗi dậy.
Cơ sở hạ tầng của làng Đầu được quan tâm đầu tư, kiên cố. Đến nay 100% tuyến đường trong làng đã bê tông; số hộ có đời sống khá và giầu trong làng ngày một tăng, số hộ nghèo giảm mạnh. Kinh tế phát triển, đời sống tin thần của người dân làng Đầu cũng được nâng lên. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân chú trọng. Hàng năm có trên 91% số hộ trong làng được công nhận là gia đình văn hóa; công tác vệ sinh môi trường được dân làng quan tâm; nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được thực hiện tốt. Làng Đầu hiện có nhiều con em có học hàm, học vị, tiến sỹ, cử nhân, nhiều người trong đó đang giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, làm bác sỹ, giáo viên....

Về làng Đầu giữa những ngày làng đang mở hội và tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm khởi dựng Đình Đầu, mỗi người con của làng Đầu lại dâng niềm tự hào bởi sự phát triển, đổi thay của quê hương; tự hào bởi mình được sinh ra tại mảnh đất anh hùng, văn hiến này. Làng Đầu hôm nay đã đang cùng với các làng khác của xã Hợp Tiến vươn sức thanh xuân của mình, góp phần xây dựng quê hương Hợp Tiến cách mạng, huyện Nam Sách anh hùng ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét